Lời kêu gọi hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxicô cho một thế giới đang bị chiến tranh tàn phá – 27/10 là Ngày Ăn Chay Cầu nguyện Toàn cầu
Trước Ngày Cầu nguyện, Ăn chay và Sám hối vì Hòa bình vào Thứ Sáu (27/10/2023), đặc biệt cho Thánh địa, chúng ta nhớ lại nhiều dịp khác nhau mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi người Công Giáo và những người khác cầu nguyện cho hồng ân huynh đệ, khi ngài tiếp tục tố giác chiến tranh là “một thảm họa” cho nhân loại".
(Tin Vatican - Antonella Palermo)
Trong suốt mười năm triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần kêu gọi các tín hữu cũng như những người không cùng tôn giáo dành những ngày cầu nguyện và ăn chay để cầu nguyện cho hồng ân hòa bình quý giá.
Ăn chay và cầu nguyện: một sự kết hợp chặt chẽ, phá vỡ thói quen ăn uống no thỏa hàng ngày của cuộc sống để mở ra một thái độ đón nhận...
Những người ăn chay và cầu nguyện trải nghiệm một hy sinh tự nguyện như là một hình thức thiếu thốn; để cảm thông nỗi đau của người khác hầu có thể đồng cảm và vun góp tình huynh đệ; một cảm giác thiếu thốn vượt qua cảm tính tự nhiên của con người cho mình là trung tâm để mời gọi chúng ta kết nối với người khác thay vì xung khắc và độc tôn!
Cầu nguyện cho hòa bình ở Syria: chấm dứt tiếng súng (07/09/2013)
Năm 2012, cuộc nội chiến ở Syria đã trở nên khốc liệt: lực lượng nổi dậy bị thành phần Salafist cực đoan đàn áp, và trấn lột. Vào ngày 7 tháng 9 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố điều mà chúng ta lặp lại ngày hôm nay, đó là Ngày cầu nguyện và ăn chay đầu tiên cho hòa bình trên toàn thế giới “cho quốc gia Syria thân yêu, ở Trung Đông!”
Trong buổi cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô, hàng ngàn người đã hướng tâm lòng về cùng một khu vực mà ngày nay vẫn phải gánh chịu những hậu quả của sự tàn phá, đau khổ và chết chóc.
Đức Thánh Cha nhắc nhở: “Thế giới của Thiên Chúa là một thế giới trong đó mọi người đều có trách nhiệm với người khác, vì lợi ích của người khác. Nhưng khi sự hòa hợp bị hủy phá, một sự biến thái xảy ra: người anh em được chăm sóc và yêu thương trở thành kẻ thù hiềm khích và chém giết nhau.”
Sau đó, ĐTC nhìn nhận sự thật rằng “chúng ta đã hoàn thiện hóa vũ khí nhưng lại để cho lương tâm của chúng ta ngủ quên và chúng ta đã chỉnh sửa những suy tưởng của mình để biện minh cho chính mình”. Và ĐTC kêu lên: “Bạo lực và chiến tranh chỉ dẫn đến cái chết, chúng là sự chết!... Chiến tranh luôn là một thảm bại, nó là một sự thất bại của nhân loại.”
Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo: Nói không với bạo lực (23/02/2018)
Đó là ngày Thứ Sáu đầu tiên của Mùa Chay, Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma đã kết thúc tuần Tĩnh tâm bằng một ngày ăn chay và cầu nguyện đặc biệt cho người dân Nam Sudan và Congo. Phải đợi chờ 5 năm, Đức Thánh Cha Phanxicô mới có thể thực hiện chuyến tông du mà ngài mong ước, nhưng mối quan tâm của Đức Thánh Cha đối với hai quốc gia này đã được thể hiện qua lời mời mời gọi xây dựng hòa bình thay cho nội chiến và bất ổn chính trị đã gieo rắc chết chóc, bất an, và khủng bố.
