Trong bộ sách chuyên biệt viết về du lịch, Tổ Chức Du Lịch Quốc Tế Frommers đã ân cần giới thiệu đất nước Canada với những tư tưởng so sánh như sau: " Nếu du khách đến thăm nước Ý mà không viếng thăm bảo tàng viện Vatican và nguyện đường Sixtina thì coi như du khách chưa đặt chân đến nước Ý ngàn năm cổ kính và Kinh thành Rôma vĩnh cửu. Cũng thế, nếu du khách đã đặt chân đến Canada mà không tìm cách một lần trong đời viếng thăm Thành phố Toronto thì coi như du khách chưa được hân hạnh thăm viếng đất nước xinh đẹp này."
Lời giới thiệu ân cần của Tổ Chức Du Lịch Quốc Tế uy tín Frommers trên đây quả thật không có gì quá đáng, nếu quý độc giả đã có dịp đặt chân đến đất nước Canada, mà vì lý do nào đó chưa được hân hạnh đến thăm một thành phố lớn nhất nước, tiêu biểu năng động nhất, với những sinh hoạt sầm uất nhất của đất nước Canada là thành phố Toronto, Thủ phủ của Tỉnh bang Ontario, chắc chắn du khách sẽ hối tiếc vì đã bỏ lỡ một cơ hội bằng vàng trong chuyến du lịch của mình.
Tuy thành phố Ottawa là thủ đô Canada, nhưng Toronto mới chính là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, tài chánh, xã hội, tập trung toàn bộ các sinh hoạt của đất nước bao la trù phú này. Có thể quả quyết mà không sợ sai lầm: Toronto chính là Trái Tim đất nước Canada. Nếu so sánh với các thủ đô lớn nhất trên thế giới, Toronto tuy không phải là một thủ đô của một quốc gia, nhưng nó đã trở thành một thành phố quan trọng bề thế về nhiều phương diện mà mọi người trên thế giới đều quan tâm.
Sự kiện dưới đây đã chứng minh và xác nhận vị trí quốc tế quan trọng của Toronto. Theo bản tin công bố ngày 16 tháng 5, 2001, tại thành phố Lausanne, Thụy Sĩ, Ủy Hội Thế Vận Quốc Tế (OIC) cho biết hiện nay Toronto, Paris và Bắc Kinh là ba thành phố đứng đầu, xếp hạng ưu tiên trong danh sách các quốc gia ứng viên tranh cử tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè năm 2008, trong khi hai thành phố Osaka, Nhật Bản, và Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị loại. Theo hãng tin AFP trích dẫn các nguồn tin thân cận của Ủy Hội Thế Vận Quốc Tế, Ủy Ban này thẩm định xếp Toronto và Paris đứng trước Bắc Kinh.
Qua hai bài " Giới Thiệu Ðất Nước Canada " và " Thác Niagara: Kỳ Quan của Thế Giới " trước đây, Quý độc giả đã có một cái nhìn tổng quát nhưng tương đối đầy đủ về đất nước Canada, đồng thời cũng đã biết qua những chi tiết mới lạ kỳ thú chung quanh thác nước hùng vĩ độc đáo nhất thế giới này. Hôm nay, chúng tôi xin được hân hạnh làm người hướng đạo kính mời Quý vị tiếp tục lên đường tham quan Thành Phố Toronto được mệnh danh là Trái Tim của Ðất Nước Canada.
THĂM VIẾNG THÀNH PHỐ TORONTO.
Nếu người ta có thể nói Thủ đô Paris đóng một vai trò rất quan trọng không thể thay thế được đối với các sinh hoạt văn hóa, chính trị, kinh tế, tài chành, xã hội của nước Pháp thì Thành phố Toronto cũng có một địa vị tương tự như thế đối với đất nước xinh đẹp Canada.
Tọa lạc miền Ðông Nam Tỉnh bang Ontario và cũng là thành phố lớn nhất nước và tỉnh bang, trên cả Thủ đô Ottawa, Toronto với dân số 4,263,757 cư dân, với ngọn tháp cao nhất thế giới 555 m (1815 ft) ngạo nghễ hướng về hồ Ontario quanh năm nước màu xanh biếc, quả thật đã trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của mọi thị dân thành phố Toronto. Chính tại thành phố này, hàng đoàn du khách khắp thế giới có thể thăm viếng những danh lam thắng cảnh độc đáo, những di tích lịch sử cổ thời, qua đó họ có thể khám phá và tìm hiểu những nét lịch sử và nền văn hóa của nhân dân Canada.
- Vài Nét Nguồn Gốc Lịch Sử Thành Phố Toronto.
Theo tài liệu Cơ Quan Du Lịch Royal Specialty Sales, Toronto là thành phố có nguồn gốc lịch sử từ 8,000 năm trước Công Nguyên. Vào thời băng hà (Ice Age), khi những vùng băng giá miền Cực Bắc Canada tan chảy thì những người thổ dân du mục chuyên săn bắn bắt đầu di chuyển xuống định cư tại Toronto miền Cực Nam Tỉnh Bang Ontario. Vào năm 900 sau Công Nguyên, những người di dân này đã biết thích nghi với môi trường sinh sống mới ngày càng nắng ấm hơn và họ bắùt đầu gieo vãi trồng trọt cầy cấy. Ngô bắp, dưa và đậu lạc cũng như các loại đậu là những loại thực phẩm được họ xử dụng qua nhiều thế kỷ. - Mãi đến thế kỷ XVII, khi những nhà thám hiểm Âu Châu noi theo vết chân của John Cabot - nhà thám hiểm người Ý đầu tiên đặt chân đến đất nước Canada - họ cũng lục tục kéo đến khai thác miền đất tỉnh bang Ontario trù phú màu mỡ này.
Ðến thập niên 1720, những người Pháp bắt đầu đặt cơ sở buôn bán tại Toronto. Theo tài liệu trên, vào thập niên 1750, món hàng mà những người Pháp ưa chuộng nhất là những bộ da lông thú cao cấp của những người thổ dân Da Ðỏ. Ðến năm 1759, khi những người Pháp thua trận và chuyển nhượng tỉnh bang Québec cho người Anh, năm 1763 Toronto đã trở thành một thị trấn buôn bán nhỏ của cộng đồng người Anh vẫn trung thành với mẫu quốc Anh. Họ là những người dân tỵ nạn trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ 1775 - 1783 di tản lên đây định cư. - Năm 1787, chính quyền Anh đã mua toàn bộ vùng đất Toronto từ tay những người thổ dân địa phương Da Ðỏ với giá 1,700 bảng Anh cộng với một số hàng hóa. - Năm 1834, thành phố Toronto chính thức hình thành với trên 9,000 cư dân mang tên là " Thành Phố của Nữ Hoàng " (Queen City) và những thị dân của thành phố này hãnh diện mang tên là " Người Dân Toronto của Nữ Hoàng Victoria" ( The Victorian Torontorians).
