Giêrusalem (Asianews 21/12/2005) - Tại nơi Thánh Địa, nơi “đang khao khát tái khám phá sự hoà bình và tính thiêng liêng”, hiện đã có những dấu hiệu và phát triển mới” giữa Palestine và Do Thái, hơn thế nữa, các nhà lãnh đạo chính trị đã tin chắc “sự bảo đảm cần thiết cho tự do và chủ quyền của người khác”.

Trái với những năm trước đây, hy vọng rằng sứ điệp Giáng Sinh năm nay của Đức Cha Michel Sabbah sẽ đóng vai trò tích cực hơn. Trong một công bố đưa ra qua hôm qua 21/12/2005, Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latin của Giêrusalem đã nhắc mỗi người Do Thái và mỗi người Palestin rằng: “Thiên Chúa không sáng tạo chúng ta để lo sợ và giết hại nhau, nhưng để yêu thương người khác”. Sứ điệp này nhắm đến những người trực tiếp ra quyết định - các nhà lãnh đạo chính trị, ngài đã thúc giục họ trở nên “những nhà xây dựng sự sống, chứ không là sự chết”, kêu gọi họ “nhận thức rằng sự phá hủy, sự chết và chiến tranh chỉ mang lại chính sự phá hủy, sự chết và chiến tranh hơn nữa”.

Trong sứ điệp, Đức Thượng phụ cũng cho hay ngài nhận thấy hoà bình có cơ hội lộ diện vì sự thay đổi thái độ trong các thế lực chính trị của cả hai chiến tuyến: “Lập trường hiện nay của Palestine là đòi hỏi các quyền lợi thông qua con đường phi bạo lực và hoà bình, có nghĩa là hoà bình và công lý là điều có thể. Tương tự như thế, về phía Do Thái, chúng ta đã thấy những dấu hiệu và nghe qua việc bày tỏ ý định về một viễn tượng mới và một quyết định mới”. “Chúng ta biết rằng còn có rất nhiều khó khăn. Nhưng không có khó khăn trở nại nào mà không thể vượt qua được. Lòng tốt và sự chân thành sẽ giảm thiểu đi những khó khăn và tìm được giải pháp thích hợp”.

Đức Cha viết thêm: “Đây là thời điểm thay đổi cách thức và đưa ra những quyết định đúng đắn và để đạt tới công lý và hoà bình”. “Những trì hoãn trong việc tìm kiếm một giải pháp và bất công kéo dài [… đại diện bằng] bức tường, những hàng rào, những nhà tù hoặc những vụ mưu sát sẽ chỉ chăm thêm dầu vào bạo lực. Bạo lực sẽ chấm dứt khi mà những nguyên nhân gây ra nó và bất công công chấm dứt, lúc đó an ninh sẽ ngự trị”.

Sứ điệp của Đức Thượng phụ kết thúc bằng lời kêu gọi đến các nhà lãnh đạo chính trị “Thánh Địa của chúng ta khao khát tái lập sự hoà bình và tính thiêng liêng. Vì thế mà người dân đòi hỏi cả về sự sống, an ninh và phẩm giá. Để chấp nhận trách nhiệm trong vai trò của một người dân có nghĩa là dấn thân và phục vụ cho cộng đồng, chứ không phải là cơ hội để chiếm giữ chức vụ hay tìm kiếm lợi ích cá nhân”. “Thật cần thiết để đặt dấu chấm hết cho những đau khổ đã tồn tại quá dài nơi mảnh đất này. Chúng ta hy vọng rằng những nhà lãnh đạo của chúng ta giờ đây sẽ dành thời gian và năng lực để thực hiện những gì đã phải thực hiện từ lâu: hoà bình và công lý cho người dân cả hai phía sống chung cạnh nhau trong hoà bình và trong tình láng giềng tốt đẹp”.