Khi kêu gọi Ngày cầu nguyện và ăn chay, Đức Thánh Cha cũng mời gọi những người không Công Giáo hãy tìm những phương cách phù hợp để “nói ‘không’ một cách cụ thể với bạo lực”. ĐTC nhấn mạnh rằng “những chiến thắng đạt được bằng bạo lực là những chiến thắng ảo; trong khi nỗ lực vì hòa bình mới là điều tốt cho mọi người!”
Vào chính ngày này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hướng tâm tư của mình một cách đặc biệt về “những người nữ, nạn nhân của bạo lực ở các vùng tranh chấp” tới “những trẻ em vô tội đã phải chịu những cuộc xung đột cướp đi tuổi thơ và cuộc sống của các em.”
ĐTC tố cáo việc giết hại hàng loạt phụ nữ và trẻ em là trái đạo đức, ngài nói "Ở đây chiến tranh đã bộc lộ bộ mặt khủng khiếp của nó." Sau đó, ngài nguyện xin Thiên Chúa soi dẫn những nhà lãnh đạo, mong họ có “một tinh thần cao thượng, ngay thẳng, kiên định và can đảm tìm kiếm hòa bình thông qua đối thoại và trao đổi”.
Xây dựng lại đất nước Lebanon, vì lợi ích chung (4/9/2020)
Một tháng sau thảm trạng bùng nổ ở cảng Beirut, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi một ngày ăn chay và cầu nguyện toàn cầu vào ngày 4 tháng 9, để cầu nguyện cho Lebanon, Xứ Cedars, như một dấu hiệu của tình liên đới.
ĐTC công bố ngày này trong buổi tiếp kiến chung ngày 2/9, ngài nhắc lại lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1989: “Lebanon không thể bị bỏ rơi trong cô đơn”. Trong trường hợp này, mặc dù không có xung đột xảy ra nhưng sự bất ổn chính trị, kinh tế và xã hội đang đẩy đất nước này vào nguy cơ đổ bể... Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng: sự khoan dung, lòng tôn trọng, cùng tồn tại và thuyết đa nguyên đã làm lên xã hội Lebanon, khiến nó trở thành độc đáo trong khu vực, “Vì lợi ích của đất nước và thế giới, chúng ta không thể để cho di sản này bị mai một đi”.
ĐTC khuyến khích người dân Lebanon hãy tiếp tục hy vọng và kín múc sức mạnh cần thiết để bắt đầu lại. Đồng thời, Đức Thánh Cha kêu gọi các chính trị gia và các nhà lãnh đạo tôn giáo “hãy dấn thân một cách chân thành và cởi mở cho công việc tái thiết, gạt bỏ mọi lợi ích phe phái mà hướng tới lợi ích chung và tương lai của quốc gia”. ĐTC kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ đất nước này để giúp họ thoát khỏi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Vào ngày 4 tháng 9, Đức Hồng Y Parolin đã đại diện cho Đức Thánh Cha đến quốc gia Trung Đông này, mang theo thông điệp của Đức Thánh Cha để Lebanon có thể hiện thực hóa “ơn gọi tình huynh đệ của mình”.
Lời kêu gọi cho người Afghanistan đang bị đối xử tàn tệ (29/08/2021)
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào Chúa nhật tuần tháng 8 hai năm trước, vào thời điểm cuộc khủng hoảng ở Afghanistan lên đến đỉnh điểm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi “hãy tăng cường cầu nguyện và thực hành chay tịnh. Cầu nguyện và ăn chay, cầu nguyện và sám hối. Đây là thời điểm để làm điều đó.” Đức Thánh Cha đề nghị rằng quốc gia châu Á này, nơi đang trải qua những tuần lễ khủng khiếp vì sự trở lại nắm quyền đầy bạo lực của Taliban, hãy cầu xin Chúa của lòng xót thương và tha thứ cứu giúp.