Ðến thập niên 1850, khi hệ thống đường sắt được thiết lập xuyên qua tỉnh bang Ontario, là thời điểm Thành Phố Toronto bắt đầu chuyển mình mạnh mẽ để đi vào thời kỳ kỹ nghệ hóa phát triểàn tỉnh bang và đất nước. Sau Ðệ Nhất Thế Chiến 1914 - 1918 và sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1939, rất nhiều cơ xưởng, nhà máy được thiết lập thi đua sản xuất những vật dụng cần thiết phục vụ đời sống người dân tại Canada. Và Toronto nghiễm nhiên trở nên thành phố đầu đàn dẫn đầu chương trình kỹ nghệ hóa đất nước. Sau Ðệ Nhị Thế Chiến, Thành phố Toronto khác nào khối nam châm thu hút hàng trăm ngàn dân Âu Châu, Trung Mỹ và cả Á Châu đổ xô đến lập nghiệp, biến thành phố này thành một thành phố quốc tế của hàng trăm sắùc dân khác nhau. Và với thời gian, Thành Phố Toronto dần dần thay thế thành phố Montréal để trở thành trung tâm điểm kỹ nghệ, kinh tế, văn hóa, tài chánh lớn nhất Canada với cả một hệ thống hàng trăm nhà máy cơ xưởng tọa lạc chung quanh hồ Ontario.
Ðặt chân đến Thành phố Toronto, du khách sẽ bị quyến dũ trước lời mời gọi của rất nhiều danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử và những địa điểm vui chơi giải trí. Toronto là một thành phố mang nhiều hình ảnh trái ngược: bên cạnh những tòa nhà chọc trời tráng lệ, thiết kế bằng thép và kiếng cao vút tại trung tâm thị tứ thành phố, lại xen kẽ giữa những công viên nho nhỏ, những khu vườn trang nhã của những cộng đồng quây quần như một ngôi làng. Nhưng có một điểm mà bất cứ du khách ngoại quốc nào đến thăm viếng cũng đều công nhận: Toronto là một thành phố sạch sẽ, an ninh, hiếu khách, mang nhiều màu xanh của cây cối thảm cỏ nhất trên thế giới. Quả thật, Thành phố này thật xứng đáng với danh xưng mà những người thổ dân Da Ðỏ đã đặt cho Toronto, có nghĩa là " Tụ Ðiểm Hội Họp " (The Meeting Place).
- Viếng Thăm Tháp Toronto Cao Nhất Thế Giới.
Nếu du khách hỏi bất cứ người dân Toronto, nơi nào là biểu tượng cho thành phố trù phú sầm uất sinh động của họ, chắc chắn du khách sẽ được trả lời đó là ngọn Tháp Toronto, tọa lạc trong khu thị tứ phía Nam Thành Phố, trên Ðại lộ Gardiner Expwy, gần hải cảng Toronto và hướng về hồ Ontario thơ mộng. Nếu các cơ quan du lịch thường dùng hình ảnh Tháp Eiffel làm biểu tượng cho Thủ Ðô Paris hoặc Tháp Washington Monument, mà người Việt thường gọi là Cây Bút Chì, để biểu tượng cho Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn, thì Tháp Toronto cũng chính là biểu tượng của Thành Phố Toronto và đất nước xinh đẹp Canada.
Quả thật Tháp Toronto với danh xưng chính thức " Tháp Quốc Gia Canada " (The Canadian’s National Tower), thường gọi tắt là CN Tower, chính là niềm hãnh diện tự hào cho mọi người dân Canada, đặc biệt cho những ai sống tại thành phố Toronto. Ngọn tháp được coi là cao nhất thế giới này có chiều cao 555 mét (1815 feet), gồm 147 tầng. Chiều cao này gần gấp đôi Tháp Eiffel 327 m, do Chính Phủ Canada phối hợp với Chính quyền Tỉnh Bang Ontario xây cất và khai trương cho dân chúng cũng như các đoàn du khách khắp thế giới đến tham quan từ năm 1976. Hàng năm địa điểm du lịch và thắng cảnh này thu hút hàng chục triệu du khách khắp nơi trong và ngoài nước.
Muốn thăm viếng Tháp Toronto, du khách đến văn phòng được đặt dưới chân tháp, xếp hàng mua vé. Sau đó du khách được các thiếu nữ Canada duyên dáng hướng dẫn vào một phòng khá lớn gần đó, để nghe thuyết trình về quá trình xây cất tháp với những chi tiết liên quan đến cuộc thăm viếng. Tiếp theo du khách được hướng dẫn qua một hành lang lớn, nơi đây đã có sẵn chuyên viên nhiếp ảnh sẽ chụp một tấm ảnh để du khách lưu niệm với một giá khá đắt. Sau đó, từng đoàn du khách nhỏ 5 - 6 người, được hướng dẫn vào thang máy với tốc độ 360m/phút để lên tới Trạm Quan Sát (Skypod), cách xa mặt đất 342 mét.
Từ đài quan sát này, qua những khung cửa kiếng bao chung quanh, du khách sẽ có một cái nhìn toàn diện 360 độ toàn cảnh Thành phố Toronto và những vùng phụ cận chung quanh khá xa. Nơi đây cũng có phòng triển lãm trưng bày những hình ảnh trong quá trình xây cất tháp, phòng bán các kỷ vật lưu niệm, phòng triển lãm các loại máy vi âm (microphone) do một người Canada, ông Jack Dennett, sáng chế từ năm 1921 - 1945, có tất cả 14 loại máy vi âm khác nhau.
Tiếp theo du khách được hướng dẫn vào lại thang máy, để được đưa lên một đài quan sát cao hơn gọi là Space Deck, cách xa mặt đất 447 mét. Ðây là Ðài Quan Sát cao nhất thế giới. Từ đây du khách sẽ có một cái nhìn toàn diện cách xa tháp 160 cây số đến nhiều tiểu bang trên lãnh thổ Hoa Kỳ, cả thác Niagara và nhiều tỉnh bang của Canada. Có nhiều du khách khi được thang máy đưa lên đài quan sát này đã run rẩy chân tay, không dám bước tới những khung cửa kiếng chung quanh đài để quan sát bên ngoài! Họ có cảm tưởng như ngọn tháp cao này đang lung lay, đang ngất ngư theo chiều gió! Nhưng bạn đừng sợ! Theo các tài liệu cho biết: Khi xây cất tháp cao nhất thế giới này các kỹ sư, các chuyên viên các ngành liên quan như khí tượng, thời tiết, kiến trúc, đã tính toán rất tỉ mỉ chi tiết, để tháp có thể uyển chuyển (flexible) đứng vững, mặc dầu có giông bão hoặc mưa to gió lớn! Dĩ nhiên các chuyên viên đã xử dụng rất nhiều máy móc tối tân và cả trực thăng để đưa các vật liệu xây cất từ mặt đất lên tới đỉnh tháp cao này.
