Theo lời mời của Hội Athanasius và Cơ quan Tin Tức Công Giáo (CNA), một cuộc gặp gỡ được tổ chức tại Câu lạc bộ Cosmos ở Washington vào 17 tháng Hai vừa qua, nhằm đưa ra những nhận định và phân tích về 10 tháng Đức Benêdictô XVI trên ngôi Giáo Hoàng. Trong số khách mời có ông Jim Nicholson, bộ trưởng bộ Cựu Chiến Binh và là cựu đại sứ Hoa kỳ tại Toà Thánh; Deal Hudson, giáo sư triết học tại đại hoc Fordham và là viện trưởng viện Morley về Giáo Hội và Văn hoá; Brian Saint-Paul, giám đốc nguyệt san “Crisis”; Linh mục Rodger Hunter-Hall, giáo sư tại Christendom College ở Alexandria; ngoài ra còn có sự góp mặt của Pat Cipollone, Eugene Zurlo, Russel Shaw, và Robert Novak. Dưới đây là lược tóm một phần những phân tích và thảo luận do nhà báo Sandro Magister viết lại.

Chuơng trình: Phục hồi sự huy hoàng cho Chân lý



Sau hơn mười tháng Đức Hồng Y Josef Ratzinger đươc bầu làm Giáo Hoàng, chúng ta có thể xác định rỏ ràng và mạch lạc đường hướng của ngài chưa? Thưa được!

Hãy nhìn vào là thánh lễ đầu tiên của Đức Benedictô XVI trên cương vị Giáo Hoàng tại công trường thánh Phêrô vào Chủ nhật ngày 24 tháng Tư năm 2005. Bài Phúc Âm hôm đó vang vọng: “Ta là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Ta”. Đây là những lời mà nghệ thật Kitô giáo luôn đặt làm trung tâm của những bức họa hình ảnh Chúa Kitô Phục sinh, Đấng “Pantokrator” cai trị vũ trụ, trên tay ngài cầm quyển sách mở và ghi những lời này để chúng ta có thể đọc.

Vì thế “Dominus Jesus”- bản tuyên ngôn gây nhiều tranh cải, được phổ biến ngày 6 tháng Tám năm 2002, về “tính độc nhất và tính phổ quát của ơn cứu rổi của Chúa Giêsu và của Giáo Hội”- không phải là một phát minh của Hồng Y thần học gia Ratzinger. Tuyên ngôn này chỉ đưa ra lại những điều cốt yếu trong Mạc Khải của Giao Ước mới và vĩnh viễn.

Chúng ta cùng nhìn vào công việc lớn công khai thứ hai của triều đại Giáo Hoàng Benedictô. Đó là thánh lễ đầu tiên ngài cữ hành ở đền thờ thánh Gioan Latêranô, nhà thờ chính toà của giáo phận Roma, vào thứ Bảy ngày 7 tháng 5 năm 2005. Trong thánh lễ này, Đức thánh Cha quả quyết rằng Giáo Hoàng “ không phải rao truyền những ý nghĩ riêng mình, nhưng thường xuyên kết buộc mình với Giáo hội để vâng theo Lời Chúa, để đối đầu với mọi toan tính thích ứng hay hay làm dịu đi, và mọi hình thức của cơ hội chủ nghĩa”.

Như thế chương trình mà Đức Thánh Cha Benedictô XVI đã đưa ra từ khi bắt đầu triều đại của ngài là: phục hồi cho sự thật -được xác định là Đức Kitô- tính ưu việt và huy hoàng của nó.

Qua hơn mười tháng trên ngôi Giáo Hoàng, ngài tỏ cho thấy ý hướng tiến hành điều này trên mọi lảnh vực: trong tông thư đầu tiên, trong phụng vụ, trong các bài giáo lý, trong thi hành mục vụ, trong Giáo Huấn của các giám mục, trong việc thực thi cộng đồng Vatican II, và trong hoạt động cho hoà bình…

TÔNG THƯ

Tông thư (Encyclical) đầu tiên của Đức Thánh Cha Benedictô XVI được phổ biến ngày 25 tháng Giêng vừa qua là hoàn toàn phù hợp với chương trình của ngài: nói lên sự thật về tình yêu - một từ ngữ ngày nay đã bị “bôi nhọ, làm hư đi, và lạm dụng quá nhiều ”- để tỏ cho thấy rằng “Thiên Chúa là tình yêu” (Deus caritas est).

