(CNS 3/8/2005). Ông Leslie Burke, 45 tuổi, người Công Giáo, sống tại Lancaster, Anh quốc đã thất bại trong cố gắng nhằm tránh thảm họa Terri Schiavo cho chính cá nhân mình. Ông bị một chứng rối loạn thần kinh não bộ và được báo trước là sẽ có nguy cơ không thể nói chuyện được.
Chứng kiến toàn bộ thảm kịch Terri Schiavo bị bỏ cho chết đói chết khác, ông Leslie Burke đã nộp đơn xin trước tòa để ngăn chặn các bác sĩ và y tá không được ngưng cung cấp các chất dinh dưỡng và nước uống khi ông rơi vào tình trạng hôn mê. Luật sư cho ông Leslie Burke đã viện dẫn một phán quyết của Tòa Án Tối Cao tại Anh truyền năm 2004 rằng việc ngưng cung cấp thức ăn và nước uống cho bệnh nhân là bất hợp pháp.
Tuy nhiên, hôm 28/7, một phán quyết do 3 vị quan tòa tại Court of Appeal, Lancaster đã thẳng thừng bác bỏ thỉnh cầu của ông Leslie và truyền rằng bệnh nhân chẳng có quyền gì để xin được tiếp tục trị liệu. Phán quyết này gây chưng hửng cho các Giáo Hội và các phong trào phò sinh tại Anh. Đức Cha P. O’Donoghue, Giám Mục giáo phận Lancaster đã bày tỏ sự kinh ngạc tột cùng của ngài trước phán quyết này của tòa án.
Tưởng cũng nên nhắc lại, vào năm 1990, bà Terri Schiavo đã bị một chứng rối loạn tiêu hóa khiến tim ngừng đập trong vài phút. Hệ quả là màng óc bị hư hại vì thiếu máu và dưỡng khí. Bà có thể tự hô hấp được nhưng việc ăn uống phải cần các ống trợ sinh. Nội vụ giằng co đã 7 năm nay khi chồng bà, ông Michael Schiavo, nay đã có vợ khác và 2 đứa con riêng, quyết liệt cho rằng bà muốn chết chứ không muốn sống như thế nữa và xin các án lệnh của tòa án cho tháo gỡ các ống trợ sinh để bà chết vì đói khát. Trong khi đó, cha mẹ bà, ông bà Bob và Mary Schindler không tin rằng đó là ý muốn thực sự của con bà và mong muốn duy trì sự sống của Terri Schiavo.
Hôm thứ sáu 18/3/2005, một tòa án tại Miami bang Florida đã truyền cho bệnh viện Pinellas Park, nơi bà Terri được săn sóc, phải gỡ bỏ các ống trợ sinh để bà chết dần. Trước quyết định này của tòa án, khối đa số Cộng Hòa tại quốc hội Hoa Kỳ đã triệu tập một phiên họp khẩn cấp ngoại thường vào đêm 19/3/2005 để thông qua một luật cho phép một tòa án liên bang cứu xét lại vấn đề này. Tổng thống George W. Bush đã cắt ngắn những ngày nghỉ cuối tuần tại Texas để về lại Washinton ký ban hành luật này hôm Chúa Nhật 20/3. Tuy nhiên, tại Tampa, Florida, hôm 22/3, chánh án James Whittemore lại bác bỏ thỉnh cầu của gia đình ông bà Schindler muốn gắn lại ống trợ sinh cho con bà trong khi xảy ra những tranh cãi tại tòa án. Sáng thứ Tư, 23/3/2005, tòa án liên bang tại Atalanta cũng xử giữ nguyên án lệnh của các tòa dưới.
Các thượng nghị sĩ Cộng Hòa tại quốc hội bang Florida cũng đề nghị một dự luật theo đó tất cả những bệnh nhân như Terri Schiavo không thể bị từ chối thức ăn và nước uống. Tại phiên họp khẩn cấp của quốc hội bang Florida, thượng nghị sĩ Cộng Hòa Dan Webster, người bảo trợ cho dự luật này cho biết: “Tôi lên đây để van xin lòng thương xót của quý vị. Hãy có lòng trắc ẩn đối với Theresa Marie Schiavo”. Tuy nhiên, lãnh đạo nhóm Dân Chủ là nhóm đa số tại quốc hội Florida, ông Les Miller lạnh lùng cảnh cáo: “Ngay lúc chữ ký của thống đốc khô mực, luật này sẽ bị coi là vi hiến như lần trước thôi”. Kết quả dự luật đã không được thông qua với tỷ lệ 21-18.
Thống đốc bang Florida, ông Jeb Bush, bào đệ của tổng thống, một người mới trở lại Công Giáo gần đây, đã tìm cách xin án lệnh của tòa án để chăm sóc cho bà Terri nhưng tòa án đã không đồng ý.
