CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG B
(Mc 13, 33-37)
Thưa quí vị.
Chúng ta bước vào mùa vọng với phần giữa của Tin mừng theo thánh Marcô. Tại sao lại không từ đầu? Hôm nay là khởi sự mùa vọng, Tin mừng theo thánh Marcô sẽ là Phúc âm chính của các Chúa nhật năm B. Các bài đọc đáng lý phải theo thứ tự nhất định. Vậy mà hôm nay lại trích từ giữa Phúc âm và giọng điệu đầy đe doạ mang tính kết thúc. “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức vì anh em không biết khi nào giờ ấy sẽ đến”. Câu truyện là về một ông chủ, trước khi đi xa, trao công việc cho mỗi gia nhân, nhất là người canh giữ cửa và dặn họ phải tỉnh thức. Có lẽ ông sẽ trở về vào ban đêm. Nghe như kết thúc Phúc âm, nếu chúng ta hiểu ông chủ là Chúa Giê-su. Ngài thúc giục các môn đệ trung thành và chăm chỉ thi hành các nhiệm vụ đã được trao phó. Xin lại nêu thắc mắc một lần nữa: Tại sao đầu mùa vọng, mùa mong đợi Chúa đến lại có giọng điệu kết thúc? Hơn nữa theo phong tục Hoa Kỳ, chúng ta vừa mừng lễ tạ ơn xong, tạ ơn Chúa cho tổ tiên chúng ta được định cư an toàn ở đây và thu hoạch mùa màng tốt đẹp. Chúng ta tụ họp gia đình, bạn bè vui vẻ, ấm cúng. Nhưng chiếc màn ảm đạm lại nhanh chóng rơi xuống những vui vẻ, những ký ức ấm áp thân mến, những bánh ngọt, gà tây còn dang dở ấy? Và trong thánh đường không chỉ những lời thận trọng, cảnh cáo, mà còn cả đến quang cảnh cũng thay đổi hoàn toàn, từ lễ tạ ơn. Màu tím hay xanh đậm thay thế cho lá vàng mùa thu quanh công viên nhà thờ, đèn lồng xanh đỏ trên cung thánh, mà hai tuần trước còn phổ biến để mừng lễ tạ ơn.
Bởi lẽ thương mại, sự trang hoàng giáng sinh đã lấn át mùa vọng. Ngay từ sau lể các linh hồn, người ta đã bày bán các hàng hoá sinh nhật, đèn điện màu, cây thông giáng sinh, hoa văn đủ loại và ngay cả các bài ca Noel đã vang dội khắp các phố xá, làng mạc. Cho nên chỉ những linh hồn đạo đức, năng lui tới thánh đường mới được nghe âm nhạc khắc khổ mùa vọng, mới được coi phong cảnh đạm bạc của mùa trông đợi Chúa. “Xin Ngài mau trở lại, phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống.” Người rao giảng có thể lợi dụng sự đối chọi giữa hai bối cảnh này mà chỉ rõ người ta phải trông đợi Chúa ra sao. Một bên là ồn ào náo nhiệt của xã hội ngoài nhà thờ. Mục tiêu của nó là lợi nhuận vật chất, không để ý đến nhu cầu của linh hồn. Bên kia là lòng thống hối, ăn năn, tỉnh thức thiêng liêng, giáo dân chọn đàng nào? Hãy sửa soạn con đường cho Chúa, đó là tiếng hô lớn của tiên tri Isaia, hay những lễ hội vui chơi của tinh thần thế gian? Ấn tượng đầu tiên của chúng ta khi bước vào nhà thờ, tham dự Phụng vụ là lắng nghe lời các tiên tri nói về ngày Chúa đến, các lời cầu nguyên tha thiết xin Ngài mau ngự tới để giải thoát tuyển dân khỏi những thống khổ của kiếp lưu đầy, ca hát thánh vịnh về ngày Chúa quang lâm. Cho nên bài đọc Tin mừng hôm nay là chính xác, mùa vọng không phải là tham dự trước niềm vui giáng sinh, cũng không phải khởi xướng năm mới với các