Nhân chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y Crescenzio Sepe tới Việt Nam
LITTLESAIGON -- Ngày 27.11.2005, Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Truởng Bộ Truyền Giáo, đã đến viếng thăm Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, khởi sự là TGP Hà Nội, rồi đến TGP Huế và chặn cuối cùng là TGP Saigon. Chuyến viếng thăm kéo dài từ ngày 28 tháng 11 cho đến ngày 5.12.2005.
Trong chuyến viếng thăm này, Đức Hồng Y đã chủ tế Thánh Lễ Phong Chức Linh Mục tại Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội cho 57 thầy phó tế của 8 giáo phận thuộc Miền Bắc, vào lúc 9 giờ sáng thứ ba 29.11.2005. Và ĐHY Sepe cũng chủ trì nghi lễ thành lập Giáo Phận Bà Rịa dự trù vào ngày thứ hai mùng 5 tháng 12. Đây là một giáo phận mới vừa được tách ra từ Giáo Phận Xuân Lộc. Bà Rịa là nơi có hàng trăm tín hữu Công Giáo đã bị thiêu sống vào năm 1861 trong các nhà tù dưới thời Tự Đức.
Quang cảnh đón tiếp Đức Hồng Y Sepe tại Hà Nội rất tưng bừng nhộn nhịp. Hàng ngàn tín hữu từ nhiều giáo xứ khác nhau ở miền Bắc đã tấp nập đến bằng những đoàn xe buýt. Họ tập trung trong Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội cũng như bên ngoài quảng trường, vỗ tay, ca hát và vẫy cờ Quốc Gia Vaticanô chào mừng Đức Hồng Y Sepe và phái đoàn. Đội kèn đồng của Giáo Phận Bùi Chu đã cất lên những bản nhạc vui mừng, phấn khởi khi Đức Hồng Y tiến vào nhà thờ Chính Tòa.
Đức Giám Mục Nha Trang Nguyễn Văn Hòa, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã thay mặt Giáo Hội Việt Nam chào mừng Đức Hồng Y Sepe và phái đoàn. Ngài nói: "Giáo Hội Việt Nam vô cùng vinh dự và hân hoan đón tiếp Đức Hồng Y, vị ân nhân quan trọng nhất của Giáo Hội Việt Nam hiện nay". Đức Giám Mục Hòa cũng hết lòng cảm ơn Đức Thánh Cha Bênêđictô vì đã ưu ái cử Đức Hồng Y tới thăm Giáo Hội Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, Hội Thánh Công Giáo vừa là một Giáo Hội vừa là một quốc gia gọi là Quốc Gia Vaticano. Nhân dịp này, tôi xin lặp lại lời của LM Trần Đức Anh, Giám Đốc Chương Trình Việt Ngữ của Đài Phát Thanh Vaticanô, đã hơn hai thập niên qua nhắc nhở nhiều người không nên gọi là Tòa Thánh Vaticanô hay Tòa Thánh Vatican, mà chỉ gọi là Tòa Thánh hay Tòa Thánh Giáo Hội Công Giáo mới đúng, bởi vì Vaticanô hay Vatican chỉ là một lãnh địa độ 1 km vuông của Nước Ý làm “thủ đô” của Tòa Thánh, được gọi là Quốc Gia Vaticanô. Theo danh từ Giáo Luật (GL # 361), Tòa Thánh chỉ Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Roma. Còn Giáo Hội Công Giáo bao gồm mọi tín hữu Công Giáo trên khắp hoàn cầu. Từ ngữ Tòa Thánh được chuyển dịch từ tiếng Pháp là Le Saint Siège và tiếng Anh là The Holy See, và tiếng Ý là La Santa Sede. Trên các thông hành ngoại giao của Tòa Thánh cũng chỉ ghi như vậy thôi.
Hôm 22.9.2005, Linh Mục Nguyễn Ngọc Sơn, Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã cho hãng tin UCA biết chuyến viếng thăm của ĐHY Sepe chỉ tập trung vào công việc nội bộ của Giáo Hội Công Giáo địa phương hơn là chuẩn bị cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh với chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, Linh Mục Sơn nói thêm rằng chuyến viếng thăm này cũng tác động đến quan hệ giữa hai bên, vì Đức Hồng Y Sepe cũng gặp gỡ các viên chức chính phủ.
