VATICAN -- Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 60.000 tín hữu và du khách hành hương tại quảng tường Thánh Phêrô sáng thứ tư 3-5-2006.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài ”Truyền thống tông đồ trong cuộc sống Giáo Hội”. Ngài nói: ”Anh chị em thân mến. Trong bài giáo lý hôm nay chúng ta muốn tìm hiểu xem Giáo Hội là gì. Lần trước chứng ta đã suy tư về đề tài Truyền Thống. Chúng ta đã thấy rằng Truyền Thống không bao gồm các sự vật, các lời nói hay những gì đã chết, mà Truyền Thống là dòng sông sinh động của sự sống bắt nguồn từ Chúa Kitô chảy cho tới chúng ta và lôi cuốn chúng vào trong lich sử của Thiên Chúa với nhân loại. Hôm nay tôi cũng muốn cùng anh chị em dừng lại thêm trên đề tài quan trọng này.
Nói đến Truyền Thống, Công Đồng Chung Vaticăng II đã nhấn mạnh rằng: Truyền thống là tông đồ trước hết trong nguồn gốc của nó khi khẳng định trong số 7 Hiến chế Lời Chúa rằng: ”Những gì Thiên Chúa đã mặc khải để cứu rỗi muôn dân, Ngài đã ân cần sắp đặt để luôn được bảo toàn và lưu truyền nguyên vẹn cho mọi thế hệ. Bởi thế, Chúa Kitô, nơi Người Thiên Chúa tối cao hoàn tất trọn vẹn nguồn mạc khải (x. 2 Cr 1,20; 3,16-4,6) đã truyền cho các Tông Đồ rao giảng cho mọi người Phúc Âm như suối nguồn của mọi chân lý cứu độ và mọi luật lệ luân lý, bằng cách trao ban cho họ các ơn của Chúa” (DV 7). Tài liệu Công Đồng tiếp tục bằng cách ghi nhân rằng dấn thân đó đã ”được các Tông Đồ trung thành thực hiện: qua lời giảng dậy, gương lành và các thể chế các ngài đã truyền lại những gì đã nhận lãnh từ Chúa Kitô, khi chung sống với Người và thấy Người hành động, hoặc đã học biết nhờ Chúa Thánh Thần gợi ý” (DV 7). Và Công Đồng thêm rằng: ”Với các Tông Đồ cũng có những người cộng tác thuộc vòng thân cận của các ngài, viết lại tin mừng cứu rỗi dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần” (Dv 7).
Là các thủ lãnh của dân Israel thời cánh chung, cũng giống như 12 chi tộc của dân được tuyển chọn, các Tông Đồ tiếp tục việc ”quy tụ” mà Chúa đã khởi sự, và các vị làm điều đó bằng cách trung thành thông truyền ơn đã nhận lãnh, là tin mừng Nước Trời mà Chúa Giêsu Kitô đã đem đến cho loài người. Số 12 của các vị không chỉ diễn tả sự tiếp nối với gốc rễ thánh thiện là dân Israel gồm 12 chi tộc, mà cũng diễn tả mục đích đại đồng chức thừa tác của các vị nữa: đó là loan truyền ơn cứu độ cho đến tận cùng bờ cõi trái đất. Giá trị biểu tương của số 12 trong thế giới semít giúp chúng ta hiểu điều ấy: số 12 gồm số 3, ám chỉ sự bất toàn, nhân với 4 là số ám chỉ 4 chân trời, nghĩa là toàn thế giới”.