Dưới chân tháp, các du khách có thể ghé các phòng bán các kỷ vật lưu niệm, phòng cung cấp thông tin, những quán giải khát, hí viện, rạp chiếu bóng và cả một hệ thống 360 nhà hàng và quán ăn. - Theo tài liệu công bố, Ðại Công Ty Ðường Sắt Canada đã nhận lãnh trách nhiệm xây cất tháp cao Toronto này từ năm 1973 và sau ba năm mới hoàn thành. Ðến năm 1976, các Ðại Công Ty Truyền Thanh Truyền Hình Quốc Gia Canada đã thiết lập hệ thống các tháp ăng ten trên đỉnh tháp cao này.
Bên cạnh Tháp Toronto cao nhất thế giới này, một công trình kiến trúc khác rất đáng để các đoàn du khách thăm viếng: Ðó là vận động trường có tên là Skydome. Ðây là một vận động trường lớn nhất tỉnh bang Ontario và cả nước Canada, rộng 5,1 mẫu tây, nằm giữa hai đại lộ Spadina và University, với sức chứa trên 50,000 chỗ ngồi thỏa mái cho các khán thính giả trong các cuộc giao đấu thể thao và trình diễn nghệ thuật.
Ðiểm đặïc biệt là vận động trường này có mái che bao trùm toàn thể vận động trường khi trời có tuyết hoặc mưa bão. Mái che này có trọng lượng bằng 3,732 chiếc xe hơi và chỉ cần 20 phút, hệ thống mái che sẽ tự động mở ra hoặc đóng lại. Từ mặt đất vận động trường tới mái che có độ cao bằng một tòa nhà 31 tầng lầu! Theo các chuyên viên, Skydome này có sức chứa được 743 con voi lớn Phi Châu hoặc 8 chiếc phi cơ Boeing 747 xếp ngay hàng thẳng lối! Nguyên hệ thống giây khóa zipper mái che do hãng Astroturf sản xuất để che kín vận động trường Skydome này cũng dài 12,8 cây số. Từ ngày khai trương năm 1989 đến nay, mỗi năm Skydome đón tiếp trên 6,000,000 du khách đến tham dự các cuộc tranh tài thể thao quốc tế, những buổi hòa nhạc, những cuộc trình diễn nghệ thuật v.v..
- Những Ngọn Tháp Cao Nhất của Thế Giới.
Ðề cập đến Tháp Toronto, có lẽ Quý độc giả cũng muốn biết hiện nay có bao nhiêu ngọn tháp được coi là cao nhất trên thế giới. Trong chuyến thăm viếng Toronto, chúng tôi được Cơ quan Du Lịch Canada Larry Fisher cho biết hiện có danh sách 19 ngọn tháp cao nhất thế giới được liệt kê như sau:
1. Tháp Eiffel do kỹ sư người Pháp Gustave Alexandre Eiffel thiết kế, dịp Hội Chợ Quốc Tế Paris năm 1889, với chiều cao 327 mét (1,056 feet).
2. Tháp Blackpool, Anh Quốc, năm 1894, cao 158 mét.
3. Tháp Empire State Building, New York, Hoa Kỳ, năm 1931, cao 443 mét.
4. Tháp Latino Americana, Mễ Tây Cơ, năm 1956, cao 181 mét.
5. Tháp Tokyo, Nhật Bản, năm 1958, cao 333 mét.
6. Tháp Donauturn, Vienna, Áo Quốc, năm 1964, cao 252 mét.
7. Tháp Calgary, Canada, năm 1968, cao 190 mét.
8. Tháp Olympia, Munich, Ðức Quốc, năm 1968, cao 290 mét.
9. Tháp Ostenkino, Thủ đô Moscow, Liên Xô, năm 1967, cao 540 mét.
10. Tháp BT Tower, Thủ đô Luân Ðôn, Anh Quốc, năm 1965, cao 189 mét.
11. Tháp Euromost, Hòa Lan, năm 1970, cao 185 mét.
12. Tháp Canadian’s National Tower, Toronto, Canada, năm 1976, cao 555 mét.
13. Tháp Camberra, Úc, năm 1980, cao 195 mét.
14. Tháp Seoul, Nam Hàn, năm 1980, cao 240 mét.
15. Tháp Sydney, Úc, năm 1981, cao 304 mét.
16. Tháp Tackkent, nước Uzbekistan, năm 1983, cao 375 mét.
17. Tháp Montréal, Canada, năm 1976, cao 175 mét.
18. Tháp Cemano, Mễ Tây Cơ, năm 1994, cao 200 mét.
19. Tháp Barcelone, Tây Ban Nha, năm 1992, cao 288 mét
- Tiếp Tục Thăm Viếng Thành Phố Toronto.
Theo chuyên viên du lịch Michael Landesburg, Thành phố Toronto chia thành 4 khu vực khác nhau: khu trung tâm thị tứ sầm uất nhất của thành phố ; khu vực Toronto tiếp giáp Hồ Ontario (Toronto On The Lake); Khu vực bảo tàng viện và hí viện, sau cùng khu vực những di tích lịch sử.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn Quý độc giả viếng thăm Tháp Toronto và vận động trường Skydome, biểu tượng của thành phố với những chi tiết kỳ thú mới lạ. Sau đây chúng tôi kính mời Quý vị đến tham quan Tòa Thị Chính Mới (The New City Hall). - Có thể nói Tòa Thị Chính Mới, tọa lạc tại số 100 Queen Street, được coi như một viên ngọc kim cương lấp lánh trên khu vực trung tâm hành chánh thành phố.
