ROME, April 11, 2006 (ZENIT.org). -“Sự im lặng của Chúa là nổi khắc khoải của chúng ta, đó cũng là thử thách của chúng ta”, Đức Tổng Giám Mục Comastri giải thích trong những suy niệm về Chặng Đường Thánh Giá của Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.

“Khi đi Đường Thánh Giá chúng ta được soi sáng bởi hai điều xác tín: xác tín thứ nhất là sức mạnh tàn phá của tội lỗi và xác tín thứ hai là Tình Yêu của Chúa là sức mạnh chữa lành tất cả”, Đức TGM Angelo Comastri nhấn mạnh đó là tinh thần đã hướng dẫn ngài viết bài suy niệm về Chặng Đường Thánh Giá cho Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (14 tháng 4 lúc 21:15 giờ ở Colosseum).

Ngài là phụ tá Đức Giáo Hoàng giám quản Thành phố Vatican. Trước đây ngài đã giảng phòng Mùa Chay ở Vatican.

Những suy niệm đã được đưa lên Mạng lưới Internet của Vatican (cf Via Crucis) và được in thành tập nhỏ có phổ biến trong các nhà sách ở Roma.

Trong suy niệm chặng thứ nhất của 14 chặng Đường Thánh Giá, Đức TGM Comastri đặt câu hỏi: “Một câu hỏi đốt cháy tâm can: tại sao sự việc có thể xẩy ra được là việc kết án Chúa? Bởi vì Chúa là Đấng Toàn Năng, mang lấy thân xác yếu đuối? bởi vì Chúa để cho sự kiêu ngạo tấn công và bởi vì Chúa để cho sự xấc láo và tính ngạo nghễ của loài người nhục mạ? Bởi vì Chúa lặng thinh? Sự im lặng của Chúa là nổi băn khoăn của chúng ta, đó là mối thử thách của chúng ta! Nhưng đó cũng là hành động làm cho chúng ta được tẩy sạch sự nóng nảy hấp tấp của chúng ta, đó cũng là hành động chữa lành lòng ước muốn trả thù của chúng ta. Sự im lặng của Chúa là đất chôn vùi sự kiêu ngạo của chúng ta để nẩy mầm đức tin chân thật, đức tin khiêm tốn, một đức tin không bao giờ đặt vấn đề với Chúa, mà là một đức tin hoàn toàn tin cậy như một trẻ thơ.”

Còn vấn đề “ sức mạnh tàn phá của tội lỗi”, Đức TGM Comastri nhắc lại là “Kinh Thánh luôn lặp lại là sự xấu luôn luôn là sự xấu bởi vì tự nó là một sự xấu; đúng vậy, tội lỗi là một hình phạt cho chính mình, bởi vì tự nó là một án phạt rồi.”

“Nhưng cùng trong một lúc, ngài giải thich là các đấng tiên tri đã tố cáo lòng chai đá tạo nên sự mù quáng kinh hoàng và không còn nhận thấy sự ghê tởm của tội lỗi”.

Ngài nói lên ơn cứu độ mà Chúa Kitô mang đến cho chúng ta: “ Khi đi vào trong lịch sử hư hỏng vì tội lỗi, Chúa Giêsu đã mang lấy gánh nặng và sự tàn bạo của tội lỗi của chúng ta: bởi lý do đó, khi nhìn Chúa Giêsu, chúng ta nhận thấy rỏ ràng sự tàn phá ghê gớm của tội lỗi và gia đình nhân loại đang bệnh hoạn như thế nào: nghĩa là trong đó có chúng ta!”

“Thế mà – đây là xác tín thứ hai!, Đức TGM Comastri nói là Chúa Giêsu đã đáp lại sự kiêu căng của chúng ta bằng sự khiêm nhường; chống trả sự bạo lực của chúng ta bằng sự dịu hiền; đối lại lòng thù hận của chúng ta bằng Tình Yêu tha thứ: Thánh Giá là biến cố ở đó Tình Yêu của Chúa đi vào trong lịch sử nhân loại, tiếp cận mỗi người chúng ta và trở thành một kinh nghiệm chữa lành và cứu độ chúng ta”.

Ngài giải thích đặc biệt ý nghĩa của mệnh đề này với Tin Mừng của thánh Gioan “Giờ của Chúa Giêsu”: “ Chúng ta hãy chú trọng đến sự kiện này : tứ lúc khởi đầu sứ mệnh công khai, Chúa Giêsu đã nói đến “giờ của Chúa” (Gn 2,4), về giờ “ vì giờ đó mà Chúa đã đến” (Gn 12,27), giờ mà Chúa đón nhận với niềm vui, khi Chúa tuyên bố lúc khởi đầu cuộc Khổ Nạn: “Giờ đã đến” (Gn 17,1)”.

Đức TGM Comastri nhấn mạnh là Giáo Hôi đã luôn gìn giữ trong ký ức những biến cố này và làm sống lại và cùng sống với: “Giáo Hội đã gìn giữ sâu xa kỷ niệm của biến cố này và trong kinh Tin Kính, sau khi quả quyết là “Con Thiên Chúa ” đã mang lấy xác phàm trong lòng Đức Bà Maria và đã làm người”, Giáo Hội sau đó cũng tuyên xưng: “Chịu đóng đinh vì chúng ta dưới thời quan Phong Xiô Philatô, chịu đóng đinh và táng xác”.

Ngài suy niệm về cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô : “Chúa chịu đóng đinh vì chúng ta! Khi hấp hối, Chúa Giêsu chìm đắm vào trong kinh nghiệm bi thảm của sự chết như là kết quả vì tội lỗi của chúng ta, nhưng khi đi vào sự chết, Chúa Giêsu đã tràn đầy Yêu Thương trong hành động chết đi, như vậy Chúa cũng tràn đầy sự hiện hữu của Thiên Chúa: bởi nhờ sự chết của Chúa Giêsu, Chúa đã chiến thắng sự chết, bởi vì cái chết của Chúa Giêsu đem lại một sức mạnh ngược lại với tội lỗi đã tạo nên: Chúa Giêsu đã đem lại tràn đầy Yêu Thương!”

Nhờ đức tin và Phép Rửa Tội chúng ta được tiếp cận với Chúa Kitô, nghỉa là tiếp cận với Tình Yêu mà Chúa Giêsu đã sống và đã chiến thắng... và như vậy là khởi đầu cuộc hành trình trở về với Thiên Chúa, một cuộc trở về được hoàn tất vào lúc chúng ta lìa khỏi cuộc đời này, khi đã sống trong Chúa Kitô và với Chúa Kitô nghỉa là sống trong Tình Yêu!”

Ngài khuyên bảo những ai tham gia vào Chặng Đường Thánh Gía: “Khi đi Đàng Thánh Giá hãy đưa tay để Đức Bà Maria dắt đi: Hãy xin Mẹ một chút xíu khiêm nhường và một chút xíu lòng vâng phục, để cho Tình Yêu của Chúa Kitô bị Đóng Đinh đi vào trong tâm khảm hầu biến đổi con tim như trái tim của Chúa. Hãy tiến bước !

Những suy niệm được kèm theo những bức tranh vẻ Đường Thánh Giá của Họa sĩ Felix Anton Scheffer năm 1757 được treo trong thánh đường Thánh Martin ở Ischl, trong giáo phận Munich mà trước kia Đức Giáo Hoàng Ratzinger đã là Tổng Giám Mục.