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”cộng đoàn nảy sinh từ công tác loan báo tin mừng đó nhận ra rằng mình được triệu mời bởi lời của những người đã sống kinh nghiệm với Chúa và được Chúa sai đi. Cộng đoàn ấy biết mình có thể tin tưởng nơi sự hướng dẫn của Mười Hai Tông Đồ, cũng như tin tưởng nơi các người dần dần kết hiệp với các vị như những người kế vị trong chức thừa tác loan báo Lời Chúa và phục vụ sự hiệp thông. Kết qủa là cộng đoàn ấy cảm thấy phải dấn thân thông truyền cho các người khác tin vui sự hiện diện của Chúa và mầu nhiệm phục sinh của Người hoạt động trong Chúa Thánh Thần. Chúng ta có thể nhận ra điều này qua vài văn bản trong các thư của thánh Phaolô: ”Trước hết tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận” (1 Cr 15,3). ”Giáo lý tốt đẹp đã giao phó cho anh, anh hãy bảo toàn, nhờ có Thánh Thần ngự trong chúng ta” ( 2 Tm 1,14). Chứng từ cổ xưa của Giáo Phụ Tertuliano cũng chứng minh cho điều ấy: ”Các Tông Đồ khẳng định lòng tin nơi Đức Giêsu Kitô từ đầu và thiết lập các Giáo Hội cho vùng Giuđea và ngay sau đó, đã đi rải rác trên thế giới loan báo cùng một giáo lý và cùng một lòng tin đó cho các dân nước và thành lập các Giáo Hội trong mỗi thành phố. Từ đó các Giáo Hội khác lấy lại lời loan báo lòng tin này và các hạt giống giáo lý và tiếp tục vay mượn nó để trở thành các Giáo Hội. Như thế chúng cũng được coi là có nguồn gốc tông đồ như thể là đã bắt nguồn từ các Giáo Hội đo các Tông Đồ thành lập” (Tertulliano, De praescriptione haereticorum (c. 200),20: PL 2,32).
Hiến Chế Lời Chúa chú thích như sau: ”Điều các Tông Đồ truyền lại bao gồm tất cả những gì góp phần vào việc giúp Dân Thiên Chúa có cuộc sống thánh thiện và làm tăng trưởng lòng tin. Như vậy qua giáo lý, đời sống và việc thờ phượng của mình, Giáo Hội bảo tồn và lưu truyền cho mọi thế hệ tất cả thực chất của mình và tất cả những gì mình tin” (Dv 8).
Rồi ĐứcThánh Cha định nghĩa Truyền Thống Tông Đồ như sau: ”Như vậy, Truyền Thống là Tin Mừng sống động, được các Tông Đồ loan báo trong sự toàn vẹn của nó, dựa trên kinh nghiệm tràn đầu duy nhất và không lập lại được của các vị: qua hoạt động của các vị lòng tin được thông truyền cho con người, cho tới chúng ta, và cho tới tận thế. Vì thế Truyền Thống là lịch sử của Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động trong lịch sử Giáo Hội qua trung gian các Tông Đồ và các người kế vị, trong sự tiếp nối trung thành với kinh nghiệm nguyên thủy. Đó là điều thánh Clemente khẳng định vào cuối thế kỷ thứ I: ”Các Tông Đồ là những người được Chúa Giêsu Kitô sai đi loan báo Tin Mừng cho chúng ta, và Chúa Giêsu Kitô thì được Thiên Chúa Cha sai đi. Như thế Chúa Kitô đến từ Thiên Chúa, các Tông Đồ đến từ Chúa Kitô: tất cả đều tiến hành theo ý muốn của Thiên Chúa... Qua Chúa Giêsu Chúa chúng ta, các Tông Đồ đã biết rằng sẽ có các phản đối chống lại nhiệm vụ giám mục. Vì thế, các ngài đã thấy trước tương lai và thiết lập các người được tuyển chọn và truyền chức cho họ, để sau khi các ngài qua đời sẽ có các người khác lãnh trách nhiệm phục vụ của các ngài” (Ad Corinthios, 42,44; PG1,292.296).