Do đó, một ngày cụ thể được mời gọi để cầu nguyện cho dân nước này. Trong trường hợp này cũng vậy, sự lo lắng của Đức Thánh Cha trước hết tới các phụ nữ và trẻ em, những người mà ngài không ngừng cầu nguyện cho.
Cộng đoàn Sant’Egidio, nhóm họp tại Rôma vào ngày 15 tháng 9, ngay trung tâm Trastevere. Đức Thánh Cha đã mời gọi đại hội và thế giới ăn chay và cầu nguyện cho đất nước này.
Hòa bình ở Ukraine: Thiên Chúa muốn chúng ta là anh chị em chứ không phải kẻ thù (02/03/2022)
“Xin Nữ vương Hòa bình gìn giữ thế giới khỏi những sự hận thù cuồng loạn của chiến tranh”, Đức Phanxicô đã cầu nguyện trong buổi tiếp kiến chung ngày 23 tháng 2 năm 2022, khi tình hình ở Ukraine trở nên rối reng. Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha là hãy dành Thứ Tư Lễ Tro, ngày 2 tháng 3, để cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình thế giới.
Lời mời gọi của ĐTC mang tính tiên tri về một thảm cảnh: một ngày sau lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, quân đội Nga đã phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine…
Đức Thánh Cha kêu cầu: “Tôi xin những người có trách nhiệm chính trị hãy nghiêm túc suy xét lương tâm của mình trước Thiên Chúa, là Thiên Chúa của hòa bình chứ không phải của chiến tranh; Ngài là Cha của tất cả mọi người, chứ không phải của một số người, Đấng muốn chúng ta trở thành anh chị em chứ không phải kẻ thù! Tôi cầu xin cho tất cả các bên liên quan hãy kiềm chế mọi hành động gây thêm đau khổ cho người dân, gây bất ổn cho sự chung sống hòa bình và đứng làm cho luật pháp quốc tế bị tổn thương.”
Nhiều lời kêu gọi thương tâm hơn đã theo sau ngày này... Và dân Chúa không ngừng canh thức, cầu xin lòng thương xót của Chúa soi dẫn, hoán cải lòng trí con người để biết cùng nhau hòa giải.
Trước Ngày Cầu nguyện, Ăn chay và Sám hối vì Hòa bình vào Thứ Sáu (27/10/2023), đặc biệt cho Thánh địa, chúng ta nhớ lại nhiều dịp khác nhau mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi người Công Giáo và những người khác cầu nguyện cho hồng ân huynh đệ, khi ngài tiếp tục tố giác chiến tranh là “một thảm họa” cho nhân loại".
(Tin Vatican - Antonella Palermo)
Trong suốt mười năm triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần kêu gọi các tín hữu cũng như những người không cùng tôn giáo dành những ngày cầu nguyện và ăn chay để cầu nguyện cho hồng ân hòa bình quý giá.
Ăn chay và cầu nguyện: một sự kết hợp chặt chẽ, phá vỡ thói quen ăn uống no thỏa hàng ngày của cuộc sống để mở ra một thái độ đón nhận...
Những người ăn chay và cầu nguyện trải nghiệm một hy sinh tự nguyện như là một hình thức thiếu thốn; để cảm thông nỗi đau của người khác hầu có thể đồng cảm và vun góp tình huynh đệ; một cảm giác thiếu thốn vượt qua cảm tính tự nhiên của con người cho mình là trung tâm để mời gọi chúng ta kết nối với người khác thay vì xung khắc và độc tôn!
Cầu nguyện cho hòa bình ở Syria: chấm dứt tiếng súng (07/09/2013)
Năm 2012, cuộc nội chiến ở Syria đã trở nên khốc liệt: lực lượng nổi dậy bị thành phần Salafist cực đoan đàn áp, và trấn lột. Vào ngày 7 tháng 9 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố điều mà chúng ta lặp lại ngày hôm nay, đó là Ngày cầu nguyện và ăn chay đầu tiên cho hòa bình trên toàn thế giới “cho quốc gia Syria thân yêu, ở Trung Đông!”
