CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG
HÃY VUI LÊN
(Ga.1, 6-8. 19-28)
“Khi vui non nước cùng vui. Khi buồn sáo thổi kèn đôi cũng buồn”, “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cuộc đời giống như một tấm gương : mỉm cười với nó, nó sẽ mỉm cười lại; gắt gỏng với nó, nó sẽ hung bạo. Hãy thử đứng trước một cái gương xem, sẽ thấy : mỉm cười đáp lại mỉm cười, nhăn nhó đáp lại nhăn nhó. Trước cuộc đời cũng thế : tôi sống làm sao cuộc đời sẽ như vậy. Nếu tôi đón nhận những điều bất ngờ với một nụ cười, nó sẽ đáp lại tôi bằng một nụ cười. nếu tôi đến với nó với bộ mặt càu nhàu, nó sẽ đến cùng tôi với sát khí đằng đằng.
Ngày nay, người ta thường đề cập đến hai tiếng “bi quan” và “lạc quan”. Người bi quan là người tỏ vẻ buồn rầu khi nhìn thấy ly rượu đã vơi mất một nửa. Trái lại, người lạc quan là người tỏ vẻ vui mừng hay bình thản khi nhìn thấy ly rượu vẫn còn một nửa. Vậy Kinh Thánh của chúng ta bi quan hay lạc quan ? Xét về một phương diện, Kinh Thánh rất bi quan, bởi vì Kinh Thánh có chứa đựng những lời lẽ thật đau xót về những nỗi khổ tâm mà con người đã gây nên cho nhau. Kinh Thánh đã nói rõ rằng : con người sống trong một thế giới đầy tội lỗi và đã gây nên biết bao điều ngang trái cho đồng loại. Nhưng nếu xét về một phương diện khác, thì Kinh Thánh lại rất lạc quan. Kinh Thánh đã từng đề cập đến một thời gian mà con người trông đợi, lúc mà mọi sự sẽ được điều chỉnh lại và được đổi mới hoàn toàn, lúc mà Thiên Chúa sẽ trở nên mọi sự cho mọi người.
Cụ thể như các đoạn Kinh Thánh của Chúa hôm nay : ngôn sứ I-sai-a đã loan báo về Đấng Cứu Thế và những công việc tràn đầy an ủi, phấn khởi. Thánh Phaolô đã khích lệ mọi người : Hãy vui lên. Trong bài Tin Mừng, thánh Gioan đã bảo đảm cho mọi người sẽ được hưởng niềm vui ấy. Vì thế, Chúa nhật hôm nay thường được gọi là Chúa nhật của niềm vui và khích lệ chúng ta hãy vui lên. Niềm vui đó là Chúa đã gần đến, sắp đến rồi, chúng ta hãy vui lên. Ngài sẽ đem đến cho chúng ta một niềm vui vĩ đại : biết Ngài là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa - được sống trong cộng đồng Giáo Hội - được hưởng các ân sủng, và nhất là được Chúa ban phúc bình an vĩnh viễn trong nước trời. Đó là niềm vui chính yếu, niềm vui thâm trầm của những người thấu hiểu ý nghĩa cuộc đời.
Chúa Giêsu là niềm vui; và những lời Ngài giảng dạy là những tin vui. Vì thế, đạo của chúng ta là đạo Tin Mừng. Hai chữ “Tin Mừng” ấy sẽ trở thánh trống rỗng và vô nghĩa nếu cuộc sống của người tín hữu không sống trong niềm vui và thể hiện Tin Mừng. Như thế, chúng ta cũng không thể loan báo hay chia sẻ Tin Mừng cho người khác.
Vào khoảng thập niên 60, một số người chuyên nghiên cứu về tâm lý quần chúng tại Hoa Kỳ đã làm một cuộc thăm dò độc đáo. Đó là xem thử có bao nhiêu người nhặt được ví và đem trả lại. Nhóm người nghiên cứu đã chọn một khu phố để làm việc. Họ cho rải những chiếc ví dọc theo các đường phố. Chỉ vài ngày sau, họ nhận thấy hơn nửa số ví được mang trả lại. Nhưng tỉ lệ này chỉ kéo dài tới ngày bào huynh của cố tổng thống Ken-nơ-đy là Rô-bớc Ken-nơ-đy bị ám sát. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng trong ngày hôm đó, không một cái ví nào được đem trả lại. Họ đi đến kết luận : những tin buồn có ảnh hưởng sâu đậm đến con người và đời sống xã hội của con người.