Với lối kiến trúc rất độc đáo do một kiến trúc sư người Phần Lan, ông Viljo Revell, phác họa và đã hoàn thành năm 1965 để dân chúng xử dụng, Tòa Thị Chính Mới là hai tòa nhà cao ốc tráng lệ bằng kiếng 20 tầng lầu, hình vòng cung, cả hai hướng về một nhà vòm hình tròn ở chính giữa là văn phòng ông thị trưởng. - Theo sử liệu, năm 1956, ông thị trưởng Nathan Phillips thời đó đã thuyết phục Hội Ðồng Thành Phố Toronto, chính thức tổ chức một cuộc thi quốc tế vẽ họa đồ cho toàn bộ kiến trúc Tòa Thị Chính Mới. Kết quả Hội Ðồng Thành Phố đã nhận được tất cả 520 dự án gửi đến từ 42 quốc gia trên thế giới. Sau cùng, kiến trúc sư Phần Lan Viljo Revell ngụ tại Thủ đô Helsinki đã thắng giải, do một ủy ban giám khảo gồm 5 hiệp hội kiến trúc quốc tế công bố.
Trước tiền đình Tòa Thị Chính Mới là quảng trường Nathan Phillips rộng thênh thang, dưới kỳ đài cao vút luôn có quốc kỳ Canada bay phất phới là nơi tập họp công cộng của dân chúng thành phố, mỗi khi diễn ra các lễ hội dân tộc, những buổi hòa nhạc, những cuộc trình diễn nghệ thuật hoặc các cuộc mít tinh biểu tình của các đoàn thể chính trị hay các sắc tộc. Hàng năm Cộng Ðồng Người Việt Thành phố Toronto thường tổ chức các lễ hội như Tết Nguyên Ðán, Ngày Quốc Hận 30/04 và Ngày Quân Lực tại nơi đây. - Còn Tòa Thị Chính cũ với lối kiến trúc La Mã cổ xưa từ năm 1899, nay được xử dụng làm tòa án sơ cấp.- Gần đó là Trung Tâm Thương Mại đồ sộ The Eaton Center tọa lạc trên đường Yonge Street là con đường dài nhất thế giới, với chiều dài 1,886 cây số được ghi trong sách Guiness về các kỷ lục thế giới.
Hoàn toàn khác với khu vực ồn ào náo nhiệt thị tứ, khu vực thành phố Toronto tiếp giáp Hồ Ontario là khu bến cảng Harbourfront và Queen‘s Quay. Trước đây khu vực này là khu vực ngoại ô chết, nhưng từ năm 1972, dưới sự tài trợ của chính phủ liên bang Canada, khu vực này đã sống lại trở thành một trung tâm văn hóa, giải trí, mỗi năm có trên 3,000,000 du khách khắp nơi đổ về. Nơi đây du khách có thể thanh thản tản bộ trên những đại lộ Spadina và York rất đẹp và thơ mộng. Du khách có thể ghé vào quán ăn, nhà hàng, uống ly cà phê bên cạnh đường hoặc mua sắm kỷ vật độc đáo hoặc nằm nghỉ lưng trên những thảm cỏ xanh bên hồ hoặc thuê những chiếc thuyền nhỏ đưa gia đình đến tham quan những đảo rải rắc trên Hồ Ontario hoặc tham gia những chuyến du hành cùng với các đoàn du khách khác trên những du thuyền lớn hai tầng tiếp đón rất lịch sự hiếu khách.
Nhưng thơ mộng nhất vẫn là khu vực Ontario Place, phía Tây Nam khu vực thị trấn thành phố, do Chính quyền Ontario khai triển năm 1971, gồm ba hòn đảo nhỏ nhân tạo xinh xinh rất thần tiên, rộng 38 mẫu tây. Nơi đây có đầy đủ các trò vui chơi, giải trí, hý viện Cinesphere và một hội trường trên 9,000 ghế cho khán thính giả.
Trong khu vực bảo tàng viện và di tích lịch sử, du khách không thể nào quên không dành nhiều thời giờ tham quan bảo tàng viện The Royal Ontario Museum, nhà hát Roy Thomson Hall, Trung tâm Khoa học Ontario Science Center, Sở Thú Metro Toronto, Ðại Học Toronto, đặc biệt lâu đài cổ kính Casa Loma do Sir Henry Pellatt dày công xây cất, từ năm 1911 đến năm 1914, với kinh phí trên 3 triệu mỹ kim thời đó, gồm 98 phòng và những vườn cây cảnh chung quanh.
Thật là một thiếu sót lớn lao, nếu giới thiệu Thành Phố Toronto, Trái Tim Ðất nước Canada, mà quên không đề cập đến Cộng Ðồng Người Việt đang sinh sống tại thành phố trù phú sầm uất này. Có lẽ cha ông chúng ta không bao giờ ngờ rằng trên đất nước xinh đẹp thanh bình Canada, hiện nay lại có cả một Cộng Ðồng Người Việt Xa Xứ rất đông đảo và cũng rất thành công trong mọi lãnh vực kinh tế, tài chánh, văn hóa, xã hội, đang chen chân với các sắc tộc khác!! Thống kê bán chính thức ghi nhận tại Canada có tổng số ước tính 180,000 người Việt. Nhưng nguyên thành phố Toronto và vùng phụ cận như Hamilton, Kitchener- Waterloo, Brampton, London, North York, Missisauga, số người Việt Nam đã chiếm trên 70,000 người. Phải chăng Thành phố Toronto là vùng đất lành chim đậu nên đồng bào ta đã hội tụ nơi đây để định cư sinh sống...
Cộng Ðồng Người Việt Toronto đã tổ chức rất nhiều sinh hoạt văn hóa xã hội như các tuần báo, các nguyệt san, chương trình phát thanh, truyền hình, các hội đoàn như Hội Phụ Nữ, Hội Cao Niên, Văn Bút Việt Nam, Hội Cựu Quân Nhân, các hội Ái Hữu, với 6 ngôi chùa Phật giáo, 3 nhà thờ Tin Lành, một thánh thất Cao Ðài và một Giáo Xứ Công Giáo Việt Nam với trên 6,000 giáo dân ngay trung tâm thành phố. Du khách chỉ cần tản bộ trên các đường phố trong khu thương mại Toronto hoặc dọc theo các Phố Tàu nhộn nhịp, du khách sẽ giật mình khi nhìn thấy rất nhiều bảng hiệu Việt Nam san sát xuất hiện trên mỗi bước đi của du khách.
Ngay lúc đó, có lẽ từ trong suy nghĩ, du khách không khỏi không tự đặt cho mình những vấn nạn mà họ khó có thể tìm được câu trả lời: Chỉ trong thời gian ngắn 26 năm, người Việt Nam xa xứ đã thành công như thế, được chính người dân Canada nể phục. Nhưng tại sao ngay trên chính Quê Hương Mẹ Việt Nam, đồng bào họ vẫn nghèo đói, vẫn lạc hậu, vẫn khổ đau vì không có cơm ăn áo mặc!! Người Việt trong nước và hải ngoại cũng cùng một Mẹ Việt Nam sinh ra, cùng chung một dòng giống, mà sao hai cuộc sống là hai hình ảnh trái ngược nhau?! Nguyên nhân nào đã thúc đẩy người Việt bỏ nước ra đi? Chế độ nào đã kìm kẹp người Việt trong nước phải sống mãi trong áp bức, nghèo khổ, không một chút tự do dân chủ nhân quyền?!.