Sứ mệnh Chnúa Giêsu đã trao cho các Tông Đồ đã được các ngài trao cho các người kế vị. Ngoài kinh nghiệm tiếp xúc cá nhân với Chúa Kitô, duy nhất và không thể lập lại được, các Tông Đồ đã truyền lại cho những người kế vị lời sai phái long trọng đã nhận được từ Chúa. Từ Tông Đồ bắt nguồn từ động từ ”Apostellein” trong tiếng hy lạp có nghĩa là sai đi. Việc sai phái tông đồ như văn bản Phúc Âm thánh Mátthêu chương 28 các câu từ 19 trở đi cho thấy, bao gồm công tác mục vụ: ”hãy làm cho các dân nước trở thành môn đệ”, công tác phụng vụ: ”rửa tội cho họ”, và công tác ngôn sứ ”giảng dậy cho họ tuân giữ điều Thầy đã truyền cho anh em”. Sứ mệnh đó được bao đảm bởi sự hiện diện gần gũi của Chúa cho đến tận thế ”Này đây Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Như vậy, qua sứ vụ tông đồ, chính Chúa Kitô đến với kẻ được mời gọi tin vào Ngài. Các thế kỷ xa cách được vượt thắng và Chúa Phục Sinh sống động và hoạt động cho chúng ta trong thời điểm hôm nay của Giáo Hội và của thế giới.
Trong hơn 60.000 tín hữu tham dự buổi tiếp kiến đa số đến từ nhiều giáo phận Italia và Đức. Đoàn hành hương Italia đông nhất gồm 5.000 tín hữu giáo phận Chieti-Vasto do ĐTGM Bruno Forte hướng dẫn. Tiếp đến là nhóm 4000 tín hữu vùng Sossio Frattamaggiore và nhiều đoàn hành hương 1000 người khác, trong đó có nhiều đoàn học sinh trung học. Từ các nước Đông Âu có 6.000 tín hữu Ba Lan và hàng trăm các tín hữu Lituani, Hungari và cộng hòa Tchèques. Từ Á châu có các nhóm hành hương Đài Loan, Indonesia và Đại Hàn. Trong khi từ châu Mỹ Latinh có các đoàn hành hương Mehicô, Guatemala và Brasil.
Chào các bạn trẻ Đức Thánh Cha khuyến khích họ noi gương Mẹ Maria tập biết thi hành thánh ý Chúa. Ngài xin các anh chị em đau yếu chiêm ngắm Mẹ Chúa Kitô để biết chấp nhận giá trị cứu rỗi của mọi thập giá kể cả những thập giá nặng nề nhất. Ngài phó thác các cặp vợ chồng mới cưới cho sự che chở hiền mẫu của Mẹ, để họ biết tạo ra bầu khí cầu nguyện và yêu thương trong gia đình.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài ”Truyền thống tông đồ trong cuộc sống Giáo Hội”. Ngài nói: ”Anh chị em thân mến. Trong bài giáo lý hôm nay chúng ta muốn tìm hiểu xem Giáo Hội là gì. Lần trước chứng ta đã suy tư về đề tài Truyền Thống. Chúng ta đã thấy rằng Truyền Thống không bao gồm các sự vật, các lời nói hay những gì đã chết, mà Truyền Thống là dòng sông sinh động của sự sống bắt nguồn từ Chúa Kitô chảy cho tới chúng ta và lôi cuốn chúng vào trong lich sử của Thiên Chúa với nhân loại. Hôm nay tôi cũng muốn cùng anh chị em dừng lại thêm trên đề tài quan trọng này.
Nói đến Truyền Thống, Công Đồng Chung Vaticăng II đã nhấn mạnh rằng: Truyền thống là tông đồ trước hết trong nguồn gốc của nó khi khẳng định trong số 7 Hiến chế Lời Chúa rằng: ”Những gì Thiên Chúa đã mặc khải để cứu rỗi muôn dân, Ngài đã ân cần sắp đặt để luôn được bảo toàn và lưu truyền nguyên vẹn cho mọi thế hệ. Bởi thế, Chúa Kitô, nơi Người Thiên Chúa tối cao hoàn tất trọn vẹn nguồn mạc khải (x. 2 Cr 1,20; 3,16-4,6) đã truyền cho các Tông Đồ rao giảng cho mọi người Phúc Âm như suối nguồn của mọi chân lý cứu độ và mọi luật lệ luân lý, bằng cách trao ban cho họ các ơn của Chúa” (DV 7). Tài liệu Công Đồng tiếp tục bằng cách ghi nhân rằng dấn thân đó đã ”được các Tông Đồ trung thành thực hiện: qua lời giảng dậy, gương lành và các thể chế các ngài đã truyền lại những gì đã nhận lãnh từ Chúa Kitô, khi chung sống với Người và thấy Người hành động, hoặc đã học biết nhờ Chúa Thánh Thần gợi ý” (DV 7). Và Công Đồng thêm rằng: ”Với các Tông Đồ cũng có những người cộng tác thuộc vòng thân cận của các ngài, viết lại tin mừng cứu rỗi dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần” (Dv 7).