Tông thư này viết cho các Kitô hữu, nhưng cũng viết cho những người sống xa đức tin, những người không có đức tin. Với tất cả, Đức Giáo hoàng nói: Đây là trái tim đích thực của niềm tin Kitô giáo. Hãy hiểu nó. Với Thiên Chúa như thế, anh chị em có thể có sức mạnh để sống “như thể Thiên Chúa hiện hữu”, cho dù không có đủ sức mạnh để tin.

Sống như thể ở bên trong việc tạo dựng, và trong “tiếng nói thinh lặng nhưng rỏ ràng” của lương tâm mổi người, có dấu ấn của ngài: một luật lệ “tự nhiên” bảo vệ cuộc sống của mổi con người “ từ khi được thụ thai cho đến cái chết tự nhiên”.

Đức Thánh Cha kêu gọi sự hợp nhất trong hành động để tuân giữ quy luật chung này từ phía những người không Công giáo – Do thái giáo, Hồi giáo, hay không tôn giáo.

PHỤNG VỤ

Đức Benedictô muốn phục hồi cho việc cữ hành Thánh Lễ sự thật được diễn tả qua truyền thống cao cả của phụng vụ.

Đức Thánh Cha đã nói bằng nhiều cách về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể, một hiện thực cao vượt, không phải chỉ là biểu tượng. Ngài nói lên điều đó qua việc quỳ gối thờ phượng Mình Thánh Chúa trong thinh lặng với hàng triệu bạn trẻ ở Cologne – Trong một đất nước theo Tin Lành!- và với hàng trăm ngàn trẻ em rước lễ lần đầu tại công trường thánh Phêrô, Roma

Đặc biệt Đức Thánh Cha kêu gọi Phương thức Tân Dự Tòng tuân giữ trung thành truyền thống phụng vụ thực sự. Đây là một trong những phong trào Công giáo sống động nhất trong nửa thế kỷ vừa qua, nhưng nhóm này thường có những thay đổi trong Thánh Lễ và dùng nó như “phuơng thế” cho việc truyền giáo, thay vì chấp nhận và cữ hành như là một công việc của Chúa, “tột đỉnh và nguồn mạch” của đời sống Kitô hữu.

TRONG GIÁO LÝ

Trong khi cho phát hành cuốn Toát yếu Giáo Lý Công Giáo theo phương thức hỏi-đáp, Đức Benedictô XVI muốn cống hiến cho người thường – hơn là những người có học thức- một hướng dẫn về các chân lý đức tin.

Đức Thánh Cha trực tiếp tham gia vào việc soạn thảo và phát hành cuốn toát yếu này. Chính Ngài muốn cho vào 14 ảnh thánh mà chính ngài chọn, như là phần chính yếu trong toàn bộ chứ không như là những hình ảnh đi theo để minh hoạ. Và Ngài dành một phần trong bài giảng ngày lễ hai thánh Phêrô và Phaolô 29 tháng Sáu, để nói về bức ảnh Đức Kitô đầu tiên trong cuốn Toát Yếu, hiện được lưu giữ tại núi Athos.

Đức Thánh Cha muốn dấn thân phục hồi sư thật về nghệ thuật Kitô giáo, cũng như ngài đã làm đối vơí truyền thống cao cả của âm nhạc phụng vụ.

TRONG GIÁO HUẤN CỦA CÁC GIÁM MỤC

Đức Benedictô XVI đã nhắc nhở nghiêm khắc các giám mục mà theo ngài là rụt rè, nghi ngờ, hay lặng thinh trong việc giảng dạy giáo thuyết chân thực. Ví du như ngài nói với các giám mục Áo: “Có những chủ đề liên qua đến chân lý đức tin, và trước hết là những giáo huấn luân lý, không được trình bày đầy đủ trong các bài giáo lý và giảng dạy trong giáo phận của các đức cha, đôi lúc còn không đối đầu với những vấn đề đó hay không được trình bày theo ý nghĩa rỏ ràng mà Giáo hội hiểu. Có lẽ những ngươì có trách nhiệm trong việc công bố (sự thật) sợ rằng người ta sẽ rút lui nếu họ nói quá rỏ ràng. Tuy nhiên, kinh nghiệm chung cho thấy chính xác là xảy ra ngược lại. Đừng lừa dối chính mình! Giáo thuyết Công giáo được trao ban cách nữa vời là mâu thuẩn với chính nó và không mang lại hiệu quả về lâu về dài”.