Trong thời gian ở Hà Nội, chiều thứ hai 28 tháng 11, Đức Hồng Y Sepe và phái đoàn đã đến thăm xã giao Phó Thủ Tướng Vũ Khoan. Trong buổi tiếp xúc 30 phút, Đức Hồng Y Sepe và ông Vũ Khoan đã đồng ý trao đổi thêm các chuyến viếng thăm giữa Tòa Thánh và Việt Nam. Đức Hồng Y đã nói với ông Vũ Khoan rằng mặc dù mối quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, đã đạt được những bước tiến, nhưng Tòa Thánh mong muốn mối quan hệ đó phải được cải thiện hơn nữa. Nhân dịp này, Đức Hồng Y Sepe đã nêu lên với ông Vũ Khoan một số nhu cầu cấp bách của Giáo Hội Việt Nam, trong đó có nhu cầu về truyền thông và thông tin. Một cách cụ thể, Đức Hồng Y đã yêu cầu chính phủ Việt Nam cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được xuất bản một tạp chí Công Giáo có tên là Hiệp Thông để phục vụ giáo dân. Đây là vấn đề đã được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nêu lên nhiều lần trong suốt 30 năm rồi, nhưng chưa được Việt Cộng chính thức chấp thuận. Về lãnh vực giáo dục và xã hội, Đức Hồng Y Sepe đã đề nghị chính quyền Việt Nam hãy để cho Giáo Hội Công Giáo quyền mở trường và điều hành việc giáo dục thanh thiếu niên và cũng như được tự do thực hiện những công tác bác ái xã hội, giúp đở kẻ nghèo.
Ông Vũ Khoan đã không trả lời thẳng những đề nghị then chốt của Đức Hồng Y Sepe về quyền tự do báo chí và tự do sinh hoạt xã hội ích nước lợi dân mà chỉ nói lập lờ chung chung là hai bên sẽ trao đổi thông tin và sẽ thực hiện những chuyến viếng thăm qua lại thường xuyên hơn nữa.
Về phương diện sinh hoạt truyền thông tôn giáo, Linh mục Sơn cho biết kể từ ngày 29.4.1999, ngày thành lập Nhà Xuất Bản Tôn Giáo thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ, các sách kinh và tác phẩm thuần túy tôn giáo của các tổ chức tôn giáo đều phải đi qua con đường này để đến với độc giả và tín hữu... Riêng năm 2004, Công Giáo được xuất bản 58 ấn phẩm so với 150 của Phật Giáo, 2 của Cao Đài, 5 của Phật Giáo Hoà Hảo và 1 của Hồi Giáo. Nhưng nhu cầu sách đạo còn rất lớn. Nhiều đoàn thể và cộng đồng Công Giáo đã phải dùng máy photocopy để in phóng hay sao chụp những văn hóa phẩm tôn giáo thiết yếu làm tài liệu lưu hành nội bộ để tránh thời gian xét duyệt bản thảo, sửa chữa bản văn và các chi phí xuất bản cùng các thủ tục nhiêu khê khác trì hoãn việc phát hành.
Về phương diện ngoại giao, chúng ta nhớ lại một phái đoàn Ban Tôn Giáo Chính Phủ của Việt Nam đã đến viếng thăm Tòa Thánh từ ngày 27 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7 vừa qua. Phái đoàn đã được Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đón tiếp. Phái đoàn cũng đã viếng thăm Đức Hồng Y Crescenzio Sepe. Sau đó, một bản tuyên bố của Tòa Thánh cho biết rằng cuộc họp đã bàn đến “các vấn đề về quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, với hy vọng rằng sẽ được tiến triển một cách nhanh chóng” và “phái đoàn Việt Nam đã có thể hiểu biết rõ và sâu sắc hơn về Giáo Hội Công Giáo.” Kể từ năm 1975 đến nay, đây là lần thứ hai một phái đoàn của chính phủ Việt Cộng chính thức đến thăm Quốc Gia Vaticanô. Lần thứ nhất xẩy ra vào năm 2002. Trong khi đó, phái đoàn Tòa Thánh đã đến thăm Việt Nam 14 lần như là những cuộc viếng thăm mục vụ. Chuyến đi năm ngoái từ ngày 27-4 đến 2-5-2004 là lần thứ 13, và lần thứ 14 này do Đức Hồng Y Crescenzio Sepe hướng dẫn.
Nhìn chung, chuyến viếng thăm hiện nay của Đức Hồng Y Sepe đã gây phấn khởi lớn cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, nhất là Giáo Hội ở miền Bắc. Đa số hy vọng rằng, bằng đường lối này, với tư cách vừa là một quốc gia, vừa là một Giáo Hội, Tòa Thánh sẽ tạo ra một hướng đi mới trong việc làm thay đổi chính sách tôn giáo của nhà cầm quyền Việt Nam. Việc tiên đoán những điều gì sẽ xảy ra trong tương lai đối với Việt Cộng có biệt danh là “nói dối như Vẹm” thì khó mà chính xác được.