lễ hội ồn ào. Ngược lại chúng ta được Giáo hội kêu mời ăn ở tiết độ, thanh đạm, giảm bớt các tiện nghi xa hoa như lời Chúa Giê-su cảnh cáo: “Điều Thày nói với anh em, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người. Hãy tỉnh thức, hãy canh chừng!” Thực tế bài đọc trích từ chương 13, gần kết thúc Phúc âm thánh Mát-cô, trong diễn từ chia tay, chỉ còn một chương nữa là Chúa Giê-su bị bắt dữ, xét xử và hành quyết. Ngài tiên báo thành thánh bị triệt hạ và phá hủy. Tiếp theo là Ngài trở lại trong vinh quang. Trong nội dung đó Ngài khuyên nhủ các môn đệ phải có thái độ luôn canh thức chờ đón Ngài trở lại. Nhưng giờ giấc thì lại bất định. Chúng ta được Chúa bảo cho biết phải chờ đợi khá lâu, bởi vì ông chủ của ngôi nhà chẳng trở về cho đến rất muộn trong đêm, có lẽ đến gần sáng. Không ai có thể đoán được lúc nào, giờ nào, tối tăm và dài lâu bao nhiêu? Dấu hiệu của sự kiện này rất nhiều và ở khắp mọi nơi. Xin đếm ngón tay. Này nhé: Nhân loại ngày càng gia tăng kẻ nghèo khó, trận bão Katrina và Rita tàn phá miền Nam. Ôm bom giết hại các du khách ở Indonesia. Những món tiền khổng lồ bị lấy cắp khỏi các mục tiêu chung. Các chiến tranh không chính nghĩa ở Phi châu, Á châu. Người nghèo bị bỏ quên. Hạn hán lụt lội, động đất, thiên tai không ngừng xảy ra khắp hành tinh. Người già cả không nơi nương tựa, không tiền trợ cấp. Động đất ở Pakistan giết hại hàng chục ngàn người mà UN không tiền cứu trợ. Vậy thì đêm tối còn kéo dài bao nhiêu lâu nữa ? Còn tối tăm đến thế nào nữa ? Chắc chắn là rất tối, rất lâu, không ai đoán trước được bao giờ sẽ hết. Vậy thì những vui vẻ của ngày lễ tạ ơn, những ấm áp và sáng láng của các lễ hội không thể nào đẩy lui các thực tại của thế giới.
Cho nên, chúng ta cần trợ giúp. Không phải chỉ trợ giúp vật chất, để che chở chúng ta thoát khỏi đêm đen, ngõ hầu đoàn kết mà nâng đỡ khích lệ nhau trên bước đường công chính. Chúng ta còn cần Thiên Chúa can thiệp để giữ vững hy vọng vào một thế giới tốt đẹp hơn khi Chúa đến. Ngài sẽ ban cho chúng ta tình yêu để phục vụ tha nhân, hàng xóm, láng giềng. Chúng ta sẽ là dấu hiệu của hy vọng, không phải thứ dấu hiệu cuối cùng thì mọi sự đều tốt đẹp, vậy hãy phấn khởi lên. Nhưng là của tinh thần tỉnh thức và cầu nguyện vì Chúa sắp đến. Chúng ta được trao cho hy vọng này để thế giới nhờ nó mà trường tồn, ăn ở công bình nhân ái hơn, không phải cúi mặt đi trong đêm tối và thất vọng. Chúng ta can đảm chống lại bất cứ hình thức hoặc quyền lực nào gieo vãi tối tăm trên thế giới. Chẳng có nhiều ông chủ nhà mà chỉ một mà thôi. Chúng ta là bầy tôi trung thành của ông chủ ấy. Ngài cắt đặt bổn phận cho chúng ta chu toàn và thần khí ban năng lực để làm việc ấy. Thánh Phaolô trong bài đọc 2 nhắc nhở: “Quả vậy, trong Đức Kitô Giêsu, anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe lời Thiên Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người .” Nghĩa là mọi ân huệ thiêng liêng, ơn ngôn ngữ, ơn thông hiểu … để chúng ta hoàn thành