Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng 30-04-06
Đề tài suy niệm của bài huấn dụ trưa hôm qua vừa dựa trên bài Phúc âm Thánh lễ của được chúa nhựt thứ III Phục sinh và vừa chuẩn bị cho tháng 5 kính Đức Mẹ, bắt đầu từ hôm nay. Bài Phúc âm thuật lại việc Chúa hiện ra cho các môn đệ, nhằm thuyết phục các ông hãy tin vào cuộc Phục sinh của Người, và trở thành những chứng nhân can đảm cho biến cố đó, tột đỉnh của kế hoạch cứu độ, bởi vì nhân loại được giao hoà với Thiên Chúa, khi mà tội lỗi và sự chết đã bị huỷ diệt. Mặt khác cuộc Phục sinh của Chúa Kitô không chỉ là chân lý nền tảng của lời rao giảng của các thánh tông đồ, nhưng còn là nhân tố quy tụ các môn đệ lại dưới sự hướng dẫn của Mẹ Maria. Chi tiết được kể lại ở đầu sách Tông đồ công vụ đã được móc nối với tháng 5 kính Đức Mẹ, bắt đầu từ hôm nay. Mặc dầu việc dành tháng 5 kính Đức Mẹ có lẽ bắt nguồn từ lòng đạo đức bình dân muốn kết những tràng hoa dâng kính vị Nữ hoàng thiên quốc, thay thế những cuộc thi đua sắc đẹp, nhưng Đức Thánh Cha muốn lồng trong bối cảnh của phụng vụ mùa Phục sinh. Tháng 5 dương lịch thường nằm ở trong mùa Phục sinh, thời gian các môn đệ tập họp chung quanh Mẹ Maria để cầu nguyện chuấn bị lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Đức Maria giữ vai trò của người mẹ và thầy dạy, bởi vì người kể lại cho chúng ta những cảm nghiệm về cuộc đời Chúa Cứu thế. Đó cũng là lý do mà vào ngày đầu tháng kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha đã đến kính viếng một đền thánh dâng kính “Đức Mẹ của tình thương Chúa” (Divino Amore), trung tâm hành hương của giáo phận Rôma, để chủ sự buổi đọc kinh Mân côi.
Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ
Anh chị em thân mến
Trong mùa Phục sinh phụng vụ cung cấp cho chúng ta nhiều động lực để củng cố niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô sống lại. Vào chúa nhựt thứ III phục sinh hôm nay chẳng hạn, thánh Luca thuật lại rằng hai môn đệ trên đường Emmaus, sau khi đã nhận ra Chúa Kitô vào lúc “bẻ bánh”, đã hớn hở trở về Giêrusalem để thông tin cho những người khác về những chuyện đã xảy ra. Vào chính lúc họ đang nói thì chính Chúa đã tỏ hiện và trỏ cho thấy tay chân còn mang dấu vết của cuộc Tử nạn. Thế rồi lúc các tông đồ còn đang sửng sốt và nghi nan, thì Chúa Giêsu đã bảo họ đưa con cá nướng và ngài đã dùng trước mặt họ (xc Lc 24,35-43). Trong trình thuật này cũng như các trình thuật khác, chúng ta nhận thấy có một lời thúc giục hãy vượt thắng thái độ nghi nan và hãy tin Chúa đã phục sinh, bởi vì các môn đệ được gọi làm chứng nhân cho biến cố phi thường đó. Cuộc phục sinh của Chúa Kitô là dữ kiện trung tâm của Kitô giáo, chân lý nền tảng cần phải tái khẳng định mạnh dạn vào hết mọi thời đại, bởi vì nếu phủ nhận điều đó (như người ta đã và vẫn cố gắng làm bằng cách này hay cách khác) hoặc nếu chỉ coi đó như một hiện tượng thuần tuý thiêng liêng, thì sẽ làm cho đức tin của chúng ta nên rỗng tuếch. Thánh Phaolô đã quả quyết; “Giả như Chúa Kitô không sống lại, thì lời giảng của chúng tôi rỗng tuếch, và niềm tin của chúng ta cũng rỗng tuếch” (1Cr 15,14).