LITTLESAIGON -- Ngày 27.11.2005, Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Truởng Bộ Truyền Giáo, đã đến viếng thăm Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, khởi sự là TGP Hà Nội, rồi đến TGP Huế và chặn cuối cùng là TGP Saigon. Chuyến viếng thăm kéo dài từ ngày 28 tháng 11 cho đến ngày 5.12.2005.
Trong chuyến viếng thăm này, Đức Hồng Y đã chủ tế Thánh Lễ Phong Chức Linh Mục tại Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội cho 57 thầy phó tế của 8 giáo phận thuộc Miền Bắc, vào lúc 9 giờ sáng thứ ba 29.11.2005. Và ĐHY Sepe cũng chủ trì nghi lễ thành lập Giáo Phận Bà Rịa dự trù vào ngày thứ hai mùng 5 tháng 12. Đây là một giáo phận mới vừa được tách ra từ Giáo Phận Xuân Lộc. Bà Rịa là nơi có hàng trăm tín hữu Công Giáo đã bị thiêu sống vào năm 1861 trong các nhà tù dưới thời Tự Đức.
Quang cảnh đón tiếp Đức Hồng Y Sepe tại Hà Nội rất tưng bừng nhộn nhịp. Hàng ngàn tín hữu từ nhiều giáo xứ khác nhau ở miền Bắc đã tấp nập đến bằng những đoàn xe buýt. Họ tập trung trong Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội cũng như bên ngoài quảng trường, vỗ tay, ca hát và vẫy cờ Quốc Gia Vaticanô chào mừng Đức Hồng Y Sepe và phái đoàn. Đội kèn đồng của Giáo Phận Bùi Chu đã cất lên những bản nhạc vui mừng, phấn khởi khi Đức Hồng Y tiến vào nhà thờ Chính Tòa.
Đức Giám Mục Nha Trang Nguyễn Văn Hòa, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã thay mặt Giáo Hội Việt Nam chào mừng Đức Hồng Y Sepe và phái đoàn. Ngài nói: "Giáo Hội Việt Nam vô cùng vinh dự và hân hoan đón tiếp Đức Hồng Y, vị ân nhân quan trọng nhất của Giáo Hội Việt Nam hiện nay". Đức Giám Mục Hòa cũng hết lòng cảm ơn Đức Thánh Cha Bênêđictô vì đã ưu ái cử Đức Hồng Y tới thăm Giáo Hội Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, Hội Thánh Công Giáo vừa là một Giáo Hội vừa là một quốc gia gọi là Quốc Gia Vaticano. Nhân dịp này, tôi xin lặp lại lời của LM Trần Đức Anh, Giám Đốc Chương Trình Việt Ngữ của Đài Phát Thanh Vaticanô, đã hơn hai thập niên qua nhắc nhở nhiều người không nên gọi là Tòa Thánh Vaticanô hay Tòa Thánh Vatican, mà chỉ gọi là Tòa Thánh hay Tòa Thánh Giáo Hội Công Giáo mới đúng, bởi vì Vaticanô hay Vatican chỉ là một lãnh địa độ 1 km vuông của Nước Ý làm “thủ đô” của Tòa Thánh, được gọi là Quốc Gia Vaticanô. Theo danh từ Giáo Luật (GL # 361), Tòa Thánh chỉ Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Roma. Còn Giáo Hội Công Giáo bao gồm mọi tín hữu Công Giáo trên khắp hoàn cầu. Từ ngữ Tòa Thánh được chuyển dịch từ tiếng Pháp là Le Saint Siège và tiếng Anh là The Holy See, và tiếng Ý là La Santa Sede. Trên các thông hành ngoại giao của Tòa Thánh cũng chỉ ghi như vậy thôi.
Hôm 22.9.2005, Linh Mục Nguyễn Ngọc Sơn, Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã cho hãng tin UCA biết chuyến viếng thăm của ĐHY Sepe chỉ tập trung vào công việc nội bộ của Giáo Hội Công Giáo địa phương hơn là chuẩn bị cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh với chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, Linh Mục Sơn nói thêm rằng chuyến viếng thăm này cũng tác động đến quan hệ giữa hai bên, vì Đức Hồng Y Sepe cũng gặp gỡ các viên chức chính phủ.