nhiệm vụ Chúa trao phó. Hơn nữa, theo thánh nhân, Chúa Kitô sẽ làm cho chúng ta nên vững chắc đến cùng. Để rằng khi Ngài trở lại sẽ thấy chúng ta trung thành. Điểm gây phấn khởi là chúng ta không làm việc này một mình, mà luôn có Thiên Chúa cùng hoạt động. Nếu không, quyền lực tối tăm đè bẹp toàn thế giới của ngừơi tin Chúa rồi, bởi nó là sức mạnh ghê gớm, tự thân chúng ta không thắng nổi. Tuy nhiên, chúng ta phải có lòng khiêm tốn. Kiêu ngạo là một cản trở lớn, bởi nó là hơi thở của Satan. Ít người theo Chúa suy nghĩ đến nguy hiểm này, ngược lại, tuy mang danh là linh mục, tu sĩ, giáo sĩ, giáo dân, nhưng thực chất là đồ đệ của ma quỷ vì họ đầy kiêu căng, luôn thở hơi Satan ý thức hay không ý thức. Họ mang kiêu căng đi khắp nơi, gọi là làm việc Chúa, nhưng thực ra là việc của “cha” họ, như Chúa Giê-su đã có lần nói với Pharisêô. Chúng ta phải cảnh giác luôn như Chúa dạy bảo trong bài Phúc âm hôm nay. Cho tới lúc này dù sức mạnh của hoả ngục có lớn biết mấy đi nữa, thì vẫn chưa thắng nổi con cái Chúa. Đó là niềm an ủi. Nước Chúa sẽ ngự đến một ngày không xa, bởi nếu chúng ta trung thành thi hành nhiệm vụ với lòng khiêm tốn, chúng ta sẽ khám phá ra rằng sự dữ đang dần dần lui bước. Nhiều tổ chức xã hội đang bành trướng, ánh sáng bác ái đang ló rạng. Người nghèo khổ đang được cứu giúp. Người ta phúc trình rằng sự cứu trợ thế giới cho các nạn nhân sóng thần ở Indonesia khá đầy đủ. Có nước không nhận thêm tặng vật. Các chiến tranh đang dần dần được thu hẹp và hy vọng dập tắt hẳn. Bản tường trình của ban thư ký Liên Hiệp Quốc quả là một khích lệ lớn. Ngoài ra những việc từ thiện tư nhân cũng đáng kể, quý vị thử liệt kê các tổ chức bác ái phi chính phủ (gọi tắt là NGO) xem thế nào? Tôi bảo đảm nó là một cuốn từ điển cỡ lớn. Lòng hào hiệp thứ tha ngày càng gia tăng. Đức Gioan Phaolô II đã khiêm tốn xin lỗi nhân loại vì những sai trái của Giáo hội trong quá khứ và được đón nhận nồng nhiệt ở khắp nơi với lòng khâm phục. Vậy chúng ta nên tham gia với mọi người thiện tâm theo hướng này để đón chờ Chúa đến, chứ không phải yếm thế than van. Thiết tưởng câu châm ngôn : “It is better to light a candle than to sit still and curse the darkness” (thắp lên một ngọn nến thì tốt hơn là ngồi mà nguyền rủa bóng tối). Một câu khác cũng đáng lưu tâm : “Love begets love” (tình yêu nảy sinh tình yêu). Nếu chúng ta ích kỷ không thương yêu tha nhân thì chỉ là một cây khô cằn cỗi, không phát sinh được tình yêu nào khác. Thiên Chúa là tình yêu. Ngài sinh hạ vô số tình yêu khác. Chúa Giê-su là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa. Ngài cụ thể hoá tình yêu Đức Chúa Trời. Chúng ta noi gương Ngài yêu mến tha nhân, tức khắc bóng tối ghen ghét hận thù bị đẩy lui. Xin đừng làm đồ đệ của Satan, thở hơi kiêu căng và đố kỵ. Lúc ấy, Hội thánh rạng rỡ dấu chỉ hoà giải và dấn thân. Thiên hạ nhanh chóng nhận ra chúng ta là môn đệ Chúa, luôn dõi theo những nhu cầu của kẻ khốn khó, luôn mong đợi ngày Chúa quang lâm.
