Chúa nhựt hôm qua mang nhiều tên gọi khác nhau: trước đây, phụng vụ gọi là “bát nhật lễ Phục sinh”, hay “Chúa nhựt Áo trắng”, bởi vì các tân tòng sau một tuần lễ huấn giáo về các nhiệm tích đã cởi bỏ tấm áo trắng mà họ đã lãnh nhận trong đêm Vọng phục sinh. Từ sau cuộc cải tổ lịch Phụng vụ sau công đồng Vaticanô, các chúa nhựt trong mùa Phục sinh từ tính từ số 1 đến số 7, vì thế hôm qua là “Chúa nhựt thứ 2 Phục sinh”. Vào ngày 30 tháng 4 năm 2000, nhân dịp lễ phong thánh cho nữ tu Faustina Kowalska, đức Gioan Phaolô II ghi thêm một danh hiệu mới, đó là “Chúa nhựt kính lòng Chúa Thương xót”, dựa theo một thị kiến của thánh nữ, khi thấy tia sáng phát ra những vết thương và cạnh sườn mà Chúa Phục sinh tỏ ra cho thánh Tôma tông đồ.
Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh kính Đức Mẹ trưa chúa nhựt hôm qua, Đức Thánh Cha đã lần lượt suy niệm về hai đề tài chính dựa theo bài Phúc âm của thánh Gioan. Đề tài thứ nhất là ý nghĩa của ngày chúa nhựt. Chúa Giêsu phục sinh đã đến gặp gỡ các thánh tông đồ tại nhà Tiệc ly vào ngày kế tiếp ngày sabat của người Do thái, và tám ngày sau, Chúa cũng lại hiện ra với các ông cũng tại chỗ đó. Ta có thể thấy như là một chứng tích của Giáo hội thời các thánh tông đồ về việc cử hành ngày chúa nhựt. Ngày đó được đặt tên là ngày chúa nhựt, ngày của Chúa vì là ngày gặp gỡ Chúa Phục sinh. Đề tài thứ hai móc nối với lễ kính Lòng Chúa thương xót do đức Gioan Phaolô II thiết lập, và vị này đã từ trần năm ngoái vào áp lễ kính Chúa Thương xót.
Sau khi ban phép lành Toà thánh, Đức thánh cha còn nhắc đến một cơ hội khác không kém phần quan trọng, đó là lễ Phục sinh của các giáo hội chính thống, dựa theo lịch cổ điển của hoàng đế Julius Caesar (năm 46 trước CN). Ngoài lời cầu chúc cho các anh em được hưởng ánh sáng và bình an của Chúa Phục sinh, đức Bênêđictô XVI còn thêm lời chia buồn đến các nạn nhân trận lụt xảy ra những ngày này ở Serbia, Romania, và Bulgari.
Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ
Anh chị em thân mến
Chúa nhựt hôm nay, Tin mừng thánh Gioan kể lại rằng Chúa Giêsu Phục sinh đã hiện ra với các môn đệ, đang ẩn núp ở nhà Tiệc Ly, vào buổi tối của “ngày thứ nhất kế sau ngày sabat” (Ga 20,29), rồi Chúa lại hiện ra với các ông cũng tại chỗ đó “tám ngày sau” (ga 20,26). Như vậy, ngay từ ban đầu, cộng đoàn Kitô hữu đã bắt đầu sống theo nhịp điệu của tuần lễ, xoay quanh việc gặp gỡ Chúa Phục sinh. Công đồng VaticanôII đã nêu bật điều này ở số 106 của Hiến chế về phụng vụ: “Theo truyền thống các thánh tông đồ, bắt nguồn từ chính ngày phục sinh của Chúa Kitô, Hội thánh cử hành mầu nhiệm Vượt qua trong chu kỳ tám ngày, vào ngày được đạt tên là chúa nhật, nghĩa là ngày của Chúa”.
Thánh sử Gioan còn nói thêm rằng, vào cả hai lần hiện ra, chính ngày Phục sinh và tám ngày sau đó, Chúa Giêsu đã tỏ cho các môn đệ những dấu tích của cuộc tử nạn, vẫn còn thấy và sờ được kể cả nơi thân xác vinh hiển (xc Ga 20, 20.27). Nhừng vết thương đó, nơi bàn tay, bàn chân và cạnh sườn, là những nguồn mạch vô tận cho niềm tin, hy vọng, yêu mến dành cho hết những ai đến kín múc, cách riêng những linh hồn khát khao lòng thương xót của Chúa. Về điểm này, vị tôi tớ Chúa Gioan Phaolô II, sau khi cân nhắc cảm nghiệm tâm linh của một nữ tu khiêm tốn, thánh nữ Faustina Kowalska, đã muốn rằng chúa nhựt sau lễ Phục sinh được dâng kính đặc biệt cho Chúa Thương xót. Chúa Quan phòng đã xếp đặt, như chúng ta đã biết, cho người tạ thế vào áp lễ đó, trong bàn tay của Lòng Chúa Thương xót. Mầu nhiệm của lòng Chúa nằm ở trung tâm điểm của triều đại giáo hoàng của vị tiền nhiệm đáng kính củ tôi. Chúng ta hãy nhớ lại cách riêng thông điệp Dives in misericordia (Thiên Chúa giàu lòng thương xót) hồi năm 1980, và lễ cung hiến đền thờ kính Lòng Chúa Thương xót ở Cracovia, năm 2002. Những lời tuyên bố vào dịp đó có thể coi như toát lược của toàn bộ giáo huấn của người, khi nêu bật rằng việc tôn kính lòng Chúa thương xót không phải là một việc đạo đức hạng nhì, nhưng là nằm trong toàn bộ của niềm tin và kinh nguyện Kitô giáo.