Lời giới thiệu ân cần của Tổ Chức Du Lịch Quốc Tế uy tín Frommers trên đây quả thật không có gì quá đáng, nếu quý độc giả đã có dịp đặt chân đến đất nước Canada, mà vì lý do nào đó chưa được hân hạnh đến thăm một thành phố lớn nhất nước, tiêu biểu năng động nhất, với những sinh hoạt sầm uất nhất của đất nước Canada là thành phố Toronto, Thủ phủ của Tỉnh bang Ontario, chắc chắn du khách sẽ hối tiếc vì đã bỏ lỡ một cơ hội bằng vàng trong chuyến du lịch của mình.
Tuy thành phố Ottawa là thủ đô Canada, nhưng Toronto mới chính là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, tài chánh, xã hội, tập trung toàn bộ các sinh hoạt của đất nước bao la trù phú này. Có thể quả quyết mà không sợ sai lầm: Toronto chính là Trái Tim đất nước Canada. Nếu so sánh với các thủ đô lớn nhất trên thế giới, Toronto tuy không phải là một thủ đô của một quốc gia, nhưng nó đã trở thành một thành phố quan trọng bề thế về nhiều phương diện mà mọi người trên thế giới đều quan tâm.
Sự kiện dưới đây đã chứng minh và xác nhận vị trí quốc tế quan trọng của Toronto. Theo bản tin công bố ngày 16 tháng 5, 2001, tại thành phố Lausanne, Thụy Sĩ, Ủy Hội Thế Vận Quốc Tế (OIC) cho biết hiện nay Toronto, Paris và Bắc Kinh là ba thành phố đứng đầu, xếp hạng ưu tiên trong danh sách các quốc gia ứng viên tranh cử tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè năm 2008, trong khi hai thành phố Osaka, Nhật Bản, và Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị loại. Theo hãng tin AFP trích dẫn các nguồn tin thân cận của Ủy Hội Thế Vận Quốc Tế, Ủy Ban này thẩm định xếp Toronto và Paris đứng trước Bắc Kinh.
Qua hai bài " Giới Thiệu Ðất Nước Canada " và " Thác Niagara: Kỳ Quan của Thế Giới " trước đây, Quý độc giả đã có một cái nhìn tổng quát nhưng tương đối đầy đủ về đất nước Canada, đồng thời cũng đã biết qua những chi tiết mới lạ kỳ thú chung quanh thác nước hùng vĩ độc đáo nhất thế giới này. Hôm nay, chúng tôi xin được hân hạnh làm người hướng đạo kính mời Quý vị tiếp tục lên đường tham quan Thành Phố Toronto được mệnh danh là Trái Tim của Ðất Nước Canada.
THĂM VIẾNG THÀNH PHỐ TORONTO.
Nếu người ta có thể nói Thủ đô Paris đóng một vai trò rất quan trọng không thể thay thế được đối với các sinh hoạt văn hóa, chính trị, kinh tế, tài chành, xã hội của nước Pháp thì Thành phố Toronto cũng có một địa vị tương tự như thế đối với đất nước xinh đẹp Canada.
Tọa lạc miền Ðông Nam Tỉnh bang Ontario và cũng là thành phố lớn nhất nước và tỉnh bang, trên cả Thủ đô Ottawa, Toronto với dân số 4,263,757 cư dân, với ngọn tháp cao nhất thế giới 555 m (1815 ft) ngạo nghễ hướng về hồ Ontario quanh năm nước màu xanh biếc, quả thật đã trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của mọi thị dân thành phố Toronto. Chính tại thành phố này, hàng đoàn du khách khắp thế giới có thể thăm viếng những danh lam thắng cảnh độc đáo, những di tích lịch sử cổ thời, qua đó họ có thể khám phá và tìm hiểu những nét lịch sử và nền văn hóa của nhân dân Canada.
- Vài Nét Nguồn Gốc Lịch Sử Thành Phố Toronto.
Theo tài liệu Cơ Quan Du Lịch Royal Specialty Sales, Toronto là thành phố có nguồn gốc lịch sử từ 8,000 năm trước Công Nguyên. Vào thời băng hà (Ice Age), khi những vùng băng giá miền Cực Bắc Canada tan chảy thì những người thổ dân du mục chuyên săn bắn bắt đầu di chuyển xuống định cư tại Toronto miền Cực Nam Tỉnh Bang Ontario. Vào năm 900 sau Công Nguyên, những người di dân này đã biết thích nghi với môi trường sinh sống mới ngày càng nắng ấm hơn và họ bắùt đầu gieo vãi trồng trọt cầy cấy. Ngô bắp, dưa và đậu lạc cũng như các loại đậu là những loại thực phẩm được họ xử dụng qua nhiều thế kỷ. - Mãi đến thế kỷ XVII, khi những nhà thám hiểm Âu Châu noi theo vết chân của John Cabot - nhà thám hiểm người Ý đầu tiên đặt chân đến đất nước Canada - họ cũng lục tục kéo đến khai thác miền đất tỉnh bang Ontario trù phú màu mỡ này.
Ðến thập niên 1720, những người Pháp bắt đầu đặt cơ sở buôn bán tại Toronto. Theo tài liệu trên, vào thập niên 1750, món hàng mà những người Pháp ưa chuộng nhất là những bộ da lông thú cao cấp của những người thổ dân Da Ðỏ. Ðến năm 1759, khi những người Pháp thua trận và chuyển nhượng tỉnh bang Québec cho người Anh, năm 1763 Toronto đã trở thành một thị trấn buôn bán nhỏ của cộng đồng người Anh vẫn trung thành với mẫu quốc Anh. Họ là những người dân tỵ nạn trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ 1775 - 1783 di tản lên đây định cư. - Năm 1787, chính quyền Anh đã mua toàn bộ vùng đất Toronto từ tay những người thổ dân địa phương Da Ðỏ với giá 1,700 bảng Anh cộng với một số hàng hóa. - Năm 1834, thành phố Toronto chính thức hình thành với trên 9,000 cư dân mang tên là " Thành Phố của Nữ Hoàng " (Queen City) và những thị dân của thành phố này hãnh diện mang tên là " Người Dân Toronto của Nữ Hoàng Victoria" ( The Victorian Torontorians).
