DAVAO, Philippines- Các nhà hoạt động cho hòa bình Công giáo tại một hội nghị quốc tế ở miền Nam Philippines nói rằng Giáo hội phải hành động để chấm dứt các cuộc xung đột trong quốc gia của mình thông qua những nỗ lực từ thiện với sự tham gia của các cộng đồng.
Hội nghị Quốc tế Thường niên dài một tuần của Mạng lưới Kiến tạo Hòa bình Công giáo, năm nay được tổ chức tại thành phố Davao, đã thu hút 71 nhà hoạt động cho hòa bình đến từ các điểm nóng ở châu Á, Phi, Âu và Mỹ Latin.
Họ thảo luận các bài trình bày của các nhóm hoạt động cho hòa bình địa phương tại khách sạn Waterfront của thành phố từ ngày 13-15/7, sau khi các thành viên trong mạng lưới này viếng thăm các dự án hòa bình của giáo phận, giáo xứ và cộng đồng ở Mindanao, miền Nam Philippines. Thành phố Davao, cách Manila 965 kilômét về phía đông nam, thuộc đông Mindanao.
"Chúng tôi chắc chắn rằng để kiến tạo hòa bình, chúng ta phải lôi kéo mọi tầng lớp tham gia," theo Gerard Powers, chủ tịch ban lãnh đạo mạng lưới. Ông nói với UCA News hôm 14-7: "Chúng tôi đang xem xét đến Giáo hội thể chế và các lãnh đạo Giáo hội, trong khi chúng tôi cũng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các chuyên gia hoạt động trong các cộng đồng."
Ông nói các nhóm và mạng lưới Công giáo ở Mỹ đã thành lập mạng lưới xây dựng hòa bình quốc tế vì họ mong muốn "đến với những quốc gia khác trên thế giới" và "cố khám phá ra những điều đang diễn ra ở những nơi đó" liên quan đến việc giải quyết xung đột. Mạng lưới này còn nhằm vào việc tìm tài liệu chứng minh cho "những kinh nghiệm phong phú" của những người và nhóm hoạt động cho hòa bình.
Ông Powers nhận thấy, Mindanao cung cấp được những kinh nghiệm như thế, và trích dẫn rất nhiều nỗ lực dựa trên niềm tin thúc đẩy hòa bình trong các thập niên xảy ra giao chiến giữa các phong trào ly khai Hồi giáo và chính phủ, và do cộng sản nổi loạn. Cuộc giao chiến đó và cảnh cướp bóc, bắt cóc và các cuộc xung đột giữa các bè đảng địa phương đã làm cho dân chúng và các gia đình phải di tản, ly tán và lâm vào cảnh nghèo khổ.
Vì thế, Đảo Mindanao, với hơn 20 triệu dân, "có một lịch sử lâu đời về việc các cộng đồng Kitô giáo đã nỗ lực tìm kiếm rất nhiều cách giải quyết xung đột và kiến tạo hòa bình." Ông Powers giải thích, đây là một trong những lý do tại sao các nhà tổ chức chọn nó thay cho các nơi triển vọng khác ở Nam Mỹ hay châu Phi.
Trước khi chính thức diễn ra hội nghị, các tham dự viên đã viếng thăm các vùng bị xung đột trước đây đã được tuyên bố là "các khu vực hòa bình" và "vùng vì hòa bình" trong giáo phận Kidapawan, phía tây thành phố Davao. Họ viếng thăm cộng đồng Hồi giáo và Kitô giáo Bual, cộng đồng Hồi giáo Pagalungan và giáo xứ Pikit.
Các khu vực hòa bình và vùng hòa bình là những nơi mà các nhóm phiến quân và các Lực lượng Vũ trang Philippines, cùng với các nhóm bán quân sự của họ, bị cấm không được dùng vũ khí hay đôi khi bị cấm vào. Ở một số nơi trong các khu vực này, vũ khí và buôn bán rượu cũng bị cấm.
