Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đã từ bỏ kế hoạch gặp gỡ vào tháng 6 với Thượng phụ Kirill của Chính thống giáo Nga, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thượng Phụ Kirill đã nồng nhiệt ủng hộ cuộc chiến của Mạc Tư Khoa ở Ukraine với nhiều sáng kiến đáng kinh ngạc.
Đức Phanxicô, người đã nhiều lần ngầm chỉ trích Nga và Putin về cuộc chiến, nói với tờ La Nacion của Á Căn Đình trong một cuộc phỏng vấn rằng ngài lấy làm tiếc vì kế hoạch phải bị “đình chỉ” vì các nhà ngoại giao Vatican khuyên rằng một cuộc gặp như vậy “có thể gây ra nhiều ngộ nhận tại thời điểm này".
Tại Mạc Tư Khoa, hãng thông tấn RIA dẫn lời Tổng Giám Mục Hilarion, chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại của Thánh Công Đồng Chính thống Nga, cho biết cuộc họp đã bị hoãn lại vì “các sự kiện trong hai tháng qua” sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình chuẩn bị.
Reuters đưa tin vào ngày 11 tháng 4 rằng Vatican đang xem xét kéo dài chuyến đi của Giáo hoàng đến Li Băng trong hai ngày 12, và 13 tháng 6 để thêm một ngày nữa cho Đức Giáo Hoàng có thể gặp Kirill vào ngày 14 tháng 6 tại Giêrusalem
Kirill, 75 tuổi, đã công khai chúc lành cho cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine kể từ khi nó bắt đầu vào ngày 24 tháng 2. Quan điểm của ông đã chia rẽ Giáo hội Chính thống giáo trên toàn thế giới và gây ra một cuộc nổi loạn nội bộ mà các nhà thần học và học giả cho là chưa từng có.
Đức Thánh Cha Phanxicô, 85 tuổi, đã sử dụng các thuật ngữ như gây hấn và xâm lược phi lý trong các bình luận công khai của ngài về cuộc chiến, và than thở về những hành động tàn bạo đối với dân thường.
Khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn tại sao ngài chưa bao giờ nêu đích canh Nga hay Putin trong những lời chỉ trích của mình, Đức Phanxicô nói: “Một giáo hoàng không bao giờ nêu tên một nguyên thủ quốc gia, càng không nêu đích danh một quốc gia là điều còn cao hơn nguyên thủ của nó”.
Putin, một thành viên của Giáo Hội Chính thống Nga, đã mô tả các hành động của Mạc Tư Khoa là một "cuộc hành quân đặc biệt" ở Ukraine nhằm mục đích phi quân sự hóa và "phi Quốc Xã hóa" đất nước này. Mạc Tư Khoa đã phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường
Đức Phanxicô đã bác bỏ thuật ngữ của Nga một cách cụ thể, gọi đó là một cuộc chiến gây ra “những dòng sông máu”.
Một nguồn tin của Vatican quen thuộc với kế hoạch cho trạm dừng chân Giêrusalem cho biết hôm thứ Sáu rằng kế hoạch đã được triển khai đến giai đoạn chót, thậm chí địa điểm cho cuộc gặp với Kirill đã được chọn.
Cuộc gặp gỡ này, nếu xảy ra, là cuộc gặp gỡ thứ hai của Đức Thánh Cha và Thượng Phụ Kirill. Cuộc gặp gỡ đầu tiên đã diễn ra tại Cuba vào năm 2016, là lần đầu tiên giữa một giáo hoàng và một nhà lãnh đạo của Giáo Hội Chính thống giáo Nga kể từ khi xảy ra cuộc đại ly giáo chia Kitô Giáo thành các nhánh Đông phương và Tây phương vào năm 1054.
Đầu tháng này, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đang xem xét một chuyến đi đến Kyiv. Ngài nói với các phóng viên trên chuyến bay đến Malta vào ngày 2 tháng 4 rằng nó đã "ở trên bàn". Ngài đã được mời bởi các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo Ukraine.
Khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Á Căn Đình tại sao ngài vẫn chưa thực hiện chuyến đi, Đức Thánh Cha nói:
“Tôi không thể làm bất cứ điều gì có thể gây nguy hiểm cho các mục tiêu cao hơn, đó là chấm dứt chiến tranh, đình chiến hoặc ít nhất là một hành lang nhân đạo. Đức Giáo Hoàng đến Kyiv sẽ có ích gì nếu chiến tranh tiếp tục vào ngày hôm sau?”