Hiện thời chúng ta tiếp tục cử hành lễ tạ ơn. Không những tại tư gia nhưng ở nơi đây, tại thánh đường này, mỗi lần hội họp nhau cử hành Thánh lễ. Thánh lễ căn bản là lời cầu nguyện tạ ơn. Trong một thế giới tối tăm và bất ổn, chúng ta cảm tạ Chúa vì sự hiện diện của Chúa Giê-su trong những tâm hồn chung quanh mình. Cảm tạ Chúa vì những lời hằng sống Ngài luôn ban cho Hội thánh. Cảm tạ Chúa vì bánh rượu trở nên Thịt Máu Ngài nuôi dưỡng chúng ta như những kẻ canh gĩữ trung thành và giúp đỡ mọi người tỉnh thức trong hy vọng giữa những đêm dài chờ đợi. Biết bao nhiêu khốn khó vây bọc người tín hữu, chúng ta phải gắng sức rẽ lối mà đi. Biết bao nhiêu cạm bẫy trên con đường công chính. Người tín hữu cần phải khôn khéo phân định, kẻo khi làm việc phụng thờ Chúa, mà thực chất phục vụ Satan, bởi nếp sống kiêu căng, tham lam, tự phụ. Không đứng vào vị trí Chúa Giê-su, chắc chắn chúng ta sẽ phán đoán sai lầm. Vị trí của Chúa thì Ngài đã chỉ bảo rồi: “Ta đến để phục vụ chứ không phải bắt người ta hầu hạ”. Người phục vụ chẳng có chức quyền nào, chẳng có tiếng nói, chẳng có uy tín riêng. Mọi sự đều tuỳ vào sự thật. Thiên Chúa chính là chân lý, cho nên uy tín của người hầu hạ chính là sức mạnh của chân lý, sức mạnh của Thiên Chúa. Xưa nay người ta có nhiều ý kiến lắm, nhưng không có ý kiến nào chân thật bằng lương tâm Đức Kitô. Vì vậy trong các giáo đường hôm nay không trang hoàng cờ xí, hoa lá cành, vàng bạc bóng láng, các điệu nhạc giật gân như trong các tiệm buôn. Nhưng trút bỏ hết vẻ bên ngoài, đơn sơ, đạm bạc trước mắt chúng ta, để nhắc nhớ mọi người điều căn bản. Mong chờ Chúa đến như một bảng quảng cáo xe hơi nói: “Điều chính yếu là thấu hiểu cái nền tảng và tuân giữ cái cốt yếu.” Nhưng ngày nay, người ta thương quên lãng cái nền tảng, bỏ qua cái cốt yếu để chạy theo thị hiếu rẻ tiền, không còn giữ được điều chính yếu nữa. Xin ghi lại nơi đây lời cầu nguyện mùa vọng của Dòng Phanxicô khó nghèo: “Lạy Thiên Chúa, xin chúc phúc cho bạn nhiều PHIỀN PHỨC nơi các mối tương quan hời hợt, sự thật nửa vời, đáp ứng dễ dãi, ngõ hầu bạn có khả năng sống sâu thẳm hơn trong linh hồn. Xin ngài chúc phúc cho bạn NỔI GIẬN lớn hơn nơi những bất công, áp bức, khai thác con người. Để bạn hoạt động cho tự do, hoà bình, công lý. Xin Chúa chúc phúc cho bạn nhiều NƯỚC MẮT. Ngõ hầu bạn khóc than cùng với những kẻ khổ đau, bệnh tật, thất nghiệp, bị khước từ, chết đói và chiến tranh. Và bạn giơ tay với tới họ, an ủi họ, làm cho những khổ đau trở thành niềm vui thánh thiện. Xin Ngài chúc phúc cho bạn khá nhiều ĐIÊN RỒ, tin rằng bạn có khả năng thay đổi thế giới. Ngõ hầu bạn thi hành những điều mà thiên hạ bảo rằng không làm được.”
Chúng ta chỉ thực sự sống mùa vọng, khi biết lắng đọng linh hồn đón chờ Chúa đến, cương quyết gạt bỏ những ồn ào xã hội, những cản trở ngoại lai, những vui chơi vô bổ, làm một cuộc canh thức thiêng liêng đúng nghĩa. Chúa tin tưởng nơi chúng ta khi gõ cửa. Chúng ta sẽ mau mắn mở linh hồn cho Ngài ngự vào, không để Ngài đứng ngoài hay chờ đợi lâu vì tâm hồn chưa sẵn sàng. Ước chi được như vậy. Amen.