Ðến thập niên 1850, khi hệ thống đường sắt được thiết lập xuyên qua tỉnh bang Ontario, là thời điểm Thành Phố Toronto bắt đầu chuyển mình mạnh mẽ để đi vào thời kỳ kỹ nghệ hóa phát triểàn tỉnh bang và đất nước. Sau Ðệ Nhất Thế Chiến 1914 - 1918 và sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1939, rất nhiều cơ xưởng, nhà máy được thiết lập thi đua sản xuất những vật dụng cần thiết phục vụ đời sống người dân tại Canada. Và Toronto nghiễm nhiên trở nên thành phố đầu đàn dẫn đầu chương trình kỹ nghệ hóa đất nước. Sau Ðệ Nhị Thế Chiến, Thành phố Toronto khác nào khối nam châm thu hút hàng trăm ngàn dân Âu Châu, Trung Mỹ và cả Á Châu đổ xô đến lập nghiệp, biến thành phố này thành một thành phố quốc tế của hàng trăm sắùc dân khác nhau. Và với thời gian, Thành Phố Toronto dần dần thay thế thành phố Montréal để trở thành trung tâm điểm kỹ nghệ, kinh tế, văn hóa, tài chánh lớn nhất Canada với cả một hệ thống hàng trăm nhà máy cơ xưởng tọa lạc chung quanh hồ Ontario.
Ðặt chân đến Thành phố Toronto, du khách sẽ bị quyến dũ trước lời mời gọi của rất nhiều danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử và những địa điểm vui chơi giải trí. Toronto là một thành phố mang nhiều hình ảnh trái ngược: bên cạnh những tòa nhà chọc trời tráng lệ, thiết kế bằng thép và kiếng cao vút tại trung tâm thị tứ thành phố, lại xen kẽ giữa những công viên nho nhỏ, những khu vườn trang nhã của những cộng đồng quây quần như một ngôi làng. Nhưng có một điểm mà bất cứ du khách ngoại quốc nào đến thăm viếng cũng đều công nhận: Toronto là một thành phố sạch sẽ, an ninh, hiếu khách, mang nhiều màu xanh của cây cối thảm cỏ nhất trên thế giới. Quả thật, Thành phố này thật xứng đáng với danh xưng mà những người thổ dân Da Ðỏ đã đặt cho Toronto, có nghĩa là " Tụ Ðiểm Hội Họp " (The Meeting Place).
- Viếng Thăm Tháp Toronto Cao Nhất Thế Giới.
Nếu du khách hỏi bất cứ người dân Toronto, nơi nào là biểu tượng cho thành phố trù phú sầm uất sinh động của họ, chắc chắn du khách sẽ được trả lời đó là ngọn Tháp Toronto, tọa lạc trong khu thị tứ phía Nam Thành Phố, trên Ðại lộ Gardiner Expwy, gần hải cảng Toronto và hướng về hồ Ontario thơ mộng. Nếu các cơ quan du lịch thường dùng hình ảnh Tháp Eiffel làm biểu tượng cho Thủ Ðô Paris hoặc Tháp Washington Monument, mà người Việt thường gọi là Cây Bút Chì, để biểu tượng cho Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn, thì Tháp Toronto cũng chính là biểu tượng của Thành Phố Toronto và đất nước xinh đẹp Canada.
Quả thật Tháp Toronto với danh xưng chính thức " Tháp Quốc Gia Canada " (The Canadian’s National Tower), thường gọi tắt là CN Tower, chính là niềm hãnh diện tự hào cho mọi người dân Canada, đặc biệt cho những ai sống tại thành phố Toronto. Ngọn tháp được coi là cao nhất thế giới này có chiều cao 555 mét (1815 feet), gồm 147 tầng. Chiều cao này gần gấp đôi Tháp Eiffel 327 m, do Chính Phủ Canada phối hợp với Chính quyền Tỉnh Bang Ontario xây cất và khai trương cho dân chúng cũng như các đoàn du khách khắp thế giới đến tham quan từ năm 1976. Hàng năm địa điểm du lịch và thắng cảnh này thu hút hàng chục triệu du khách khắp nơi trong và ngoài nước.
Muốn thăm viếng Tháp Toronto, du khách đến văn phòng được đặt dưới chân tháp, xếp hàng mua vé. Sau đó du khách được các thiếu nữ Canada duyên dáng hướng dẫn vào một phòng khá lớn gần đó, để nghe thuyết trình về quá trình xây cất tháp với những chi tiết liên quan đến cuộc thăm viếng. Tiếp theo du khách được hướng dẫn qua một hành lang lớn, nơi đây đã có sẵn chuyên viên nhiếp ảnh sẽ chụp một tấm ảnh để du khách lưu niệm với một giá khá đắt. Sau đó, từng đoàn du khách nhỏ 5 - 6 người, được hướng dẫn vào thang máy với tốc độ 360m/phút để lên tới Trạm Quan Sát (Skypod), cách xa mặt đất 342 mét.
Từ đài quan sát này, qua những khung cửa kiếng bao chung quanh, du khách sẽ có một cái nhìn toàn diện 360 độ toàn cảnh Thành phố Toronto và những vùng phụ cận chung quanh khá xa. Nơi đây cũng có phòng triển lãm trưng bày những hình ảnh trong quá trình xây cất tháp, phòng bán các kỷ vật lưu niệm, phòng triển lãm các loại máy vi âm (microphone) do một người Canada, ông Jack Dennett, sáng chế từ năm 1921 - 1945, có tất cả 14 loại máy vi âm khác nhau.
Tiếp theo du khách được hướng dẫn vào lại thang máy, để được đưa lên một đài quan sát cao hơn gọi là Space Deck, cách xa mặt đất 447 mét. Ðây là Ðài Quan Sát cao nhất thế giới. Từ đây du khách sẽ có một cái nhìn toàn diện cách xa tháp 160 cây số đến nhiều tiểu bang trên lãnh thổ Hoa Kỳ, cả thác Niagara và nhiều tỉnh bang của Canada. Có nhiều du khách khi được thang máy đưa lên đài quan sát này đã run rẩy chân tay, không dám bước tới những khung cửa kiếng chung quanh đài để quan sát bên ngoài! Họ có cảm tưởng như ngọn tháp cao này đang lung lay, đang ngất ngư theo chiều gió! Nhưng bạn đừng sợ! Theo các tài liệu cho biết: Khi xây cất tháp cao nhất thế giới này các kỹ sư, các chuyên viên các ngành liên quan như khí tượng, thời tiết, kiến trúc, đã tính toán rất tỉ mỉ chi tiết, để tháp có thể uyển chuyển (flexible) đứng vững, mặc dầu có giông bão hoặc mưa to gió lớn! Dĩ nhiên các chuyên viên đã xử dụng rất nhiều máy móc tối tân và cả trực thăng để đưa các vật liệu xây cất từ mặt đất lên tới đỉnh tháp cao này.