Là các thủ lãnh của dân Israel thời cánh chung, cũng giống như 12 chi tộc của dân được tuyển chọn, các Tông Đồ tiếp tục việc ”quy tụ” mà Chúa đã khởi sự, và các vị làm điều đó bằng cách trung thành thông truyền ơn đã nhận lãnh, là tin mừng Nước Trời mà Chúa Giêsu Kitô đã đem đến cho loài người. Số 12 của các vị không chỉ diễn tả sự tiếp nối với gốc rễ thánh thiện là dân Israel gồm 12 chi tộc, mà cũng diễn tả mục đích đại đồng chức thừa tác của các vị nữa: đó là loan truyền ơn cứu độ cho đến tận cùng bờ cõi trái đất. Giá trị biểu tương của số 12 trong thế giới semít giúp chúng ta hiểu điều ấy: số 12 gồm số 3, ám chỉ sự bất toàn, nhân với 4 là số ám chỉ 4 chân trời, nghĩa là toàn thế giới”.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”cộng đoàn nảy sinh từ công tác loan báo tin mừng đó nhận ra rằng mình được triệu mời bởi lời của những người đã sống kinh nghiệm với Chúa và được Chúa sai đi. Cộng đoàn ấy biết mình có thể tin tưởng nơi sự hướng dẫn của Mười Hai Tông Đồ, cũng như tin tưởng nơi các người dần dần kết hiệp với các vị như những người kế vị trong chức thừa tác loan báo Lời Chúa và phục vụ sự hiệp thông. Kết qủa là cộng đoàn ấy cảm thấy phải dấn thân thông truyền cho các người khác tin vui sự hiện diện của Chúa và mầu nhiệm phục sinh của Người hoạt động trong Chúa Thánh Thần. Chúng ta có thể nhận ra điều này qua vài văn bản trong các thư của thánh Phaolô: ”Trước hết tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận” (1 Cr 15,3). ”Giáo lý tốt đẹp đã giao phó cho anh, anh hãy bảo toàn, nhờ có Thánh Thần ngự trong chúng ta” ( 2 Tm 1,14). Chứng từ cổ xưa của Giáo Phụ Tertuliano cũng chứng minh cho điều ấy: ”Các Tông Đồ khẳng định lòng tin nơi Đức Giêsu Kitô từ đầu và thiết lập các Giáo Hội cho vùng Giuđea và ngay sau đó, đã đi rải rác trên thế giới loan báo cùng một giáo lý và cùng một lòng tin đó cho các dân nước và thành lập các Giáo Hội trong mỗi thành phố. Từ đó các Giáo Hội khác lấy lại lời loan báo lòng tin này và các hạt giống giáo lý và tiếp tục vay mượn nó để trở thành các Giáo Hội. Như thế chúng cũng được coi là có nguồn gốc tông đồ như thể là đã bắt nguồn từ các Giáo Hội đo các Tông Đồ thành lập” (Tertulliano, De praescriptione haereticorum (c. 200),20: PL 2,32).
Hiến Chế Lời Chúa chú thích như sau: ”Điều các Tông Đồ truyền lại bao gồm tất cả những gì góp phần vào việc giúp Dân Thiên Chúa có cuộc sống thánh thiện và làm tăng trưởng lòng tin. Như vậy qua giáo lý, đời sống và việc thờ phượng của mình, Giáo Hội bảo tồn và lưu truyền cho mọi thế hệ tất cả thực chất của mình và tất cả những gì mình tin” (Dv 8).