(Mc 13, 33-37)
Thưa quí vị.
Chúng ta bước vào mùa vọng với phần giữa của Tin mừng theo thánh Marcô. Tại sao lại không từ đầu? Hôm nay là khởi sự mùa vọng, Tin mừng theo thánh Marcô sẽ là Phúc âm chính của các Chúa nhật năm B. Các bài đọc đáng lý phải theo thứ tự nhất định. Vậy mà hôm nay lại trích từ giữa Phúc âm và giọng điệu đầy đe doạ mang tính kết thúc. “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức vì anh em không biết khi nào giờ ấy sẽ đến”. Câu truyện là về một ông chủ, trước khi đi xa, trao công việc cho mỗi gia nhân, nhất là người canh giữ cửa và dặn họ phải tỉnh thức. Có lẽ ông sẽ trở về vào ban đêm. Nghe như kết thúc Phúc âm, nếu chúng ta hiểu ông chủ là Chúa Giê-su. Ngài thúc giục các môn đệ trung thành và chăm chỉ thi hành các nhiệm vụ đã được trao phó. Xin lại nêu thắc mắc một lần nữa: Tại sao đầu mùa vọng, mùa mong đợi Chúa đến lại có giọng điệu kết thúc? Hơn nữa theo phong tục Hoa Kỳ, chúng ta vừa mừng lễ tạ ơn xong, tạ ơn Chúa cho tổ tiên chúng ta được định cư an toàn ở đây và thu hoạch mùa màng tốt đẹp. Chúng ta tụ họp gia đình, bạn bè vui vẻ, ấm cúng. Nhưng chiếc màn ảm đạm lại nhanh chóng rơi xuống những vui vẻ, những ký ức ấm áp thân mến, những bánh ngọt, gà tây còn dang dở ấy? Và trong thánh đường không chỉ những lời thận trọng, cảnh cáo, mà còn cả đến quang cảnh cũng thay đổi hoàn toàn, từ lễ tạ ơn. Màu tím hay xanh đậm thay thế cho lá vàng mùa thu quanh công viên nhà thờ, đèn lồng xanh đỏ trên cung thánh, mà hai tuần trước còn phổ biến để mừng lễ tạ ơn.
Bởi lẽ thương mại, sự trang hoàng giáng sinh đã lấn át mùa vọng. Ngay từ sau lể các linh hồn, người ta đã bày bán các hàng hoá sinh nhật, đèn điện màu, cây thông giáng sinh, hoa văn đủ loại và ngay cả các bài ca Noel đã vang dội khắp các phố xá, làng mạc. Cho nên chỉ những linh hồn đạo đức, năng lui tới thánh đường mới được nghe âm nhạc khắc khổ mùa vọng, mới được coi phong cảnh đạm bạc của mùa trông đợi Chúa. “Xin Ngài mau trở lại, phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống.” Người rao giảng có thể lợi dụng sự đối chọi giữa hai bối cảnh này mà chỉ rõ người ta phải trông đợi Chúa ra sao. Một bên là ồn ào náo nhiệt của xã hội ngoài nhà thờ. Mục tiêu của nó là lợi nhuận vật chất, không để ý đến nhu cầu của linh hồn. Bên kia là lòng thống hối, ăn năn, tỉnh thức thiêng liêng, giáo dân chọn đàng nào? Hãy sửa soạn con đường cho Chúa, đó là tiếng hô lớn của tiên tri Isaia, hay những lễ hội vui chơi của tinh thần thế gian? Ấn tượng đầu tiên của chúng ta khi bước vào nhà thờ, tham dự Phụng vụ là lắng nghe lời các tiên tri nói về ngày Chúa đến, các lời cầu nguyên tha thiết xin Ngài mau ngự tới để giải thoát tuyển dân khỏi những thống khổ của kiếp lưu đầy, ca hát thánh vịnh về ngày Chúa quang lâm. Cho nên bài đọc Tin mừng hôm nay là chính xác, mùa vọng không phải là tham dự trước niềm vui giáng sinh, cũng không phải khởi xướng năm mới với các lễ hội ồn ào. Ngược lại chúng ta được