Dưới chân tháp, các du khách có thể ghé các phòng bán các kỷ vật lưu niệm, phòng cung cấp thông tin, những quán giải khát, hí viện, rạp chiếu bóng và cả một hệ thống 360 nhà hàng và quán ăn. - Theo tài liệu công bố, Ðại Công Ty Ðường Sắt Canada đã nhận lãnh trách nhiệm xây cất tháp cao Toronto này từ năm 1973 và sau ba năm mới hoàn thành. Ðến năm 1976, các Ðại Công Ty Truyền Thanh Truyền Hình Quốc Gia Canada đã thiết lập hệ thống các tháp ăng ten trên đỉnh tháp cao này.
Bên cạnh Tháp Toronto cao nhất thế giới này, một công trình kiến trúc khác rất đáng để các đoàn du khách thăm viếng: Ðó là vận động trường có tên là Skydome. Ðây là một vận động trường lớn nhất tỉnh bang Ontario và cả nước Canada, rộng 5,1 mẫu tây, nằm giữa hai đại lộ Spadina và University, với sức chứa trên 50,000 chỗ ngồi thỏa mái cho các khán thính giả trong các cuộc giao đấu thể thao và trình diễn nghệ thuật.
Ðiểm đặïc biệt là vận động trường này có mái che bao trùm toàn thể vận động trường khi trời có tuyết hoặc mưa bão. Mái che này có trọng lượng bằng 3,732 chiếc xe hơi và chỉ cần 20 phút, hệ thống mái che sẽ tự động mở ra hoặc đóng lại. Từ mặt đất vận động trường tới mái che có độ cao bằng một tòa nhà 31 tầng lầu! Theo các chuyên viên, Skydome này có sức chứa được 743 con voi lớn Phi Châu hoặc 8 chiếc phi cơ Boeing 747 xếp ngay hàng thẳng lối! Nguyên hệ thống giây khóa zipper mái che do hãng Astroturf sản xuất để che kín vận động trường Skydome này cũng dài 12,8 cây số. Từ ngày khai trương năm 1989 đến nay, mỗi năm Skydome đón tiếp trên 6,000,000 du khách đến tham dự các cuộc tranh tài thể thao quốc tế, những buổi hòa nhạc, những cuộc trình diễn nghệ thuật v.v..
- Những Ngọn Tháp Cao Nhất của Thế Giới.
Ðề cập đến Tháp Toronto, có lẽ Quý độc giả cũng muốn biết hiện nay có bao nhiêu ngọn tháp được coi là cao nhất trên thế giới. Trong chuyến thăm viếng Toronto, chúng tôi được Cơ quan Du Lịch Canada Larry Fisher cho biết hiện có danh sách 19 ngọn tháp cao nhất thế giới được liệt kê như sau:
1. Tháp Eiffel do kỹ sư người Pháp Gustave Alexandre Eiffel thiết kế, dịp Hội Chợ Quốc Tế Paris năm 1889, với chiều cao 327 mét (1,056 feet).
2. Tháp Blackpool, Anh Quốc, năm 1894, cao 158 mét.
3. Tháp Empire State Building, New York, Hoa Kỳ, năm 1931, cao 443 mét.
4. Tháp Latino Americana, Mễ Tây Cơ, năm 1956, cao 181 mét.
5. Tháp Tokyo, Nhật Bản, năm 1958, cao 333 mét.
6. Tháp Donauturn, Vienna, Áo Quốc, năm 1964, cao 252 mét.
7. Tháp Calgary, Canada, năm 1968, cao 190 mét.
8. Tháp Olympia, Munich, Ðức Quốc, năm 1968, cao 290 mét.
9. Tháp Ostenkino, Thủ đô Moscow, Liên Xô, năm 1967, cao 540 mét.
10. Tháp BT Tower, Thủ đô Luân Ðôn, Anh Quốc, năm 1965, cao 189 mét.
11. Tháp Euromost, Hòa Lan, năm 1970, cao 185 mét.
12. Tháp Canadian’s National Tower, Toronto, Canada, năm 1976, cao 555 mét.
13. Tháp Camberra, Úc, năm 1980, cao 195 mét.
14. Tháp Seoul, Nam Hàn, năm 1980, cao 240 mét.
15. Tháp Sydney, Úc, năm 1981, cao 304 mét.
16. Tháp Tackkent, nước Uzbekistan, năm 1983, cao 375 mét.
17. Tháp Montréal, Canada, năm 1976, cao 175 mét.
18. Tháp Cemano, Mễ Tây Cơ, năm 1994, cao 200 mét.
19. Tháp Barcelone, Tây Ban Nha, năm 1992, cao 288 mét
- Tiếp Tục Thăm Viếng Thành Phố Toronto.
Theo chuyên viên du lịch Michael Landesburg, Thành phố Toronto chia thành 4 khu vực khác nhau: khu trung tâm thị tứ sầm uất nhất của thành phố ; khu vực Toronto tiếp giáp Hồ Ontario (Toronto On The Lake); Khu vực bảo tàng viện và hí viện, sau cùng khu vực những di tích lịch sử.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn Quý độc giả viếng thăm Tháp Toronto và vận động trường Skydome, biểu tượng của thành phố với những chi tiết kỳ thú mới lạ. Sau đây chúng tôi kính mời Quý vị đến tham quan Tòa Thị Chính Mới (The New City Hall). - Có thể nói Tòa Thị Chính Mới, tọa lạc tại số 100 Queen Street, được coi như một viên ngọc kim cương lấp lánh trên khu vực trung tâm hành chánh thành phố.
Với lối kiến trúc rất độc đáo do một kiến trúc sư người Phần Lan, ông Viljo Revell, phác họa và đã hoàn thành năm 1965 để dân chúng xử dụng, Tòa Thị Chính Mới là hai tòa nhà cao ốc tráng lệ bằng kiếng 20 tầng lầu, hình vòng cung, cả hai hướng về một nhà vòm hình tròn ở chính giữa là văn phòng ông thị trưởng. - Theo sử liệu, năm 1956, ông thị trưởng Nathan Phillips thời đó đã thuyết phục Hội Ðồng Thành Phố Toronto, chính thức tổ chức một cuộc thi quốc tế vẽ họa đồ cho toàn bộ kiến trúc Tòa Thị Chính Mới. Kết quả Hội Ðồng Thành Phố đã nhận được tất cả 520 dự án gửi đến từ 42 quốc gia trên thế giới. Sau cùng, kiến trúc sư Phần Lan Viljo Revell ngụ tại Thủ đô Helsinki đã thắng giải, do một ủy ban giám khảo gồm 5 hiệp hội kiến trúc quốc tế công bố.