Rồi ĐứcThánh Cha định nghĩa Truyền Thống Tông Đồ như sau: ”Như vậy, Truyền Thống là Tin Mừng sống động, được các Tông Đồ loan báo trong sự toàn vẹn của nó, dựa trên kinh nghiệm tràn đầu duy nhất và không lập lại được của các vị: qua hoạt động của các vị lòng tin được thông truyền cho con người, cho tới chúng ta, và cho tới tận thế. Vì thế Truyền Thống là lịch sử của Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động trong lịch sử Giáo Hội qua trung gian các Tông Đồ và các người kế vị, trong sự tiếp nối trung thành với kinh nghiệm nguyên thủy. Đó là điều thánh Clemente khẳng định vào cuối thế kỷ thứ I: ”Các Tông Đồ là những người được Chúa Giêsu Kitô sai đi loan báo Tin Mừng cho chúng ta, và Chúa Giêsu Kitô thì được Thiên Chúa Cha sai đi. Như thế Chúa Kitô đến từ Thiên Chúa, các Tông Đồ đến từ Chúa Kitô: tất cả đều tiến hành theo ý muốn của Thiên Chúa... Qua Chúa Giêsu Chúa chúng ta, các Tông Đồ đã biết rằng sẽ có các phản đối chống lại nhiệm vụ giám mục. Vì thế, các ngài đã thấy trước tương lai và thiết lập các người được tuyển chọn và truyền chức cho họ, để sau khi các ngài qua đời sẽ có các người khác lãnh trách nhiệm phục vụ của các ngài” (Ad Corinthios, 42,44; PG1,292.296).
Sứ mệnh Chnúa Giêsu đã trao cho các Tông Đồ đã được các ngài trao cho các người kế vị. Ngoài kinh nghiệm tiếp xúc cá nhân với Chúa Kitô, duy nhất và không thể lập lại được, các Tông Đồ đã truyền lại cho những người kế vị lời sai phái long trọng đã nhận được từ Chúa. Từ Tông Đồ bắt nguồn từ động từ ”Apostellein” trong tiếng hy lạp có nghĩa là sai đi. Việc sai phái tông đồ như văn bản Phúc Âm thánh Mátthêu chương 28 các câu từ 19 trở đi cho thấy, bao gồm công tác mục vụ: ”hãy làm cho các dân nước trở thành môn đệ”, công tác phụng vụ: ”rửa tội cho họ”, và công tác ngôn sứ ”giảng dậy cho họ tuân giữ điều Thầy đã truyền cho anh em”. Sứ mệnh đó được bao đảm bởi sự hiện diện gần gũi của Chúa cho đến tận thế ”Này đây Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Như vậy, qua sứ vụ tông đồ, chính Chúa Kitô đến với kẻ được mời gọi tin vào Ngài. Các thế kỷ xa cách được vượt thắng và Chúa Phục Sinh sống động và hoạt động cho chúng ta trong thời điểm hôm nay của Giáo Hội và của thế giới.
Trong hơn 60.000 tín hữu tham dự buổi tiếp kiến đa số đến từ nhiều giáo phận Italia và Đức. Đoàn hành hương Italia đông nhất gồm 5.000 tín hữu giáo phận Chieti-Vasto do ĐTGM Bruno Forte hướng dẫn. Tiếp đến là nhóm 4000 tín hữu vùng Sossio Frattamaggiore và nhiều đoàn hành hương 1000 người khác, trong đó có nhiều đoàn học sinh trung học. Từ các nước Đông Âu có 6.000 tín hữu Ba Lan và hàng trăm các tín hữu Lituani, Hungari và cộng hòa Tchèques. Từ Á châu có các nhóm hành hương Đài Loan, Indonesia và Đại Hàn. Trong khi từ châu Mỹ Latinh có các đoàn hành hương Mehicô, Guatemala và Brasil.
Chào các bạn trẻ Đức Thánh Cha khuyến khích họ noi gương Mẹ Maria tập biết thi hành thánh ý Chúa. Ngài xin các anh chị em đau yếu chiêm ngắm Mẹ Chúa Kitô để biết chấp nhận giá trị cứu rỗi của mọi thập giá kể cả những thập giá nặng nề nhất. Ngài phó thác các cặp vợ chồng mới cưới cho sự che chở hiền mẫu của Mẹ, để họ biết tạo ra bầu khí cầu nguyện và yêu thương trong gia đình.