Giờ đây qua kinh “Lạy Nữ Vương thiên đàng”, chúng ta hướng về Đức Maria, thân mẫu của Hội thánh. Xin Mẹ cầu cho hết mọi kitô hữu biết sống trọn vẹn ngày chúa nhựt như là “Lễ Phục sinh hàng tuần”, được thưởng thức cảnh đẹp của cuộc gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh, và biết kín múc tận nguồn mạch của lòng Chúa xót thương, ngõ hầu trở thành tông đồ của sự bình an của ngài.(Radio Vatican)
Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh kính Đức Mẹ trưa chúa nhựt hôm qua, Đức Thánh Cha đã lần lượt suy niệm về hai đề tài chính dựa theo bài Phúc âm của thánh Gioan. Đề tài thứ nhất là ý nghĩa của ngày chúa nhựt. Chúa Giêsu phục sinh đã đến gặp gỡ các thánh tông đồ tại nhà Tiệc ly vào ngày kế tiếp ngày sabat của người Do thái, và tám ngày sau, Chúa cũng lại hiện ra với các ông cũng tại chỗ đó. Ta có thể thấy như là một chứng tích của Giáo hội thời các thánh tông đồ về việc cử hành ngày chúa nhựt. Ngày đó được đặt tên là ngày chúa nhựt, ngày của Chúa vì là ngày gặp gỡ Chúa Phục sinh. Đề tài thứ hai móc nối với lễ kính Lòng Chúa thương xót do đức Gioan Phaolô II thiết lập, và vị này đã từ trần năm ngoái vào áp lễ kính Chúa Thương xót.
Sau khi ban phép lành Toà thánh, Đức thánh cha còn nhắc đến một cơ hội khác không kém phần quan trọng, đó là lễ Phục sinh của các giáo hội chính thống, dựa theo lịch cổ điển của hoàng đế Julius Caesar (năm 46 trước CN). Ngoài lời cầu chúc cho các anh em được hưởng ánh sáng và bình an của Chúa Phục sinh, đức Bênêđictô XVI còn thêm lời chia buồn đến các nạn nhân trận lụt xảy ra những ngày này ở Serbia, Romania, và Bulgari.
Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ
Anh chị em thân mến
Chúa nhựt hôm nay, Tin mừng thánh Gioan kể lại rằng Chúa Giêsu Phục sinh đã hiện ra với các môn đệ, đang ẩn núp ở nhà Tiệc Ly, vào buổi tối của “ngày thứ nhất kế sau ngày sabat” (Ga 20,29), rồi Chúa lại hiện ra với các ông cũng tại chỗ đó “tám ngày sau” (ga 20,26). Như vậy, ngay từ ban đầu, cộng đoàn Kitô hữu đã bắt đầu sống theo nhịp điệu của tuần lễ, xoay quanh việc gặp gỡ Chúa Phục sinh. Công đồng VaticanôII đã nêu bật điều này ở số 106 của Hiến chế về phụng vụ: “Theo truyền thống các thánh tông đồ, bắt nguồn từ chính ngày phục sinh của Chúa Kitô, Hội thánh cử hành mầu nhiệm Vượt qua trong chu kỳ tám ngày, vào ngày được đạt tên là chúa nhật, nghĩa là ngày của Chúa”.
Thánh sử Gioan còn nói thêm rằng, vào cả hai lần hiện ra, chính ngày Phục sinh và tám ngày sau đó, Chúa Giêsu đã tỏ cho các môn đệ những dấu tích của cuộc tử nạn, vẫn còn thấy và sờ được kể cả nơi thân xác vinh hiển (xc Ga 20, 20.27). Nhừng vết thương đó, nơi bàn tay, bàn chân và cạnh sườn, là những nguồn mạch vô tận cho niềm tin, hy vọng, yêu mến dành cho hết những ai đến kín múc, cách riêng những linh hồn khát khao lòng thương xót của Chúa. Về điểm này, vị tôi tớ Chúa Gioan Phaolô II, sau khi cân nhắc cảm nghiệm tâm linh của một nữ tu khiêm tốn, thánh nữ Faustina Kowalska, đã muốn rằng chúa nhựt sau lễ Phục sinh được dâng kính đặc biệt cho Chúa Thương xót. Chúa Quan phòng đã xếp đặt, như chúng ta đã biết, cho người tạ thế vào áp lễ đó, trong bàn tay của Lòng Chúa Thương xót. Mầu nhiệm của lòng Chúa nằm ở trung tâm điểm của triều đại giáo hoàng của vị tiền nhiệm đáng kính củ tôi. Chúng ta hãy nhớ lại cách riêng thông điệp Dives in misericordia (Thiên Chúa giàu lòng thương xót) hồi năm 1980, và lễ cung hiến đền thờ kính Lòng Chúa Thương xót ở Cracovia, năm 2002. Những lời tuyên bố vào dịp đó có thể coi như toát lược của toàn bộ giáo huấn của người, khi nêu bật rằng việc tôn kính lòng Chúa thương xót không phải là một việc đạo đức hạng nhì, nhưng là nằm trong toàn bộ của niềm tin và kinh nguyện Kitô giáo.
Giờ đây qua kinh “Lạy Nữ Vương thiên đàng”, chúng ta hướng về Đức Maria, thân mẫu của Hội thánh. Xin Mẹ cầu cho hết mọi kitô hữu biết sống trọn vẹn ngày chúa nhựt như là “Lễ Phục sinh hàng tuần”, được thưởng thức cảnh đẹp của cuộc gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh, và biết kín múc tận nguồn mạch của lòng Chúa xót thương, ngõ hầu trở thành tông đồ của sự bình an của ngài.(Radio Vatican)