1. Đức Cha Diệp Vinh Hoa người đã xây dựng lại Nhà thờ ở An Khang, qua đời ở tuổi 91

Đức Cha Gioan Baotixita Diệp Vinh Hoa (Ye Ronghua, 叶荣华) thuộc giáo phận An Khang (Ankang, 安康) Thiểm Tây đã qua đời hôm thứ Hai 29 tháng 8 ở tuổi 91. Ngài là giám mục Trung Quốc đầu tiên tại nơi từng là Miền Giám Quản Tông Tòa Hưng An Phủ (Hinganfu, 兴安府) sau được nâng cấp thành Giáo phận Hán Trung vào năm 1928, và được quản lý bởi các Tu sĩ người Ý cho đến khi cộng sản trục xuất các nhà truyền giáo nước ngoài.

Đức Cha Diệp sinh ngày 20 tháng 6 năm 1931 trong một gia đình Công Giáo ở Sán Đầu, một ngôi làng gần Hán Trung, một trong những giáo phận nơi các nhà truyền giáo PIME thực hiện sứ vụ của họ ở Trung Quốc. Chính tại đây vào năm 1900, cuộc tử đạo của Thánh Alberico Criscitelli đã diễn ra.

Vào tháng 9 năm 1945, cậu Diệp Vinh Hoa còn rất trẻ vào tiểu chủng viện Thánh Giuse ở Hán Trung, sau đó chuyển đến chủng viện khu vực ở Khai Phong, Hà Nam. Cả hai trường đều được thành lập và điều hành bởi các nhà truyền giáo PIME.

Ở Thiểm Tây, việc đào tạo linh mục đột ngột chấm dứt khi Mao và những người cách mạng của ông ta lên nắm chính quyền. Kết quả là, vị giám mục tương lai đã phải dừng việc học của mình vào năm 1958 và trở về Hán Trung trước khi được phép xuất gia.

Năm 1966, trong Cách mạng Văn hóa, Cha Diệp bị gán cho là “phản cách mạng” và bị kết án cải tạo thông qua lao động cưỡng bức. Chỉ sau một thời gian dài bị bách hại khắc nghiệt, ngài mới được về nhà vào ngày 10 tháng 12 năm 1981.

Năm 1987, Đức Giám Mục Anthony Lý Duẩn của Tây An, một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử Giáo hội ở Trung Quốc hiện đại, đã gửi ngài đến An Khang, thuộc Miền Giám Quản Tông Tòa Hưng An Phủ, với nhiệm vụ xây dựng lại cộng đồng Công Giáo nhỏ bé ở khu vực rất nghèo này của Thiểm Tây.

Vào ngày 10 tháng 12 năm 2000, Giám mục Lý Duẩn đã phong Cha Diệp làm giám mục “chính thức” của Ankang, và ngay sau đó cũng được Tòa Thánh công nhận. Những người có cơ hội gặp ngài nói rằng vị giám mục vẫn còn nhớ rõ tên của các nhà truyền giáo PIME đã dạy ngài trong các chủng viện.

Bị bệnh tật đeo bám, ngài đã cầu xin và nhận được một Giám Mục Phụ Tá, là Đức Cha Gioan Baotixita Wang Xiaoxun, gốc Giáo phận Tây An, nay đã 56 tuổi. Lễ tấn phong sau này diễn ra vào ngày 30 tháng 11 năm 2016 với sự tham dự của sáu giám mục từ các giáo phận Thiểm Tây, tất cả đều hiệp thông với giáo hoàng và được chính phủ công nhận.

Nhân dịp đó, lời ủy nhiệm của Đức Thánh Cha đối với vị Giám Mục Phụ Tá mới đã được đọc “riêng tư” trong một cuộc họp với tất cả các linh mục, trước thánh lễ tấn phong.
Source:Asia News

2. Nhà lãnh đạo Liên Xô cuối cùng Mikhail Gorbachev qua đời ở tuổi 91, cay đắng nhìn thấy di sản của mình bị Putin phá tan tành

Mikhail Gorbachev, người đã kết thúc Chiến tranh Lạnh không đổ máu nhưng không ngăn chặn được sự sụp đổ của Liên Xô, đã qua đời hôm thứ Ba ở tuổi 91, các quan chức bệnh viện ở Mạc Tư Khoa cho biết.

Gorbachev, tổng thống cuối cùng của Liên Xô, đã tạo ra các thỏa thuận cắt giảm vũ khí với Hoa Kỳ và quan hệ đối tác với các cường quốc phương Tây để xóa bỏ Bức màn sắt đã chia cắt Âu Châu kể từ Thế chiến thứ hai và đưa nước Đức đến chỗ thống nhất.