TRONG LUẬT PHÁP VÀ VIỆC THỰC HÀNH MỤC VỤ

Trong khi khai mạc năm pháp lý của Toà Rota Romana ngày 28 tháng Giêng vừa qua Đức Thánh Cha cảnh cáo chống lại việc làm giảm thiểu việc “bác ái mục vụ” thành “thái độ tự mãn” là điều nghịch với chân lý của sự việc. Ngài nhắc lại rằng: “Điểm gặp gở nền tảng của luật pháp và việc thực hành mục vụ là yêu mến sự thật.”

Ngài lưu ý đừng làm “lu mờ” sự thật là “tính bất khả phân ly trong hôn nhân”, vì nó “thuộc về mầu nhiệm Kitô giáo trong toàn bộ của nó”. Vì vậy khi một người làm cho đôi hôn nhân đang gặp khó khăn quên đi tính bất khả phân ly của sự kết hiệp, không phải là giúp họ, nhưng là “lừa dối họ”.

VIỆC THỰC THI CÔNG ĐỒNG

Đức Thánh Cha cũng muốn phục hồi sự thật cho Công Đồng chung Vatican II, 40 năm sau khi Công Đồng kết thúc. Ngài phê bình lối giải thích sai lạc về Công Đồng như là “sự gián đoạn và đổ vỡ”, là “tinh thần” đối nghịch “chử nghĩa”. Thay vào đó ngài giải thích về “sự giải thích riêng biệt”, về “chìa khoá để giải thích và áp dụng đúng đắn: Công Đồng như là “cải cách”, như là “sự canh tân trong sự liên tục của một chủ thể Giáo Hội mà Thiên Chúa trao ban cho chúng ta”.

HOẠT ĐỘNG CHO HOÀ BÌNH

Đức Benedictô đã chọn đầu đề rất có ý nghĩa cho sứ điệp đầu tiên của ngài cho Ngày Hoà Bình Thế Giới: “Hoà Bình trong Chân Lý”. Ngài muốn biểu lộ, ngay từ đầu đề, “sự xác tín rằng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào con người được soi sáng bằng sự huy hoàng của chân lý, tự nhiên là họ dấn bước trên con đường hoà bình”.

Trong sứ điệp này cũng như trong bài diễn văn cho ngoại giao đoàn, ngài suy tư về tất cả nền chính trị quốc tế dưới ánh sáng chân lý. “Những người dấn thân cho sự thật không thể không từ khước luật lệ của kẻ mạnh, là thứ luật lệ dựa trên sự dối trá và thường xuyên đánh dấu lịch sử con người, quốc gia cũng như quốc tế, bằng thảm kịch. Sự dối trá thường phô trương như sự thật, nhưng trong thực tế nó luôn có tính cách tuyển lựa, thiên vị, hoạch đinh một cách ích kỷ để lôi kéo dân chúng bằng mánh khoé, và sau cùng khuất phục họ. Các thể chế chính trị trong quá khứ, nhưng không chỉ trong quá khứ, cho thấy một hình ảnh đau xót về vấn đề này. Để chống lại điều này, cần có sự thật và sự chân thật, là điều dẫn đến việc gặp gở với người khác, với việc công nhận và hiểu biết”.

Ngài cũng đưa ra những suy nghĩ sâu xa về nạn khủng bố: "Chủ nghĩa hư vô và chủ nghĩa truyền thống cực đoan mà chúng ta đang nói tới có một mối tương quan sai lầm với sự thật: chủ nghĩa hư vô chối từ sự hiện hữu của sự thật, trong khi chủ nghĩa truyền thống cực đoan cho rằng có thể áp đặt sự thật bằng bạo lực”.

Nói tóm lại, sư ưu tiên cho chân lý thực sự là một mạch chung từ khi bắt đầu triều đại Giáo Hoàng. Đức Benedictô XVI, vị giáo hoàng- thần học gia, rỏ ràng đã tỏ ra ngài là một “tiến sĩ của Hội Thánh”.