Giáo hội kêu mời ăn ở tiết độ, thanh đạm, giảm bớt các tiện nghi xa hoa như lời Chúa Giê-su cảnh cáo: “Điều Thày nói với anh em, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người. Hãy tỉnh thức, hãy canh chừng!” Thực tế bài đọc trích từ chương 13, gần kết thúc Phúc âm thánh Mát-cô, trong diễn từ chia tay, chỉ còn một chương nữa là Chúa Giê-su bị bắt dữ, xét xử và hành quyết. Ngài tiên báo thành thánh bị triệt hạ và phá hủy. Tiếp theo là Ngài trở lại trong vinh quang. Trong nội dung đó Ngài khuyên nhủ các môn đệ phải có thái độ luôn canh thức chờ đón Ngài trở lại. Nhưng giờ giấc thì lại bất định. Chúng ta được Chúa bảo cho biết phải chờ đợi khá lâu, bởi vì ông chủ của ngôi nhà chẳng trở về cho đến rất muộn trong đêm, có lẽ đến gần sáng. Không ai có thể đoán được lúc nào, giờ nào, tối tăm và dài lâu bao nhiêu? Dấu hiệu của sự kiện này rất nhiều và ở khắp mọi nơi. Xin đếm ngón tay. Này nhé: Nhân loại ngày càng gia tăng kẻ nghèo khó, trận bão Katrina và Rita tàn phá miền Nam. Ôm bom giết hại các du khách ở Indonesia. Những món tiền khổng lồ bị lấy cắp khỏi các mục tiêu chung. Các chiến tranh không chính nghĩa ở Phi châu, Á châu. Người nghèo bị bỏ quên. Hạn hán lụt lội, động đất, thiên tai không ngừng xảy ra khắp hành tinh. Người già cả không nơi nương tựa, không tiền trợ cấp. Động đất ở Pakistan giết hại hàng chục ngàn người mà UN không tiền cứu trợ. Vậy thì đêm tối còn kéo dài bao nhiêu lâu nữa ? Còn tối tăm đến thế nào nữa ? Chắc chắn là rất tối, rất lâu, không ai đoán trước được bao giờ sẽ hết. Vậy thì những vui vẻ của ngày lễ tạ ơn, những ấm áp và sáng láng của các lễ hội không thể nào đẩy lui các thực tại của thế giới.
Cho nên, chúng ta cần trợ giúp. Không phải chỉ trợ giúp vật chất, để che chở chúng ta thoát khỏi đêm đen, ngõ hầu đoàn kết mà nâng đỡ khích lệ nhau trên bước đường công chính. Chúng ta còn cần Thiên Chúa can thiệp để giữ vững hy vọng vào một thế giới tốt đẹp hơn khi Chúa đến. Ngài sẽ ban cho chúng ta tình yêu để phục vụ tha nhân, hàng xóm, láng giềng. Chúng ta sẽ là dấu hiệu của hy vọng, không phải thứ dấu hiệu cuối cùng thì mọi sự đều tốt đẹp, vậy hãy phấn khởi lên. Nhưng là của tinh thần tỉnh thức và cầu nguyện vì Chúa sắp đến. Chúng ta được trao cho hy vọng này để thế giới nhờ nó mà trường tồn, ăn ở công bình nhân ái hơn, không phải cúi mặt đi trong đêm tối và thất vọng. Chúng ta can đảm chống lại bất cứ hình thức hoặc quyền lực nào gieo vãi tối tăm trên thế giới. Chẳng có nhiều ông chủ nhà mà chỉ một mà thôi. Chúng ta là bầy tôi trung thành của ông chủ ấy. Ngài cắt đặt bổn phận cho chúng ta chu toàn và thần khí ban năng lực để làm việc ấy. Thánh Phaolô trong bài đọc 2 nhắc nhở: “Quả vậy, trong Đức Kitô Giêsu, anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe lời Thiên Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người .” Nghĩa là mọi ân huệ thiêng liêng, ơn ngôn ngữ, ơn thông hiểu … để chúng ta hoàn thành nhiệm vụ Chúa trao