Trong thời gian ở Hà Nội, chiều thứ hai 28 tháng 11, Đức Hồng Y Sepe và phái đoàn đã đến thăm xã giao Phó Thủ Tướng Vũ Khoan. Trong buổi tiếp xúc 30 phút, Đức Hồng Y Sepe và ông Vũ Khoan đã đồng ý trao đổi thêm các chuyến viếng thăm giữa Tòa Thánh và Việt Nam. Đức Hồng Y đã nói với ông Vũ Khoan rằng mặc dù mối quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, đã đạt được những bước tiến, nhưng Tòa Thánh mong muốn mối quan hệ đó phải được cải thiện hơn nữa. Nhân dịp này, Đức Hồng Y Sepe đã nêu lên với ông Vũ Khoan một số nhu cầu cấp bách của Giáo Hội Việt Nam, trong đó có nhu cầu về truyền thông và thông tin. Một cách cụ thể, Đức Hồng Y đã yêu cầu chính phủ Việt Nam cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được xuất bản một tạp chí Công Giáo có tên là Hiệp Thông để phục vụ giáo dân. Đây là vấn đề đã được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nêu lên nhiều lần trong suốt 30 năm rồi, nhưng chưa được Việt Cộng chính thức chấp thuận. Về lãnh vực giáo dục và xã hội, Đức Hồng Y Sepe đã đề nghị chính quyền Việt Nam hãy để cho Giáo Hội Công Giáo quyền mở trường và điều hành việc giáo dục thanh thiếu niên và cũng như được tự do thực hiện những công tác bác ái xã hội, giúp đở kẻ nghèo.
Ông Vũ Khoan đã không trả lời thẳng những đề nghị then chốt của Đức Hồng Y Sepe về quyền tự do báo chí và tự do sinh hoạt xã hội ích nước lợi dân mà chỉ nói lập lờ chung chung là hai bên sẽ trao đổi thông tin và sẽ thực hiện những chuyến viếng thăm qua lại thường xuyên hơn nữa.
Về phương diện sinh hoạt truyền thông tôn giáo, Linh mục Sơn cho biết kể từ ngày 29.4.1999, ngày thành lập Nhà Xuất Bản Tôn Giáo thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ, các sách kinh và tác phẩm thuần túy tôn giáo của các tổ chức tôn giáo đều phải đi qua con đường này để đến với độc giả và tín hữu... Riêng năm 2004, Công Giáo được xuất bản 58 ấn phẩm so với 150 của Phật Giáo, 2 của Cao Đài, 5 của Phật Giáo Hoà Hảo và 1 của Hồi Giáo. Nhưng nhu cầu sách đạo còn rất lớn. Nhiều đoàn thể và cộng đồng Công Giáo đã phải dùng máy photocopy để in phóng hay sao chụp những văn hóa phẩm tôn giáo thiết yếu làm tài liệu lưu hành nội bộ để tránh thời gian xét duyệt bản thảo, sửa chữa bản văn và các chi phí xuất bản cùng các thủ tục nhiêu khê khác trì hoãn việc phát hành.
Về phương diện ngoại giao, chúng ta nhớ lại một phái đoàn Ban Tôn Giáo Chính Phủ của Việt Nam đã đến viếng thăm Tòa Thánh từ ngày 27 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7 vừa qua. Phái đoàn đã được Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đón tiếp. Phái đoàn cũng đã viếng thăm Đức Hồng Y Crescenzio Sepe. Sau đó, một bản tuyên bố của Tòa Thánh cho biết rằng cuộc họp đã bàn đến “các vấn đề về quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, với hy vọng rằng sẽ được tiến triển một cách nhanh chóng” và “phái đoàn Việt Nam đã có thể hiểu biết rõ và sâu sắc hơn về Giáo Hội Công Giáo.” Kể từ năm 1975 đến nay, đây là lần thứ hai một phái đoàn của chính phủ Việt Cộng chính thức đến thăm Quốc Gia Vaticanô. Lần thứ nhất xẩy ra vào năm 2002. Trong khi đó, phái đoàn Tòa Thánh đã đến thăm Việt Nam 14 lần như là những cuộc viếng thăm mục vụ. Chuyến đi năm ngoái từ ngày 27-4 đến 2-5-2004 là lần thứ 13, và lần thứ 14 này do Đức Hồng Y Crescenzio Sepe hướng dẫn.
Nhìn chung, chuyến viếng thăm hiện nay của Đức Hồng Y Sepe đã gây phấn khởi lớn cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, nhất là Giáo Hội ở miền Bắc. Đa số hy vọng rằng, bằng đường lối này, với tư cách vừa là một quốc gia, vừa là một Giáo Hội, Tòa Thánh sẽ tạo ra một hướng đi mới trong việc làm thay đổi chính sách tôn giáo của nhà cầm quyền Việt Nam. Việc tiên đoán những điều gì sẽ xảy ra trong tương lai đối với Việt Cộng có biệt danh là “nói dối như Vẹm” thì khó mà chính xác được.