Trong buổi cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô, hàng ngàn người đã hướng tâm lòng về cùng một khu vực mà ngày nay vẫn phải gánh chịu những hậu quả của sự tàn phá, đau khổ và chết chóc.
Đức Thánh Cha nhắc nhở: “Thế giới của Thiên Chúa là một thế giới trong đó mọi người đều có trách nhiệm với người khác, vì lợi ích của người khác. Nhưng khi sự hòa hợp bị hủy phá, một sự biến thái xảy ra: người anh em được chăm sóc và yêu thương trở thành kẻ thù hiềm khích và chém giết nhau.”
Sau đó, ĐTC nhìn nhận sự thật rằng “chúng ta đã hoàn thiện hóa vũ khí nhưng lại để cho lương tâm của chúng ta ngủ quên và chúng ta đã chỉnh sửa những suy tưởng của mình để biện minh cho chính mình”. Và ĐTC kêu lên: “Bạo lực và chiến tranh chỉ dẫn đến cái chết, chúng là sự chết!... Chiến tranh luôn là một thảm bại, nó là một sự thất bại của nhân loại.”
Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo: Nói không với bạo lực (23/02/2018)
Đó là ngày Thứ Sáu đầu tiên của Mùa Chay, Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma đã kết thúc tuần Tĩnh tâm bằng một ngày ăn chay và cầu nguyện đặc biệt cho người dân Nam Sudan và Congo. Phải đợi chờ 5 năm, Đức Thánh Cha Phanxicô mới có thể thực hiện chuyến tông du mà ngài mong ước, nhưng mối quan tâm của Đức Thánh Cha đối với hai quốc gia này đã được thể hiện qua lời mời mời gọi xây dựng hòa bình thay cho nội chiến và bất ổn chính trị đã gieo rắc chết chóc, bất an, và khủng bố.
Khi kêu gọi Ngày cầu nguyện và ăn chay, Đức Thánh Cha cũng mời gọi những người không Công Giáo hãy tìm những phương cách phù hợp để “nói ‘không’ một cách cụ thể với bạo lực”. ĐTC nhấn mạnh rằng “những chiến thắng đạt được bằng bạo lực là những chiến thắng ảo; trong khi nỗ lực vì hòa bình mới là điều tốt cho mọi người!”
Vào chính ngày này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hướng tâm tư của mình một cách đặc biệt về “những người nữ, nạn nhân của bạo lực ở các vùng tranh chấp” tới “những trẻ em vô tội đã phải chịu những cuộc xung đột cướp đi tuổi thơ và cuộc sống của các em.”
ĐTC tố cáo việc giết hại hàng loạt phụ nữ và trẻ em là trái đạo đức, ngài nói "Ở đây chiến tranh đã bộc lộ bộ mặt khủng khiếp của nó." Sau đó, ngài nguyện xin Thiên Chúa soi dẫn những nhà lãnh đạo, mong họ có “một tinh thần cao thượng, ngay thẳng, kiên định và can đảm tìm kiếm hòa bình thông qua đối thoại và trao đổi”.
Xây dựng lại đất nước Lebanon, vì lợi ích chung (4/9/2020)
Một tháng sau thảm trạng bùng nổ ở cảng Beirut, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi một ngày ăn chay và cầu nguyện toàn cầu vào ngày 4 tháng 9, để cầu nguyện cho Lebanon, Xứ Cedars, như một dấu hiệu của tình liên đới.
ĐTC công bố ngày này trong buổi tiếp kiến chung ngày 2/9, ngài nhắc lại lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1989: “Lebanon không thể bị bỏ rơi trong cô đơn”. Trong trường hợp này, mặc dù không có xung đột xảy ra nhưng sự bất ổn chính trị, kinh tế và xã hội đang đẩy đất nước này vào nguy cơ đổ bể... Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng: sự khoan dung, lòng tôn trọng, cùng tồn tại và thuyết đa nguyên đã làm lên xã hội Lebanon, khiến nó trở thành độc đáo trong khu vực, “Vì lợi ích của đất nước và thế giới, chúng ta không thể để cho di sản này bị mai một đi”.