Chúng ta không hoàn toàn nhất trí với kết luận đó, nhưng chúng ta có thể suy luận thêm : khi nghe một tin mừng, con người cảm thấy phấn khởi và mau mắn để thi hành điều thiện. Trái lại, khi nghe tin buồn, thì con người dễ bị cám dỗ chán nản, và từ đó trách nhiệm trong lãnh vực luân lý cũng bị giảm sút.
Chúng ta đang đứng trước một thách đố lớn. Cuộc sống xã hội chung quanh chúng ta là cả một hãng thông tấn chỉ tung ra những tin buồn. Qua các phương tiện truyền thông xã hội : báo chí, truyền thanh, truyền hình… đầy dẫy những tin buồn : tin buồn của dối trá lường gạt; tin buồn của phản bội xâu xé nhau; tin buồn của buông xuôi bỏ cuộc, tin buồn của không biết bao nhiêu đói khổ, chiến tranh, thiên tai, chết chóc…
Vì thế, chúng ta phải là những người loan báo Tin Mừng và đem lại niềm vui. Giữa một xã hội chỉ có tin buồn của thất vọng, chúng ta sẽ loan báo tin mừng của hân hoan, phó thác. Giữa một xã hội chỉ có tin buồn của dối trá, lường gạt, chúng ta phải loan báo tin mừng của lòng chân thật, vị tha. Giữa một xã hội chỉ loan báo tin buồn của ích kỷ, nhỏ nhen, chúng ta sẽ loan báo tin mừng của quảng đại, yêu thương, tha thứ và cảm thông. Nếu chúng ta biết sống theo tinh thần trên đây, chúng ta sẽ thấy đời mình có ý nghĩa và gieo rắc những hạt giống của niềm vui ra chung quanh trên mọi nẻo đường đời. Và cho dù hầu hết các hạt giống đó có mục nát đi, tôi vẫn tin rằng thế nào cũng có ít nhất một hạt nảy mầm lên cây, và nó sẽ đâm bông làm thơm tâm hồn chúng ta.
Chúng ta hãy nhớ một câu trong một bản nhạc rất hay của ông Bách, một nhạc sĩ nổi tiếng : “Lạy Chúa Giêsu, xin cho niềm vui của con luôn tồn tại, để niềm vui đó đem lại niềm vui cho những người khác”.
Trích Chia Sẻ Tin Mừng Chúa Nhật Năm B
HÃY VUI LÊN
(Ga.1, 6-8. 19-28)
“Khi vui non nước cùng vui. Khi buồn sáo thổi kèn đôi cũng buồn”, “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cuộc đời giống như một tấm gương : mỉm cười với nó, nó sẽ mỉm cười lại; gắt gỏng với nó, nó sẽ hung bạo. Hãy thử đứng trước một cái gương xem, sẽ thấy : mỉm cười đáp lại mỉm cười, nhăn nhó đáp lại nhăn nhó. Trước cuộc đời cũng thế : tôi sống làm sao cuộc đời sẽ như vậy. Nếu tôi đón nhận những điều bất ngờ với một nụ cười, nó sẽ đáp lại tôi bằng một nụ cười. nếu tôi đến với nó với bộ mặt càu nhàu, nó sẽ đến cùng tôi với sát khí đằng đằng.
Ngày nay, người ta thường đề cập đến hai tiếng “bi quan” và “lạc quan”. Người bi quan là người tỏ vẻ buồn rầu khi nhìn thấy ly rượu đã vơi mất một nửa. Trái lại, người lạc quan là người tỏ vẻ vui mừng hay bình thản khi nhìn thấy ly rượu vẫn còn một nửa. Vậy Kinh Thánh của chúng ta bi quan hay lạc quan ? Xét về một phương diện, Kinh Thánh rất bi quan, bởi vì Kinh Thánh có chứa đựng những lời lẽ thật đau xót về những nỗi khổ tâm mà con người đã gây nên cho nhau. Kinh Thánh đã nói rõ rằng : con người sống trong một thế giới đầy tội lỗi và đã gây nên biết bao điều ngang trái cho đồng loại. Nhưng nếu xét về một phương diện khác, thì Kinh Thánh lại rất lạc quan. Kinh Thánh đã từng đề cập đến một thời gian mà con người trông đợi, lúc mà mọi sự sẽ được điều chỉnh lại và được đổi mới hoàn toàn, lúc mà Thiên Chúa sẽ trở nên mọi sự cho mọi người.