phó. Hơn nữa, theo thánh nhân, Chúa Kitô sẽ làm cho chúng ta nên vững chắc đến cùng. Để rằng khi Ngài trở lại sẽ thấy chúng ta trung thành. Điểm gây phấn khởi là chúng ta không làm việc này một mình, mà luôn có Thiên Chúa cùng hoạt động. Nếu không, quyền lực tối tăm đè bẹp toàn thế giới của ngừơi tin Chúa rồi, bởi nó là sức mạnh ghê gớm, tự thân chúng ta không thắng nổi. Tuy nhiên, chúng ta phải có lòng khiêm tốn. Kiêu ngạo là một cản trở lớn, bởi nó là hơi thở của Satan. Ít người theo Chúa suy nghĩ đến nguy hiểm này, ngược lại, tuy mang danh là linh mục, tu sĩ, giáo sĩ, giáo dân, nhưng thực chất là đồ đệ của ma quỷ vì họ đầy kiêu căng, luôn thở hơi Satan ý thức hay không ý thức. Họ mang kiêu căng đi khắp nơi, gọi là làm việc Chúa, nhưng thực ra là việc của “cha” họ, như Chúa Giê-su đã có lần nói với Pharisêô. Chúng ta phải cảnh giác luôn như Chúa dạy bảo trong bài Phúc âm hôm nay. Cho tới lúc này dù sức mạnh của hoả ngục có lớn biết mấy đi nữa, thì vẫn chưa thắng nổi con cái Chúa. Đó là niềm an ủi. Nước Chúa sẽ ngự đến một ngày không xa, bởi nếu chúng ta trung thành thi hành nhiệm vụ với lòng khiêm tốn, chúng ta sẽ khám phá ra rằng sự dữ đang dần dần lui bước. Nhiều tổ chức xã hội đang bành trướng, ánh sáng bác ái đang ló rạng. Người nghèo khổ đang được cứu giúp. Người ta phúc trình rằng sự cứu trợ thế giới cho các nạn nhân sóng thần ở Indonesia khá đầy đủ. Có nước không nhận thêm tặng vật. Các chiến tranh đang dần dần được thu hẹp và hy vọng dập tắt hẳn. Bản tường trình của ban thư ký Liên Hiệp Quốc quả là một khích lệ lớn. Ngoài ra những việc từ thiện tư nhân cũng đáng kể, quý vị thử liệt kê các tổ chức bác ái phi chính phủ (gọi tắt là NGO) xem thế nào? Tôi bảo đảm nó là một cuốn từ điển cỡ lớn. Lòng hào hiệp thứ tha ngày càng gia tăng. Đức Gioan Phaolô II đã khiêm tốn xin lỗi nhân loại vì những sai trái của Giáo hội trong quá khứ và được đón nhận nồng nhiệt ở khắp nơi với lòng khâm phục. Vậy chúng ta nên tham gia với mọi người thiện tâm theo hướng này để đón chờ Chúa đến, chứ không phải yếm thế than van. Thiết tưởng câu châm ngôn : “It is better to light a candle than to sit still and curse the darkness” (thắp lên một ngọn nến thì tốt hơn là ngồi mà nguyền rủa bóng tối). Một câu khác cũng đáng lưu tâm : “Love begets love” (tình yêu nảy sinh tình yêu). Nếu chúng ta ích kỷ không thương yêu tha nhân thì chỉ là một cây khô cằn cỗi, không phát sinh được tình yêu nào khác. Thiên Chúa là tình yêu. Ngài sinh hạ vô số tình yêu khác. Chúa Giê-su là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa. Ngài cụ thể hoá tình yêu Đức Chúa Trời. Chúng ta noi gương Ngài yêu mến tha nhân, tức khắc bóng tối ghen ghét hận thù bị đẩy lui. Xin đừng làm đồ đệ của Satan, thở hơi kiêu căng và đố kỵ. Lúc ấy, Hội thánh rạng rỡ dấu chỉ hoà giải và dấn thân. Thiên hạ nhanh chóng nhận ra chúng ta là môn đệ Chúa, luôn dõi theo những nhu cầu của kẻ khốn khó, luôn mong đợi ngày Chúa quang lâm.