Nhưng những cải cách nội bộ rộng rãi của ông đã làm cho Liên Xô suy yếu đến mức tan rã. Tổng thống Vladimir Putin gọi đó là “thảm họa địa chính trị lớn nhất” của thế kỷ 20.

“Mikhail Gorbachev đã qua đời đêm nay sau một căn bệnh nguy hiểm và kéo dài”, Bệnh viện Lâm sàng Trung ương Nga cho biết trong một thông báo.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với hãng thông tấn Interfax rằng tổng thống Putin gởi “lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình ông”.

“Ngày mai tổng thống sẽ gửi một bức điện chia buồn tới gia đình và bạn bè,” Dmitry Peskov nói.

Vào năm 2018, Putin cho biết ông sẽ đảo ngược sự sụp đổ của Liên Xô nếu có thể.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng bày tỏ lòng kính trọng. Người đứng đầu Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen nói rằng Gorbachev đã mở ra con đường cho một Âu Châu tự do.

Thủ tướng Anh Boris Johnson, đã nhắc đến cuộc xâm lược Ukraine của Putin, và cho biết “cam kết không mệt mỏi của Gorbachev trong việc mở cửa xã hội Xô Viết vẫn là một tấm gương cho tất cả chúng ta”.

Sau nhiều thập kỷ căng thẳng và đối đầu trong Chiến tranh Lạnh, Gorbachev đã đưa Liên Xô đến gần phương Tây hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ Thế chiến thứ hai.

Nhưng ông đã chứng kiến di sản đó bị phá hủy trong những tháng cuối đời, khi cuộc xâm lược Ukraine kéo theo các lệnh trừng phạt của phương Tây giáng xuống Mạc Tư Khoa, và các chính trị gia ở cả Nga và phương Tây bắt đầu nói về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Andrei Kolesnikov, thành viên cấp cao của Carnegie Endowment for International Peace, cho biết: “Gorbachev đã chết trong đau lòng khi chứng kiến công việc cả đời của ông ấy, và tự do mà ông mang lại cho người Nga, đã bị Putin phá hủy tan tành”.

Gorbachev đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1990.

Thông tấn xã Tass cho biết ông sẽ được chôn cất tại Nghĩa trang Novodevichy ở Mạc Tư Khoa, bên cạnh người vợ Raisa, là người đã qua đời vào năm 1999, theo hiệp hội mà nhà lãnh đạo Liên Xô cũ đã thiết lập sau khi ông rời nhiệm sở.

Khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tràn qua các quốc gia Đông Âu cộng sản thuộc khối Liên Xô vào năm 1989, ông đã cấm quân Liên Xô không được sử dụng vũ lực - không giống như các nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh trước đây, những người đã điều xe tăng đến để dập tắt các cuộc nổi dậy ở Hung Gia Lợi vào năm 1956 và Tiệp Khắc vào năm 1968.

Các cuộc biểu tình đã thúc đẩy khát vọng tự trị ở 15 nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết, và các nước này đã tách dần ra khỏi Liên Xô.

“Kỷ nguyên của Gorbachev là kỷ nguyên của perestroika, kỷ nguyên của hy vọng, kỷ nguyên của việc chúng ta tiến vào một thế giới không có hỏa tiễn” Vladimir Shevchenko, người đứng đầu văn phòng công chúng sự vụ của Gorbachev khi ông còn là lãnh đạo Liên Xô, đã cho biết như trên.

Khi trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1985, khi mới 54 tuổi, ông đã đặt ra mục tiêu phục hồi các quyền tự do chính trị và kinh tế.

“Ông ấy là một người đàn ông tốt - ông ấy là một người đàn ông tử tế. Tôi nghĩ bi kịch của ông ấy là ông ấy đã quá đàng hoàng và tử tế đối với đất nước mà ông ấy đang lãnh đạo,” William Taubman, người viết tiểu sử về Gorbachev, giáo sư danh dự tại Đại học Amherst ở Massachusetts, nói.

Chính sách “glasnost” - tự do ngôn luận của Gorbachev đã cho phép những lời chỉ trích không thể tưởng tượng trước đây đối với đảng và nhà nước, nhưng cũng khuyến khích những người theo chủ nghĩa dân tộc bắt đầu đòi độc lập ở các nước cộng hòa Baltic gồm Latvia, Lithuania, Estonia và những nơi khác.

