VATICAN. Sáng 13-5-2006, ĐTC đã tiếp kiến tân Đại sứ Bulgari cạnh Tòa Thánh, Ông Valentin Vassilev Bozhilov đến trình quốc thư.
Tân Đại sứ Bozhilov năm nay 65 tuổi (1941), đã từng phục vụ trong ngành ngoại giao Bulgari và lên tới cấp đại sứ. Trong những năm gần đây, Ông là giáo sư về công pháp quốc tế và hiến pháp tại đại học Hilendarski ở thành phố Plovdiv.
Trong diễn văn chào mừng ông tân đại sứ, ĐTC nhắc đến gia sản Kitô của đất nước Bulgari, với sự đóng góp của hai thánh anh em Cirillo và Metodio, mẫu gương về sự đối thoại giữa các nền văn hóa. Ngài cũng nhận định rằng: ”Bulgari đang chuẩn bị gia nhập Liên hiệp Âu Châu. Do lịch sử và văn hóa của mình, nhân dân Bulgari được mời gọi giữ một vai trò quan trọng trong việc góp phần mang lại cho đại lục chúng ta một đà tiến tinh thần mà nhiều khi đại lục này đang bị thiếu, ví dụ nhiều người trẻ ngày nay khó tìm được chỗ đứng của họ trong xã hội nhiều khi quá chú trọng đến sự tiêu thụ vật chất và tìm kiếm cuộc sống thoải mái theo chủ nghĩa cá nhân, trong lúc người trẻ đang cần những giá trị tinh thần và luân lý để kiến tạo nhân cách và chuẩn bị tham gia vào việc xây dựng xã hội”.
ĐTC cũng cầu mong rằng trong một thế giới bất định và xáo trộn như thế giới ngày nay, Âu Châu có thể trở thành chứng nhân và sứ giả về cuộc đối thoại cần thiết giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Lịch sử Âu Châu ghi đậm những cuộc chia rẽ và chiến tranh huynh đệ tương tàn, nhưng cũng có nhiều cố gắng để khắc phục chúng. Lịch sử ấy mời gọi Âu Châu chu toàn sứ mạng vừa nói, để áp ứng những mong đợi của bao nhiêu người nam nữ đang ước muốn được phát triển, dân chủ và tự do tôn giáo” (SD 13-5-2006)(Radio Vatican)
Tân Đại sứ Bozhilov năm nay 65 tuổi (1941), đã từng phục vụ trong ngành ngoại giao Bulgari và lên tới cấp đại sứ. Trong những năm gần đây, Ông là giáo sư về công pháp quốc tế và hiến pháp tại đại học Hilendarski ở thành phố Plovdiv.
Trong diễn văn chào mừng ông tân đại sứ, ĐTC nhắc đến gia sản Kitô của đất nước Bulgari, với sự đóng góp của hai thánh anh em Cirillo và Metodio, mẫu gương về sự đối thoại giữa các nền văn hóa. Ngài cũng nhận định rằng: ”Bulgari đang chuẩn bị gia nhập Liên hiệp Âu Châu. Do lịch sử và văn hóa của mình, nhân dân Bulgari được mời gọi giữ một vai trò quan trọng trong việc góp phần mang lại cho đại lục chúng ta một đà tiến tinh thần mà nhiều khi đại lục này đang bị thiếu, ví dụ nhiều người trẻ ngày nay khó tìm được chỗ đứng của họ trong xã hội nhiều khi quá chú trọng đến sự tiêu thụ vật chất và tìm kiếm cuộc sống thoải mái theo chủ nghĩa cá nhân, trong lúc người trẻ đang cần những giá trị tinh thần và luân lý để kiến tạo nhân cách và chuẩn bị tham gia vào việc xây dựng xã hội”.
ĐTC cũng cầu mong rằng trong một thế giới bất định và xáo trộn như thế giới ngày nay, Âu Châu có thể trở thành chứng nhân và sứ giả về cuộc đối thoại cần thiết giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Lịch sử Âu Châu ghi đậm những cuộc chia rẽ và chiến tranh huynh đệ tương tàn, nhưng cũng có nhiều cố gắng để khắc phục chúng. Lịch sử ấy mời gọi Âu Châu chu toàn sứ mạng vừa nói, để áp ứng những mong đợi của bao nhiêu người nam nữ đang ước muốn được phát triển, dân chủ và tự do tôn giáo” (SD 13-5-2006)(Radio Vatican)