Giáo phận Kidapawan đã giúp quyên góp tiền tài trợ và thành lập các cơ cấu ở Pagalungan để xây dựng lại nhà cửa cho hơn 300 gia đình người Hồi giáo đã chạy tản cư năm 2003 vào lúc xảy ra giao chiến ác liệt nhất giữa Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro và chính phủ.
Khi Đức Giám mục Romulo Valles của Kidapawan cộng tác với Tabang Mindanaw (giúp Mindanao) trong một dự án nhân đạo để giúp những người di cư Hồi giáo, quân đội cho rằng đây là "vùng đất không người" sau khi dân cư di tản hai lần trong lúc diễn ra các cuộc xung đột. Tabang Mindanaw do Giáo hội, các nhóm doanh nghiệp, quân đội, các tổ chức phi chính phủ và giới truyền thông thành lập nhằm giúp các nạn nhân của một trận hạn hán ở Mindanao năm 2000. Sau đó, nó mở rộng trợ giúp các dự án phát triển và hòa bình khác trong khu vực.
Khu vực Hòa bình Bual, một tổ chức phi chính phủ của Hồi giáo, đã giúp giải quyết các cuộc xung đột giữa các gia đình theo các tôn giáo khác nhau trong vùng của họ và đã thành lập một hợp tác xã có cả thành viên Hồi giáo lẫn Kitô giáo.
Trong ba ngày thảo luận bắt đầu từ ngày 13-7, các diễn giả đã trình bày quan điểm của mình về các vấn đề xung đột ở Mindanao gồm hai cuộc nổi dậy của Moro (Hồi giáo Philippines), việc tiến hành khai mỏ và các ngành khai khoáng khác trong nội địa.
Những người đại diện các chương trình đối thoại liên tôn, xây dựng hòa bình và giáo dục hòa bình thành công đã trình bày các hoạt động của mình và chia sẻ quan điểm thần học về những hoạt động đó. Nữ tu dòng Tận hiến Đức Mẹ là Josefina Chiongson cho các tham dự viên xem một "bàn hòa bình" được dùng trong các phòng học của Trung tâm Học Hòa bình Thiếu nhi mà chị điều phối trong thành phố Cotabato, phía tây Kidapawan.
"Bàn hòa bình" được dùng cho thiếu nhi từ 4-6 tuổi thuộc các gia đình Kitô giáo và Hồi giáo. Các bạn cùng lớp thích gây gổ nhau được dạy giải quyết mâu thuẫn của mình theo một cách không có bạo lực bằng cách ngồi quanh chiếc bàn này để nói về những vấn đề của mình.
Nữ tu Chiongson kể lại, có một lần một phụ huynh đến trường Đại học của trung tâm hòa bình Đức Mẹ ở thành phố Cotabato và hỏi bàn hòa bình có nghĩa là gì. Hóa ra là đứa con nói nó muốn bố mẹ nó dùng cái bàn này để khỏi cãi nhau.
Scott Appleby, giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Kroc tại Đại học Đức Mẹ ở Mỹ, nói rằng Mindanao đã mang lại cho các tham dự viên "những bài học rất quan trọng," bao gồm tầm quan trọng của việc cộng tác xuyên cộng đồng và tầm quan trọng của giáo dục, sự kiên trì và xây dựng liên minh.
Appleby nói thêm: "So với các nơi khác trên thế giới, Mindanao gây ấn tượng hết sức mạnh mẽ về mặt hoạt động ở đây." Ông cố khám phá cách mà viện hòa bình do ông đứng đầu có thể trở thành đối tác và chia sẻ nguồn nhân lực để huấn luyện. Ông đang xem xét việc gởi sinh viên thực tập sang Mindanao.
Đối với Đức ông Matthew Odong, tổng đại diện của tổng giáo phận Gulu ở miền bắc Uganda, người cùng tham dự hội nghị, thì kinh nghiệm của những người ủng hộ hòa bình ở Mindanao gợi lên những chiến lược cho nỗ lực hòa bình của riêng ngài ở các vùng của người thiểu số bị chiến tranh tàn phá trong quốc gia đông Phi của ngài.