Gia đình ông bà Schindler kiện lên tối cao pháp viện Hoa Kỳ. Trong hồ sơ, ông bà tố cáo các tòa án là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng. Gia đình ông bà là người Công Giáo không chấp nhận trợ tử vì trái với giáo huấn của Giáo Hội.
Bà Mary Schindler nói: “Ban đêm, khi tôi nhắm mắt lại tất cả những gì tôi thấy được là khuôn mặt của Terri trước mắt tôi đang chết dần vì đói khát. Có ai đó ngoài kia hãy cứu lấy con tôi. Hãy chấm dứt trò dã man này. Hãy chấm dứt sự điên loạn. Hãy để con tôi được sống”.
Theo các nhà luân lý, các tình cảm hời hợt bên ngoài thương cảm cho số phận bà Terri hay cho anh chồng Michael đang quyết liệt muốn bà sớm về bên kia thế giới cho mau che dấu đi sự kiện quan yếu này: tòa án không có quyền gì định đoạt số phận của bà Terri. Người ta nói nhiều về sự can thiệp của tổng thống và quốc hội vào hoạt động của tòa án nhưng lại không mấy để ý đến vấn đề liệu tòa án có chút quyền gì trên số phận của người vô tội không? Đây chính là vấn đề đang đánh động lương tâm thế giới.
Trong số ra ngày 22/3/2005, trên trang nhất, tờ L'Osservatore Romano nhận định rằng “Những lý do đằng sau quyết định của tòa án tại Mỹ là vô lý và tàn ác”. Đồng thời nhận định rằng “Số phận của bà Terri Schiavo dựa trên quyết định của tòa án cũng tương tự như số phận của hàng ngàn tử tù trên đất Mỹ nhưng chỉ khác một điều là bà không phạm vào một tội ác nào ngoài sự kiện là bà bị coi là không hữu dụng nữa trước mắt một xã hội không có khả năng đánh giá cao và bảo vệ hồng ân sự sống.”
Tờ báo cảnh cáo rằng: “Đứng trước làn sóng những cáo buộc, kháng án và những quyết định gây ngạc nhiên vào phút chót người ta có nguy cơ đánh mất đi trọng tâm của vấn đề: một người chứ không phải một khúc cây đang đang chết dần mòn trong khi thế giới quan sát cách bất lực qua truyền hình và báo chí”.
“Thảm kịch thực sự của người phụ nữ này thay vì gợi lên một làn sóng của lòng xót thương và tình liên đới đang bị bóp nghẹt bởi cuộc chạy đua để nắm trong tay quyền quyết định sống chết của một con người.”
Chúng ta đã phải chứng kiến một thế giới bất lực đứng nhìn một phụ nữ đang chết dần mòn vì đói khát ghi dấu mức độ vô nhân và vô luân ngày nay đang ngày càng được coi là bình thường. Phán quyết của các tòa án tại Mỹ trong vụ này đang mở màn cho những cuộc giết hại những người vô tội bị coi là gánh nặng hay không còn hữu dụng nữa cho xã hội với sự yểm trợ tối đa của các tòa án.
Sau khi bà Terri Schiavo qua đời, Tòa Thánh minh định rằng cái chết của Terri Schiavo là một vụ giết người công khai với sự yểm trợ của các tòa án của Hoa Kỳ. Tiến sĩ Joaquin Navarro-Valls, trưởng phòng báo chí Tòa Thánh mạnh mẽ lên án vụ giết người này là “được gia tốc cách tùy tiện”. Lập trường rõ ràng của Tòa Thánh là “việc nuôi dưỡng một người đau yếu không khi nào có thể được coi là một liệu pháp ngoại thường”.
Đức Hồng Y Lozano Barragan, chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Y Tế cho thông tấn xã I.Media biết rằng cái chết của Terri Schiavo được coi là “giết người” và “trợ tử”.
Trong cuộc họp báo tại Vatican, tiến sĩ Joaquin Navarro-Valls nhận định rằng đây là “một cái chết được gia tốc tùy tiện vì việc nuôi dưỡng một người đau yếu không khi nào có thể được coi là một liệu pháp ngoại thường”. Nhấn mạnh đến sự kiện “một sự hiện hữu đã bị ngăn trở”, ông cho biết giáo huấn của Công Giáo nhấn mạnh “ta không thể chấp nhận một ngoại lệ nào trên nguyên tắc thánh thiêng của sự thánh thiêng của cuộc sống từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên”. Ông nói thêm, “Đây không chỉ là một nguyên tắc của đạo lý Kitô Giáo, nó là nguyên tắc của văn minh con người”.