Hiện thời chúng ta tiếp tục cử hành lễ tạ ơn. Không những tại tư gia nhưng ở nơi đây, tại thánh đường này, mỗi lần hội họp nhau cử hành Thánh lễ. Thánh lễ căn bản là lời cầu nguyện tạ ơn. Trong một thế giới tối tăm và bất ổn, chúng ta cảm tạ Chúa vì sự hiện diện của Chúa Giê-su trong những tâm hồn chung quanh mình. Cảm tạ Chúa vì những lời hằng sống Ngài luôn ban cho Hội thánh. Cảm tạ Chúa vì bánh rượu trở nên Thịt Máu Ngài nuôi dưỡng chúng ta như những kẻ canh gĩữ trung thành và giúp đỡ mọi người tỉnh thức trong hy vọng giữa những đêm dài chờ đợi. Biết bao nhiêu khốn khó vây bọc người tín hữu, chúng ta phải gắng sức rẽ lối mà đi. Biết bao nhiêu cạm bẫy trên con đường công chính. Người tín hữu cần phải khôn khéo phân định, kẻo khi làm việc phụng thờ Chúa, mà thực chất phục vụ Satan, bởi nếp sống kiêu căng, tham lam, tự phụ. Không đứng vào vị trí Chúa Giê-su, chắc chắn chúng ta sẽ phán đoán sai lầm. Vị trí của Chúa thì Ngài đã chỉ bảo rồi: “Ta đến để phục vụ chứ không phải bắt người ta hầu hạ”. Người phục vụ chẳng có chức quyền nào, chẳng có tiếng nói, chẳng có uy tín riêng. Mọi sự đều tuỳ vào sự thật. Thiên Chúa chính là chân lý, cho nên uy tín của người hầu hạ chính là sức mạnh của chân lý, sức mạnh của Thiên Chúa. Xưa nay người ta có nhiều ý kiến lắm, nhưng không có ý kiến nào chân thật bằng lương tâm Đức Kitô. Vì vậy trong các giáo đường hôm nay không trang hoàng cờ xí, hoa lá cành, vàng bạc bóng láng, các điệu nhạc giật gân như trong các tiệm buôn. Nhưng trút bỏ hết vẻ bên ngoài, đơn sơ, đạm bạc trước mắt chúng ta, để nhắc nhớ mọi người điều căn bản. Mong chờ Chúa đến như một bảng quảng cáo xe hơi nói: “Điều chính yếu là thấu hiểu cái nền tảng và tuân giữ cái cốt yếu.” Nhưng ngày nay, người ta thương quên lãng cái nền tảng, bỏ qua cái cốt yếu để chạy theo thị hiếu rẻ tiền, không còn giữ được điều chính yếu nữa. Xin ghi lại nơi đây lời cầu nguyện mùa vọng của Dòng Phanxicô khó nghèo: “Lạy Thiên Chúa, xin chúc phúc cho bạn nhiều PHIỀN PHỨC nơi các mối tương quan hời hợt, sự thật nửa vời, đáp ứng dễ dãi, ngõ hầu bạn có khả năng sống sâu thẳm hơn trong linh hồn. Xin ngài chúc phúc cho bạn NỔI GIẬN lớn hơn nơi những bất công, áp bức, khai thác con người. Để bạn hoạt động cho tự do, hoà bình, công lý. Xin Chúa chúc phúc cho bạn nhiều NƯỚC MẮT. Ngõ hầu bạn khóc than cùng với những kẻ khổ đau, bệnh tật, thất nghiệp, bị khước từ, chết đói và chiến tranh. Và bạn giơ tay với tới họ, an ủi họ, làm cho những khổ đau trở thành niềm vui thánh thiện. Xin Ngài chúc phúc cho bạn khá nhiều ĐIÊN RỒ, tin rằng bạn có khả năng thay đổi thế giới. Ngõ hầu bạn thi hành những điều mà thiên hạ bảo rằng không làm được.”
Chúng ta chỉ thực sự sống mùa vọng, khi biết lắng đọng linh hồn đón chờ Chúa đến, cương quyết gạt bỏ những ồn ào xã hội, những cản trở ngoại lai, những vui chơi vô bổ, làm một cuộc canh thức thiêng liêng đúng nghĩa. Chúa tin tưởng nơi chúng ta khi gõ cửa. Chúng ta sẽ mau mắn mở linh hồn cho Ngài ngự vào, không để Ngài đứng ngoài hay chờ đợi lâu vì tâm hồn chưa sẵn sàng. Ước chi được như vậy. Amen.