Cụ thể như các đoạn Kinh Thánh của Chúa hôm nay : ngôn sứ I-sai-a đã loan báo về Đấng Cứu Thế và những công việc tràn đầy an ủi, phấn khởi. Thánh Phaolô đã khích lệ mọi người : Hãy vui lên. Trong bài Tin Mừng, thánh Gioan đã bảo đảm cho mọi người sẽ được hưởng niềm vui ấy. Vì thế, Chúa nhật hôm nay thường được gọi là Chúa nhật của niềm vui và khích lệ chúng ta hãy vui lên. Niềm vui đó là Chúa đã gần đến, sắp đến rồi, chúng ta hãy vui lên. Ngài sẽ đem đến cho chúng ta một niềm vui vĩ đại : biết Ngài là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa - được sống trong cộng đồng Giáo Hội - được hưởng các ân sủng, và nhất là được Chúa ban phúc bình an vĩnh viễn trong nước trời. Đó là niềm vui chính yếu, niềm vui thâm trầm của những người thấu hiểu ý nghĩa cuộc đời.
Chúa Giêsu là niềm vui; và những lời Ngài giảng dạy là những tin vui. Vì thế, đạo của chúng ta là đạo Tin Mừng. Hai chữ “Tin Mừng” ấy sẽ trở thánh trống rỗng và vô nghĩa nếu cuộc sống của người tín hữu không sống trong niềm vui và thể hiện Tin Mừng. Như thế, chúng ta cũng không thể loan báo hay chia sẻ Tin Mừng cho người khác.
Vào khoảng thập niên 60, một số người chuyên nghiên cứu về tâm lý quần chúng tại Hoa Kỳ đã làm một cuộc thăm dò độc đáo. Đó là xem thử có bao nhiêu người nhặt được ví và đem trả lại. Nhóm người nghiên cứu đã chọn một khu phố để làm việc. Họ cho rải những chiếc ví dọc theo các đường phố. Chỉ vài ngày sau, họ nhận thấy hơn nửa số ví được mang trả lại. Nhưng tỉ lệ này chỉ kéo dài tới ngày bào huynh của cố tổng thống Ken-nơ-đy là Rô-bớc Ken-nơ-đy bị ám sát. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng trong ngày hôm đó, không một cái ví nào được đem trả lại. Họ đi đến kết luận : những tin buồn có ảnh hưởng sâu đậm đến con người và đời sống xã hội của con người.
Chúng ta không hoàn toàn nhất trí với kết luận đó, nhưng chúng ta có thể suy luận thêm : khi nghe một tin mừng, con người cảm thấy phấn khởi và mau mắn để thi hành điều thiện. Trái lại, khi nghe tin buồn, thì con người dễ bị cám dỗ chán nản, và từ đó trách nhiệm trong lãnh vực luân lý cũng bị giảm sút.
Chúng ta đang đứng trước một thách đố lớn. Cuộc sống xã hội chung quanh chúng ta là cả một hãng thông tấn chỉ tung ra những tin buồn. Qua các phương tiện truyền thông xã hội : báo chí, truyền thanh, truyền hình… đầy dẫy những tin buồn : tin buồn của dối trá lường gạt; tin buồn của phản bội xâu xé nhau; tin buồn của buông xuôi bỏ cuộc, tin buồn của không biết bao nhiêu đói khổ, chiến tranh, thiên tai, chết chóc…
Vì thế, chúng ta phải là những người loan báo Tin Mừng và đem lại niềm vui. Giữa một xã hội chỉ có tin buồn của thất vọng, chúng ta sẽ loan báo tin mừng của hân hoan, phó thác. Giữa một xã hội chỉ có tin buồn của dối trá, lường gạt, chúng ta phải loan báo tin mừng của lòng chân thật, vị tha. Giữa một xã hội chỉ loan báo tin buồn của ích kỷ, nhỏ nhen, chúng ta sẽ loan báo tin mừng của quảng đại, yêu thương, tha thứ và cảm thông. Nếu chúng ta biết sống theo tinh thần trên đây, chúng ta sẽ thấy đời mình có ý nghĩa và gieo rắc những hạt giống của niềm vui ra chung quanh trên mọi nẻo đường đời. Và cho dù hầu hết các hạt giống đó có mục nát đi, tôi vẫn tin rằng thế nào cũng có ít nhất một hạt nảy mầm lên cây, và nó sẽ đâm bông làm thơm tâm hồn chúng ta.
Chúng ta hãy nhớ một câu trong một bản nhạc rất hay của ông Bách, một nhạc sĩ nổi tiếng : “Lạy Chúa Giêsu, xin cho niềm vui của con luôn tồn tại, để niềm vui đó đem lại niềm vui cho những người khác”.
Trích Chia Sẻ Tin Mừng Chúa Nhật Năm B