Trước tiền đình Tòa Thị Chính Mới là quảng trường Nathan Phillips rộng thênh thang, dưới kỳ đài cao vút luôn có quốc kỳ Canada bay phất phới là nơi tập họp công cộng của dân chúng thành phố, mỗi khi diễn ra các lễ hội dân tộc, những buổi hòa nhạc, những cuộc trình diễn nghệ thuật hoặc các cuộc mít tinh biểu tình của các đoàn thể chính trị hay các sắc tộc. Hàng năm Cộng Ðồng Người Việt Thành phố Toronto thường tổ chức các lễ hội như Tết Nguyên Ðán, Ngày Quốc Hận 30/04 và Ngày Quân Lực tại nơi đây. - Còn Tòa Thị Chính cũ với lối kiến trúc La Mã cổ xưa từ năm 1899, nay được xử dụng làm tòa án sơ cấp.- Gần đó là Trung Tâm Thương Mại đồ sộ The Eaton Center tọa lạc trên đường Yonge Street là con đường dài nhất thế giới, với chiều dài 1,886 cây số được ghi trong sách Guiness về các kỷ lục thế giới.
Hoàn toàn khác với khu vực ồn ào náo nhiệt thị tứ, khu vực thành phố Toronto tiếp giáp Hồ Ontario là khu bến cảng Harbourfront và Queen‘s Quay. Trước đây khu vực này là khu vực ngoại ô chết, nhưng từ năm 1972, dưới sự tài trợ của chính phủ liên bang Canada, khu vực này đã sống lại trở thành một trung tâm văn hóa, giải trí, mỗi năm có trên 3,000,000 du khách khắp nơi đổ về. Nơi đây du khách có thể thanh thản tản bộ trên những đại lộ Spadina và York rất đẹp và thơ mộng. Du khách có thể ghé vào quán ăn, nhà hàng, uống ly cà phê bên cạnh đường hoặc mua sắm kỷ vật độc đáo hoặc nằm nghỉ lưng trên những thảm cỏ xanh bên hồ hoặc thuê những chiếc thuyền nhỏ đưa gia đình đến tham quan những đảo rải rắc trên Hồ Ontario hoặc tham gia những chuyến du hành cùng với các đoàn du khách khác trên những du thuyền lớn hai tầng tiếp đón rất lịch sự hiếu khách.
Nhưng thơ mộng nhất vẫn là khu vực Ontario Place, phía Tây Nam khu vực thị trấn thành phố, do Chính quyền Ontario khai triển năm 1971, gồm ba hòn đảo nhỏ nhân tạo xinh xinh rất thần tiên, rộng 38 mẫu tây. Nơi đây có đầy đủ các trò vui chơi, giải trí, hý viện Cinesphere và một hội trường trên 9,000 ghế cho khán thính giả.
Trong khu vực bảo tàng viện và di tích lịch sử, du khách không thể nào quên không dành nhiều thời giờ tham quan bảo tàng viện The Royal Ontario Museum, nhà hát Roy Thomson Hall, Trung tâm Khoa học Ontario Science Center, Sở Thú Metro Toronto, Ðại Học Toronto, đặc biệt lâu đài cổ kính Casa Loma do Sir Henry Pellatt dày công xây cất, từ năm 1911 đến năm 1914, với kinh phí trên 3 triệu mỹ kim thời đó, gồm 98 phòng và những vườn cây cảnh chung quanh.
Thật là một thiếu sót lớn lao, nếu giới thiệu Thành Phố Toronto, Trái Tim Ðất nước Canada, mà quên không đề cập đến Cộng Ðồng Người Việt đang sinh sống tại thành phố trù phú sầm uất này. Có lẽ cha ông chúng ta không bao giờ ngờ rằng trên đất nước xinh đẹp thanh bình Canada, hiện nay lại có cả một Cộng Ðồng Người Việt Xa Xứ rất đông đảo và cũng rất thành công trong mọi lãnh vực kinh tế, tài chánh, văn hóa, xã hội, đang chen chân với các sắc tộc khác!! Thống kê bán chính thức ghi nhận tại Canada có tổng số ước tính 180,000 người Việt. Nhưng nguyên thành phố Toronto và vùng phụ cận như Hamilton, Kitchener- Waterloo, Brampton, London, North York, Missisauga, số người Việt Nam đã chiếm trên 70,000 người. Phải chăng Thành phố Toronto là vùng đất lành chim đậu nên đồng bào ta đã hội tụ nơi đây để định cư sinh sống...
Cộng Ðồng Người Việt Toronto đã tổ chức rất nhiều sinh hoạt văn hóa xã hội như các tuần báo, các nguyệt san, chương trình phát thanh, truyền hình, các hội đoàn như Hội Phụ Nữ, Hội Cao Niên, Văn Bút Việt Nam, Hội Cựu Quân Nhân, các hội Ái Hữu, với 6 ngôi chùa Phật giáo, 3 nhà thờ Tin Lành, một thánh thất Cao Ðài và một Giáo Xứ Công Giáo Việt Nam với trên 6,000 giáo dân ngay trung tâm thành phố. Du khách chỉ cần tản bộ trên các đường phố trong khu thương mại Toronto hoặc dọc theo các Phố Tàu nhộn nhịp, du khách sẽ giật mình khi nhìn thấy rất nhiều bảng hiệu Việt Nam san sát xuất hiện trên mỗi bước đi của du khách.
Ngay lúc đó, có lẽ từ trong suy nghĩ, du khách không khỏi không tự đặt cho mình những vấn nạn mà họ khó có thể tìm được câu trả lời: Chỉ trong thời gian ngắn 26 năm, người Việt Nam xa xứ đã thành công như thế, được chính người dân Canada nể phục. Nhưng tại sao ngay trên chính Quê Hương Mẹ Việt Nam, đồng bào họ vẫn nghèo đói, vẫn lạc hậu, vẫn khổ đau vì không có cơm ăn áo mặc!! Người Việt trong nước và hải ngoại cũng cùng một Mẹ Việt Nam sinh ra, cùng chung một dòng giống, mà sao hai cuộc sống là hai hình ảnh trái ngược nhau?! Nguyên nhân nào đã thúc đẩy người Việt bỏ nước ra đi? Chế độ nào đã kìm kẹp người Việt trong nước phải sống mãi trong áp bức, nghèo khổ, không một chút tự do dân chủ nhân quyền?!.