Tiến sĩ Navarro-Valls nhấn mạnh “Hoàn cảnh cái chết của Terri Schiavo chấn động lương tâm con người”.
Chứng kiến toàn bộ thảm kịch Terri Schiavo bị bỏ cho chết đói chết khác, ông Leslie Burke đã nộp đơn xin trước tòa để ngăn chặn các bác sĩ và y tá không được ngưng cung cấp các chất dinh dưỡng và nước uống khi ông rơi vào tình trạng hôn mê. Luật sư cho ông Leslie Burke đã viện dẫn một phán quyết của Tòa Án Tối Cao tại Anh truyền năm 2004 rằng việc ngưng cung cấp thức ăn và nước uống cho bệnh nhân là bất hợp pháp.
Tuy nhiên, hôm 28/7, một phán quyết do 3 vị quan tòa tại Court of Appeal, Lancaster đã thẳng thừng bác bỏ thỉnh cầu của ông Leslie và truyền rằng bệnh nhân chẳng có quyền gì để xin được tiếp tục trị liệu. Phán quyết này gây chưng hửng cho các Giáo Hội và các phong trào phò sinh tại Anh. Đức Cha P. O’Donoghue, Giám Mục giáo phận Lancaster đã bày tỏ sự kinh ngạc tột cùng của ngài trước phán quyết này của tòa án.
Tưởng cũng nên nhắc lại, vào năm 1990, bà Terri Schiavo đã bị một chứng rối loạn tiêu hóa khiến tim ngừng đập trong vài phút. Hệ quả là màng óc bị hư hại vì thiếu máu và dưỡng khí. Bà có thể tự hô hấp được nhưng việc ăn uống phải cần các ống trợ sinh. Nội vụ giằng co đã 7 năm nay khi chồng bà, ông Michael Schiavo, nay đã có vợ khác và 2 đứa con riêng, quyết liệt cho rằng bà muốn chết chứ không muốn sống như thế nữa và xin các án lệnh của tòa án cho tháo gỡ các ống trợ sinh để bà chết vì đói khát. Trong khi đó, cha mẹ bà, ông bà Bob và Mary Schindler không tin rằng đó là ý muốn thực sự của con bà và mong muốn duy trì sự sống của Terri Schiavo.
Hôm thứ sáu 18/3/2005, một tòa án tại Miami bang Florida đã truyền cho bệnh viện Pinellas Park, nơi bà Terri được săn sóc, phải gỡ bỏ các ống trợ sinh để bà chết dần. Trước quyết định này của tòa án, khối đa số Cộng Hòa tại quốc hội Hoa Kỳ đã triệu tập một phiên họp khẩn cấp ngoại thường vào đêm 19/3/2005 để thông qua một luật cho phép một tòa án liên bang cứu xét lại vấn đề này. Tổng thống George W. Bush đã cắt ngắn những ngày nghỉ cuối tuần tại Texas để về lại Washinton ký ban hành luật này hôm Chúa Nhật 20/3. Tuy nhiên, tại Tampa, Florida, hôm 22/3, chánh án James Whittemore lại bác bỏ thỉnh cầu của gia đình ông bà Schindler muốn gắn lại ống trợ sinh cho con bà trong khi xảy ra những tranh cãi tại tòa án. Sáng thứ Tư, 23/3/2005, tòa án liên bang tại Atalanta cũng xử giữ nguyên án lệnh của các tòa dưới.
Các thượng nghị sĩ Cộng Hòa tại quốc hội bang Florida cũng đề nghị một dự luật theo đó tất cả những bệnh nhân như Terri Schiavo không thể bị từ chối thức ăn và nước uống. Tại phiên họp khẩn cấp của quốc hội bang Florida, thượng nghị sĩ Cộng Hòa Dan Webster, người bảo trợ cho dự luật này cho biết: “Tôi lên đây để van xin lòng thương xót của quý vị. Hãy có lòng trắc ẩn đối với Theresa Marie Schiavo”. Tuy nhiên, lãnh đạo nhóm Dân Chủ là nhóm đa số tại quốc hội Florida, ông Les Miller lạnh lùng cảnh cáo: “Ngay lúc chữ ký của thống đốc khô mực, luật này sẽ bị coi là vi hiến như lần trước thôi”. Kết quả dự luật đã không được thông qua với tỷ lệ 21-18.
Thống đốc bang Florida, ông Jeb Bush, bào đệ của tổng thống, một người mới trở lại Công Giáo gần đây, đã tìm cách xin án lệnh của tòa án để chăm sóc cho bà Terri nhưng tòa án đã không đồng ý.