ĐTC khuyến khích người dân Lebanon hãy tiếp tục hy vọng và kín múc sức mạnh cần thiết để bắt đầu lại. Đồng thời, Đức Thánh Cha kêu gọi các chính trị gia và các nhà lãnh đạo tôn giáo “hãy dấn thân một cách chân thành và cởi mở cho công việc tái thiết, gạt bỏ mọi lợi ích phe phái mà hướng tới lợi ích chung và tương lai của quốc gia”. ĐTC kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ đất nước này để giúp họ thoát khỏi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Vào ngày 4 tháng 9, Đức Hồng Y Parolin đã đại diện cho Đức Thánh Cha đến quốc gia Trung Đông này, mang theo thông điệp của Đức Thánh Cha để Lebanon có thể hiện thực hóa “ơn gọi tình huynh đệ của mình”.
Lời kêu gọi cho người Afghanistan đang bị đối xử tàn tệ (29/08/2021)
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào Chúa nhật tuần tháng 8 hai năm trước, vào thời điểm cuộc khủng hoảng ở Afghanistan lên đến đỉnh điểm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi “hãy tăng cường cầu nguyện và thực hành chay tịnh. Cầu nguyện và ăn chay, cầu nguyện và sám hối. Đây là thời điểm để làm điều đó.” Đức Thánh Cha đề nghị rằng quốc gia châu Á này, nơi đang trải qua những tuần lễ khủng khiếp vì sự trở lại nắm quyền đầy bạo lực của Taliban, hãy cầu xin Chúa của lòng xót thương và tha thứ cứu giúp.
Do đó, một ngày cụ thể được mời gọi để cầu nguyện cho dân nước này. Trong trường hợp này cũng vậy, sự lo lắng của Đức Thánh Cha trước hết tới các phụ nữ và trẻ em, những người mà ngài không ngừng cầu nguyện cho.
Cộng đoàn Sant’Egidio, nhóm họp tại Rôma vào ngày 15 tháng 9, ngay trung tâm Trastevere. Đức Thánh Cha đã mời gọi đại hội và thế giới ăn chay và cầu nguyện cho đất nước này.
Hòa bình ở Ukraine: Thiên Chúa muốn chúng ta là anh chị em chứ không phải kẻ thù (02/03/2022)
“Xin Nữ vương Hòa bình gìn giữ thế giới khỏi những sự hận thù cuồng loạn của chiến tranh”, Đức Phanxicô đã cầu nguyện trong buổi tiếp kiến chung ngày 23 tháng 2 năm 2022, khi tình hình ở Ukraine trở nên rối reng. Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha là hãy dành Thứ Tư Lễ Tro, ngày 2 tháng 3, để cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình thế giới.
Lời mời gọi của ĐTC mang tính tiên tri về một thảm cảnh: một ngày sau lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, quân đội Nga đã phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine…
Đức Thánh Cha kêu cầu: “Tôi xin những người có trách nhiệm chính trị hãy nghiêm túc suy xét lương tâm của mình trước Thiên Chúa, là Thiên Chúa của hòa bình chứ không phải của chiến tranh; Ngài là Cha của tất cả mọi người, chứ không phải của một số người, Đấng muốn chúng ta trở thành anh chị em chứ không phải kẻ thù! Tôi cầu xin cho tất cả các bên liên quan hãy kiềm chế mọi hành động gây thêm đau khổ cho người dân, gây bất ổn cho sự chung sống hòa bình và đứng làm cho luật pháp quốc tế bị tổn thương.”
Nhiều lời kêu gọi thương tâm hơn đã theo sau ngày này... Và dân Chúa không ngừng canh thức, cầu xin lòng thương xót của Chúa soi dẫn, hoán cải lòng trí con người để biết cùng nhau hòa giải.