Hội nghị Quốc tế Thường niên dài một tuần của Mạng lưới Kiến tạo Hòa bình Công giáo, năm nay được tổ chức tại thành phố Davao, đã thu hút 71 nhà hoạt động cho hòa bình đến từ các điểm nóng ở châu Á, Phi, Âu và Mỹ Latin.
Họ thảo luận các bài trình bày của các nhóm hoạt động cho hòa bình địa phương tại khách sạn Waterfront của thành phố từ ngày 13-15/7, sau khi các thành viên trong mạng lưới này viếng thăm các dự án hòa bình của giáo phận, giáo xứ và cộng đồng ở Mindanao, miền Nam Philippines. Thành phố Davao, cách Manila 965 kilômét về phía đông nam, thuộc đông Mindanao.
"Chúng tôi chắc chắn rằng để kiến tạo hòa bình, chúng ta phải lôi kéo mọi tầng lớp tham gia," theo Gerard Powers, chủ tịch ban lãnh đạo mạng lưới. Ông nói với UCA News hôm 14-7: "Chúng tôi đang xem xét đến Giáo hội thể chế và các lãnh đạo Giáo hội, trong khi chúng tôi cũng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các chuyên gia hoạt động trong các cộng đồng."
Ông nói các nhóm và mạng lưới Công giáo ở Mỹ đã thành lập mạng lưới xây dựng hòa bình quốc tế vì họ mong muốn "đến với những quốc gia khác trên thế giới" và "cố khám phá ra những điều đang diễn ra ở những nơi đó" liên quan đến việc giải quyết xung đột. Mạng lưới này còn nhằm vào việc tìm tài liệu chứng minh cho "những kinh nghiệm phong phú" của những người và nhóm hoạt động cho hòa bình.
Ông Powers nhận thấy, Mindanao cung cấp được những kinh nghiệm như thế, và trích dẫn rất nhiều nỗ lực dựa trên niềm tin thúc đẩy hòa bình trong các thập niên xảy ra giao chiến giữa các phong trào ly khai Hồi giáo và chính phủ, và do cộng sản nổi loạn. Cuộc giao chiến đó và cảnh cướp bóc, bắt cóc và các cuộc xung đột giữa các bè đảng địa phương đã làm cho dân chúng và các gia đình phải di tản, ly tán và lâm vào cảnh nghèo khổ.
Vì thế, Đảo Mindanao, với hơn 20 triệu dân, "có một lịch sử lâu đời về việc các cộng đồng Kitô giáo đã nỗ lực tìm kiếm rất nhiều cách giải quyết xung đột và kiến tạo hòa bình." Ông Powers giải thích, đây là một trong những lý do tại sao các nhà tổ chức chọn nó thay cho các nơi triển vọng khác ở Nam Mỹ hay châu Phi.
Trước khi chính thức diễn ra hội nghị, các tham dự viên đã viếng thăm các vùng bị xung đột trước đây đã được tuyên bố là "các khu vực hòa bình" và "vùng vì hòa bình" trong giáo phận Kidapawan, phía tây thành phố Davao. Họ viếng thăm cộng đồng Hồi giáo và Kitô giáo Bual, cộng đồng Hồi giáo Pagalungan và giáo xứ Pikit.
Các khu vực hòa bình và vùng hòa bình là những nơi mà các nhóm phiến quân và các Lực lượng Vũ trang Philippines, cùng với các nhóm bán quân sự của họ, bị cấm không được dùng vũ khí hay đôi khi bị cấm vào. Ở một số nơi trong các khu vực này, vũ khí và buôn bán rượu cũng bị cấm.
Giáo phận Kidapawan đã giúp quyên góp tiền tài trợ và thành lập các cơ cấu ở Pagalungan để xây dựng lại nhà cửa cho hơn 300 gia đình người Hồi giáo đã chạy tản cư năm 2003 vào lúc xảy ra giao chiến ác liệt nhất giữa Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro và chính phủ.