Nhiều người Nga, như Putin, sẽ không bao giờ tha thứ cho Gorbachev vì những xáo trộn mà các cải cách của ông đã gây ra.

Vladimir Rogov, một quan chức do Nga bổ nhiệm ở một phần của Ukraine hiện bị lực lượng thân Mạc Tư Khoa chiếm đóng, cho biết Gorbachev đã “cố tình dẫn dắt Liên Xô đến sự sụp đổ” và gọi ông là kẻ phản bội.

“Ông ấy đã cho chúng tôi tất cả tự do - nhưng chúng tôi không biết phải làm gì với nó,” nhà kinh tế tự do Ruslan Grinberg nói với hãng tin lực lượng vũ trang Zvezda sau khi đến thăm Gorbachev trong bệnh viện vào tháng Sáu.

Nhưng nhà sử học Sergey Radchenko nói: “Gorbachev đã sống để chứng kiến một số nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của mình được hiện thực hóa và những giấc mơ tươi sáng nhất của ông ấy bị Putin dìm trong máu và rác rưởi. Nhưng ông ấy sẽ được các nhà sử học ghi nhớ một cách trìu mến, vào một ngày nào đó - tôi tin điều đó”
Source:Reuters

3. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk lo âu về nguy cơ hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Những ngày này, nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia đã bị cắt khỏi lưới điện của Ukraine do các đám cháy xung quanh nhà máy. Về vấn đề này, Ukraine, Âu Châu và thế giới đang đứng trước bờ vực của một thảm họa hạt nhân toàn cầu mới.

Theo Đức Tổng Giám Mục, diễn biến cuối cùng này lại một lần nữa đầy những nỗi kinh hoàng của chiến tranh: đau đớn, nước mắt, đau khổ, thương tật và cái chết của nhiều thường dân. Kẻ thù đang cố gắng không mệt mỏi để tấn công các thị trấn và làng mạc của chúng tôi trong khu vực Donetsk, phá hủy toàn bộ khu vực xóa sổ chúng khỏi mặt đất.

“Nhưng Ukraine đứng vững. Ukraine đang chiến đấu. Ukraine đang cầu nguyện - Đức Tổng Giám Mục Svyatsolav nhấn mạnh. - Và chúng tôi cảm ơn Chúa và quân đội Ukraine vì thực tế là chúng tôi còn sống vào sáng nay, chúng tôi có thể nhìn thấy ánh sáng ban ngày, cầu nguyện và làm việc vì lợi ích của những người dân Ukraine đang đau khổ, những người dân của Chúa đang phải chịu đựng những nỗi kinh hoàng của cuộc chiến này. “

Đức Tổng Giám Mục tiếp tục cuộc hành trình của mình qua các trang giáo huấn xã hội của Giáo hội chúng ta. Vào ngày này, ngài đã suy ngẫm về các quy tắc đạo đức của đời sống con người, gia đình, xã hội, nhà nước và các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Theo ngài, đối với Ukraine, khả năng chịu đựng và chiến thắng cũng đồng nghĩa với khả năng giữ vững các gia đình một cách hợp lý.

Người đứng đầu Giáo Hội đề cập đến kinh nghiệm và kiến thức của Andrey Sheptytsky chính trực, người bản thân là một chủ gia đình khôn ngoan. “Ông ấy quan tâm đến hạnh phúc của người dân giữa nỗi kinh hoàng của Thế chiến thứ nhất và thứ hai “, nhà lãnh đạo tinh thần nhắc nhớ.

“Điều đầu tiên Sheptytsky thu hút sự chú ý khi công bố các quy tắc quản lý khôn ngoan là:” Tìm kiếm sự thật chứ không phải lợi nhuận”. Con người chính trực này cho chúng ta biết rằng hạnh phúc tuyệt đối đến khi công việc của bạn mang lại điều tốt đẹp và hạnh phúc cho người khác. Ngày nay chúng ta gọi đó là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Nguyên tắc tiếp theo chỉ ra: “Tuân thủ các nguyên tắc, đừng đầu tư, kinh doanh vì lợi nhuận, nhưng vươn đến trí tuệ, sự sáng tạo và hạnh phúc”.

Người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương nhấn mạnh rằng: “Hạnh phúc thực sự đến khi sự khôn ngoan của một người chủ tốt, mà Chúa ban cho một người, biến thành sự sáng tạo, tìm ra những phương tiện và cách thức mới để phục vụ người khác, để phát triển công việc kinh doanh của mình”.
Source:RISU