Gia đình ông bà Schindler kiện lên tối cao pháp viện Hoa Kỳ. Trong hồ sơ, ông bà tố cáo các tòa án là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng. Gia đình ông bà là người Công Giáo không chấp nhận trợ tử vì trái với giáo huấn của Giáo Hội.
Bà Mary Schindler nói: “Ban đêm, khi tôi nhắm mắt lại tất cả những gì tôi thấy được là khuôn mặt của Terri trước mắt tôi đang chết dần vì đói khát. Có ai đó ngoài kia hãy cứu lấy con tôi. Hãy chấm dứt trò dã man này. Hãy chấm dứt sự điên loạn. Hãy để con tôi được sống”.
Theo các nhà luân lý, các tình cảm hời hợt bên ngoài thương cảm cho số phận bà Terri hay cho anh chồng Michael đang quyết liệt muốn bà sớm về bên kia thế giới cho mau che dấu đi sự kiện quan yếu này: tòa án không có quyền gì định đoạt số phận của bà Terri. Người ta nói nhiều về sự can thiệp của tổng thống và quốc hội vào hoạt động của tòa án nhưng lại không mấy để ý đến vấn đề liệu tòa án có chút quyền gì trên số phận của người vô tội không? Đây chính là vấn đề đang đánh động lương tâm thế giới.
Trong số ra ngày 22/3/2005, trên trang nhất, tờ L'Osservatore Romano nhận định rằng “Những lý do đằng sau quyết định của tòa án tại Mỹ là vô lý và tàn ác”. Đồng thời nhận định rằng “Số phận của bà Terri Schiavo dựa trên quyết định của tòa án cũng tương tự như số phận của hàng ngàn tử tù trên đất Mỹ nhưng chỉ khác một điều là bà không phạm vào một tội ác nào ngoài sự kiện là bà bị coi là không hữu dụng nữa trước mắt một xã hội không có khả năng đánh giá cao và bảo vệ hồng ân sự sống.”
Tờ báo cảnh cáo rằng: “Đứng trước làn sóng những cáo buộc, kháng án và những quyết định gây ngạc nhiên vào phút chót người ta có nguy cơ đánh mất đi trọng tâm của vấn đề: một người chứ không phải một khúc cây đang đang chết dần mòn trong khi thế giới quan sát cách bất lực qua truyền hình và báo chí”.
“Thảm kịch thực sự của người phụ nữ này thay vì gợi lên một làn sóng của lòng xót thương và tình liên đới đang bị bóp nghẹt bởi cuộc chạy đua để nắm trong tay quyền quyết định sống chết của một con người.”
Chúng ta đã phải chứng kiến một thế giới bất lực đứng nhìn một phụ nữ đang chết dần mòn vì đói khát ghi dấu mức độ vô nhân và vô luân ngày nay đang ngày càng được coi là bình thường. Phán quyết của các tòa án tại Mỹ trong vụ này đang mở màn cho những cuộc giết hại những người vô tội bị coi là gánh nặng hay không còn hữu dụng nữa cho xã hội với sự yểm trợ tối đa của các tòa án.
Sau khi bà Terri Schiavo qua đời, Tòa Thánh minh định rằng cái chết của Terri Schiavo là một vụ giết người công khai với sự yểm trợ của các tòa án của Hoa Kỳ. Tiến sĩ Joaquin Navarro-Valls, trưởng phòng báo chí Tòa Thánh mạnh mẽ lên án vụ giết người này là “được gia tốc cách tùy tiện”. Lập trường rõ ràng của Tòa Thánh là “việc nuôi dưỡng một người đau yếu không khi nào có thể được coi là một liệu pháp ngoại thường”.
Đức Hồng Y Lozano Barragan, chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Y Tế cho thông tấn xã I.Media biết rằng cái chết của Terri Schiavo được coi là “giết người” và “trợ tử”.
Trong cuộc họp báo tại Vatican, tiến sĩ Joaquin Navarro-Valls nhận định rằng đây là “một cái chết được gia tốc tùy tiện vì việc nuôi dưỡng một người đau yếu không khi nào có thể được coi là một liệu pháp ngoại thường”. Nhấn mạnh đến sự kiện “một sự hiện hữu đã bị ngăn trở”, ông cho biết giáo huấn của Công Giáo nhấn mạnh “ta không thể chấp nhận một ngoại lệ nào trên nguyên tắc thánh thiêng của sự thánh thiêng của cuộc sống từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên”. Ông nói thêm, “Đây không chỉ là một nguyên tắc của đạo lý Kitô Giáo, nó là nguyên tắc của văn minh con người”.
Tiến sĩ Navarro-Valls nhấn mạnh “Hoàn cảnh cái chết của Terri Schiavo chấn động lương tâm con người”.