Khi Đức Giám mục Romulo Valles của Kidapawan cộng tác với Tabang Mindanaw (giúp Mindanao) trong một dự án nhân đạo để giúp những người di cư Hồi giáo, quân đội cho rằng đây là "vùng đất không người" sau khi dân cư di tản hai lần trong lúc diễn ra các cuộc xung đột. Tabang Mindanaw do Giáo hội, các nhóm doanh nghiệp, quân đội, các tổ chức phi chính phủ và giới truyền thông thành lập nhằm giúp các nạn nhân của một trận hạn hán ở Mindanao năm 2000. Sau đó, nó mở rộng trợ giúp các dự án phát triển và hòa bình khác trong khu vực.
Khu vực Hòa bình Bual, một tổ chức phi chính phủ của Hồi giáo, đã giúp giải quyết các cuộc xung đột giữa các gia đình theo các tôn giáo khác nhau trong vùng của họ và đã thành lập một hợp tác xã có cả thành viên Hồi giáo lẫn Kitô giáo.
Trong ba ngày thảo luận bắt đầu từ ngày 13-7, các diễn giả đã trình bày quan điểm của mình về các vấn đề xung đột ở Mindanao gồm hai cuộc nổi dậy của Moro (Hồi giáo Philippines), việc tiến hành khai mỏ và các ngành khai khoáng khác trong nội địa.
Những người đại diện các chương trình đối thoại liên tôn, xây dựng hòa bình và giáo dục hòa bình thành công đã trình bày các hoạt động của mình và chia sẻ quan điểm thần học về những hoạt động đó. Nữ tu dòng Tận hiến Đức Mẹ là Josefina Chiongson cho các tham dự viên xem một "bàn hòa bình" được dùng trong các phòng học của Trung tâm Học Hòa bình Thiếu nhi mà chị điều phối trong thành phố Cotabato, phía tây Kidapawan.
"Bàn hòa bình" được dùng cho thiếu nhi từ 4-6 tuổi thuộc các gia đình Kitô giáo và Hồi giáo. Các bạn cùng lớp thích gây gổ nhau được dạy giải quyết mâu thuẫn của mình theo một cách không có bạo lực bằng cách ngồi quanh chiếc bàn này để nói về những vấn đề của mình.
Nữ tu Chiongson kể lại, có một lần một phụ huynh đến trường Đại học của trung tâm hòa bình Đức Mẹ ở thành phố Cotabato và hỏi bàn hòa bình có nghĩa là gì. Hóa ra là đứa con nói nó muốn bố mẹ nó dùng cái bàn này để khỏi cãi nhau.
Scott Appleby, giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Kroc tại Đại học Đức Mẹ ở Mỹ, nói rằng Mindanao đã mang lại cho các tham dự viên "những bài học rất quan trọng," bao gồm tầm quan trọng của việc cộng tác xuyên cộng đồng và tầm quan trọng của giáo dục, sự kiên trì và xây dựng liên minh.
Appleby nói thêm: "So với các nơi khác trên thế giới, Mindanao gây ấn tượng hết sức mạnh mẽ về mặt hoạt động ở đây." Ông cố khám phá cách mà viện hòa bình do ông đứng đầu có thể trở thành đối tác và chia sẻ nguồn nhân lực để huấn luyện. Ông đang xem xét việc gởi sinh viên thực tập sang Mindanao.
Đối với Đức ông Matthew Odong, tổng đại diện của tổng giáo phận Gulu ở miền bắc Uganda, người cùng tham dự hội nghị, thì kinh nghiệm của những người ủng hộ hòa bình ở Mindanao gợi lên những chiến lược cho nỗ lực hòa bình của riêng ngài ở các vùng của người thiểu số bị chiến tranh tàn phá trong quốc gia đông Phi của ngài.