Vào những ngày tiếp theo biến cố Chúa Phục sinh, các môn đệ tụ tập nhau lại, được khích lệ nhờ sự hiện diện của Mẹ Maria, và sau khi Chúa Lên tròi, họ đã kiên tâm cầu nguyện với Mẹ đang khi chờ đợi Chúa Thánh Thần. Đức Maria trở thành người mẹ và thầy dạy, một vai trò mà Người vẫn tiếp tục thực hiện đối với các tín hữu thuộc mọi thời đại. Hằng năm, giữa mùa Phục sinh, chúng ta sống sâu đậm cảm nghiệm ấy, và có lẽ vì vậy mà truyền thống dân gian đã dành tháng 5 để kính Người, thời kỳ thường nằm ở giữa lễ Phục sinh và lễ Thánh Thần hiện xuống. Do đó tháng 5 này rất hữu ích để tái khám phá ra vai trò làm mẹ mà Đức Maria thi hành trong cuộc đời chúng ta, ngõ hầu chúng ta luôn luốn trở thành những môn sinh ngoan ngoãn và những người chứng can đảm cho Chúa Phục sinh.
Chúng ta hãy ký thác hết mọi nhu cầu của Hội thánh và của toàn thế giới cho Đức Maria, nhất là trong giai đoạn này, mang dấu tích của không ít mây mù. Cùng với lời cầu bầu của thánh Giuse, được tưởng nhớ trong cùng một ngày với giới lao công, chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria trong kinh Regina caeli (Lạy Nữ vương thiên đàng), kinh nguyện cho chúng ta hưởng niềm vui của sự hiện diện của Chúa Kitô Phục sinh.
Giáo hội hôm qua cũng vui mừng vì có thêm ba vị tân chân phước: đó là linh mục Luigi Biraghi (1801-1879), sáng lập dòng nữ tu thánh Marcellina, và linh mục Luigi Monza (1898-1954), sáng lập một tu hội đời chăm sóc các trẻ em khuyết tật. Hai vị linh mục thuộc giáo phận Milano, Italia, và lễ phong chân phước diễn ra vào sáng chúa nhựt tại thành phố này. Vị chân phước thứ ba là cha Agostino Thevarparambil (1891-1973), một vị tông đồ của hạng người cùng đinh xã hội. Lễ nghi phong chân phước diễn ra ở Ramapuram, bang Kerala, Ấn độ.(Radio Vatican)
Đề tài suy niệm của bài huấn dụ trưa hôm qua vừa dựa trên bài Phúc âm Thánh lễ của được chúa nhựt thứ III Phục sinh và vừa chuẩn bị cho tháng 5 kính Đức Mẹ, bắt đầu từ hôm nay. Bài Phúc âm thuật lại việc Chúa hiện ra cho các môn đệ, nhằm thuyết phục các ông hãy tin vào cuộc Phục sinh của Người, và trở thành những chứng nhân can đảm cho biến cố đó, tột đỉnh của kế hoạch cứu độ, bởi vì nhân loại được giao hoà với Thiên Chúa, khi mà tội lỗi và sự chết đã bị huỷ diệt. Mặt khác cuộc Phục sinh của Chúa Kitô không chỉ là chân lý nền tảng của lời rao giảng của các thánh tông đồ, nhưng còn là nhân tố quy tụ các môn đệ lại dưới sự hướng dẫn của Mẹ Maria. Chi tiết được kể lại ở đầu sách Tông đồ công vụ đã được móc nối với tháng 5 kính Đức Mẹ, bắt đầu từ hôm nay. Mặc dầu việc dành tháng 5 kính Đức Mẹ có lẽ bắt nguồn từ lòng đạo đức bình dân muốn kết những tràng hoa dâng kính vị Nữ hoàng thiên quốc, thay thế những cuộc thi đua sắc đẹp, nhưng Đức Thánh Cha muốn lồng trong bối cảnh của phụng vụ mùa Phục sinh. Tháng 5 dương lịch thường nằm ở trong mùa Phục sinh, thời gian các môn đệ tập họp chung quanh Mẹ Maria để cầu nguyện chuấn bị lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Đức Maria giữ vai trò của người mẹ và thầy dạy, bởi vì người kể lại cho chúng ta những cảm nghiệm về cuộc đời Chúa Cứu thế. Đó cũng là lý do mà vào ngày đầu tháng kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha đã đến kính viếng một đền thánh dâng kính “Đức Mẹ của tình thương Chúa” (Divino Amore), trung tâm hành hương của giáo phận Rôma, để chủ sự buổi đọc kinh Mân côi.
Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ
Anh chị em thân mến
Trong mùa Phục sinh phụng vụ cung cấp cho chúng ta nhiều động lực để củng cố niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô sống lại. Vào chúa nhựt thứ III phục sinh hôm nay chẳng hạn, thánh Luca thuật lại rằng hai môn đệ trên đường Emmaus, sau khi đã nhận ra Chúa Kitô vào lúc “bẻ bánh”, đã hớn hở trở về Giêrusalem để thông tin cho những người khác về những chuyện đã xảy ra. Vào chính lúc họ đang nói thì chính Chúa đã tỏ hiện và trỏ cho thấy tay chân còn mang dấu vết của cuộc Tử nạn. Thế rồi lúc các tông đồ còn đang sửng sốt và nghi nan, thì Chúa Giêsu đã bảo họ đưa con cá nướng và ngài đã dùng trước mặt họ (xc Lc 24,35-43). Trong trình thuật này cũng như các trình thuật khác, chúng ta nhận thấy có một lời thúc giục hãy vượt thắng thái độ nghi nan và hãy tin Chúa đã phục sinh, bởi vì các môn đệ được gọi làm chứng nhân cho biến cố phi thường đó. Cuộc phục sinh của Chúa Kitô là dữ kiện trung tâm của Kitô giáo, chân lý nền tảng cần phải tái khẳng định mạnh dạn vào hết mọi thời đại, bởi vì nếu phủ nhận điều đó (như người ta đã và vẫn cố gắng làm bằng cách này hay cách khác) hoặc nếu chỉ coi đó như một hiện tượng thuần tuý thiêng liêng, thì sẽ làm cho đức tin của chúng ta nên rỗng tuếch. Thánh Phaolô đã quả quyết; “Giả như Chúa Kitô không sống lại, thì lời giảng của chúng tôi rỗng tuếch, và niềm tin của chúng ta cũng rỗng tuếch” (1Cr 15,14).
Vào những ngày tiếp theo biến cố Chúa Phục sinh, các môn đệ tụ tập nhau lại, được khích lệ nhờ sự hiện diện của Mẹ Maria, và sau khi Chúa Lên tròi, họ đã kiên tâm cầu nguyện với Mẹ đang khi chờ đợi Chúa Thánh Thần. Đức Maria trở thành người mẹ và thầy dạy, một vai trò mà Người vẫn tiếp tục thực hiện đối với các tín hữu thuộc mọi thời đại. Hằng năm, giữa mùa Phục sinh, chúng ta sống sâu đậm cảm nghiệm ấy, và có lẽ vì vậy mà truyền thống dân gian đã dành tháng 5 để kính Người, thời kỳ thường nằm ở giữa lễ Phục sinh và lễ Thánh Thần hiện xuống. Do đó tháng 5 này rất hữu ích để tái khám phá ra vai trò làm mẹ mà Đức Maria thi hành trong cuộc đời chúng ta, ngõ hầu chúng ta luôn luốn trở thành những môn sinh ngoan ngoãn và những người chứng can đảm cho Chúa Phục sinh.
Chúng ta hãy ký thác hết mọi nhu cầu của Hội thánh và của toàn thế giới cho Đức Maria, nhất là trong giai đoạn này, mang dấu tích của không ít mây mù. Cùng với lời cầu bầu của thánh Giuse, được tưởng nhớ trong cùng một ngày với giới lao công, chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria trong kinh Regina caeli (Lạy Nữ vương thiên đàng), kinh nguyện cho chúng ta hưởng niềm vui của sự hiện diện của Chúa Kitô Phục sinh.
Giáo hội hôm qua cũng vui mừng vì có thêm ba vị tân chân phước: đó là linh mục Luigi Biraghi (1801-1879), sáng lập dòng nữ tu thánh Marcellina, và linh mục Luigi Monza (1898-1954), sáng lập một tu hội đời chăm sóc các trẻ em khuyết tật. Hai vị linh mục thuộc giáo phận Milano, Italia, và lễ phong chân phước diễn ra vào sáng chúa nhựt tại thành phố này. Vị chân phước thứ ba là cha Agostino Thevarparambil (1891-1973), một vị tông đồ của hạng người cùng đinh xã hội. Lễ nghi phong chân phước diễn ra ở Ramapuram, bang Kerala, Ấn độ.(Radio Vatican)