Source:ReutersPope says June meeting with Russian Orthodox leader is off
Đức Phanxicô, người đã nhiều lần ngầm chỉ trích Nga và Putin về cuộc chiến, nói với tờ La Nacion của Á Căn Đình trong một cuộc phỏng vấn rằng ngài lấy làm tiếc vì kế hoạch phải bị “đình chỉ” vì các nhà ngoại giao Vatican khuyên rằng một cuộc gặp như vậy “có thể gây ra nhiều ngộ nhận tại thời điểm này".
Tại Mạc Tư Khoa, hãng thông tấn RIA dẫn lời Tổng Giám Mục Hilarion, chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại của Thánh Công Đồng Chính thống Nga, cho biết cuộc họp đã bị hoãn lại vì “các sự kiện trong hai tháng qua” sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình chuẩn bị.
Reuters đưa tin vào ngày 11 tháng 4 rằng Vatican đang xem xét kéo dài chuyến đi của Giáo hoàng đến Li Băng trong hai ngày 12, và 13 tháng 6 để thêm một ngày nữa cho Đức Giáo Hoàng có thể gặp Kirill vào ngày 14 tháng 6 tại Giêrusalem
Kirill, 75 tuổi, đã công khai chúc lành cho cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine kể từ khi nó bắt đầu vào ngày 24 tháng 2. Quan điểm của ông đã chia rẽ Giáo hội Chính thống giáo trên toàn thế giới và gây ra một cuộc nổi loạn nội bộ mà các nhà thần học và học giả cho là chưa từng có.
Đức Thánh Cha Phanxicô, 85 tuổi, đã sử dụng các thuật ngữ như gây hấn và xâm lược phi lý trong các bình luận công khai của ngài về cuộc chiến, và than thở về những hành động tàn bạo đối với dân thường.
Khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn tại sao ngài chưa bao giờ nêu đích canh Nga hay Putin trong những lời chỉ trích của mình, Đức Phanxicô nói: “Một giáo hoàng không bao giờ nêu tên một nguyên thủ quốc gia, càng không nêu đích danh một quốc gia là điều còn cao hơn nguyên thủ của nó”.
Putin, một thành viên của Giáo Hội Chính thống Nga, đã mô tả các hành động của Mạc Tư Khoa là một "cuộc hành quân đặc biệt" ở Ukraine nhằm mục đích phi quân sự hóa và "phi Quốc Xã hóa" đất nước này. Mạc Tư Khoa đã phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường
Đức Phanxicô đã bác bỏ thuật ngữ của Nga một cách cụ thể, gọi đó là một cuộc chiến gây ra “những dòng sông máu”.
Một nguồn tin của Vatican quen thuộc với kế hoạch cho trạm dừng chân Giêrusalem cho biết hôm thứ Sáu rằng kế hoạch đã được triển khai đến giai đoạn chót, thậm chí địa điểm cho cuộc gặp với Kirill đã được chọn.
Cuộc gặp gỡ này, nếu xảy ra, là cuộc gặp gỡ thứ hai của Đức Thánh Cha và Thượng Phụ Kirill. Cuộc gặp gỡ đầu tiên đã diễn ra tại Cuba vào năm 2016, là lần đầu tiên giữa một giáo hoàng và một nhà lãnh đạo của Giáo Hội Chính thống giáo Nga kể từ khi xảy ra cuộc đại ly giáo chia Kitô Giáo thành các nhánh Đông phương và Tây phương vào năm 1054.
Đầu tháng này, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đang xem xét một chuyến đi đến Kyiv. Ngài nói với các phóng viên trên chuyến bay đến Malta vào ngày 2 tháng 4 rằng nó đã "ở trên bàn". Ngài đã được mời bởi các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo Ukraine.
Khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Á Căn Đình tại sao ngài vẫn chưa thực hiện chuyến đi, Đức Thánh Cha nói:
“Tôi không thể làm bất cứ điều gì có thể gây nguy hiểm cho các mục tiêu cao hơn, đó là chấm dứt chiến tranh, đình chiến hoặc ít nhất là một hành lang nhân đạo. Đức Giáo Hoàng đến Kyiv sẽ có ích gì nếu chiến tranh tiếp tục vào ngày hôm sau?”
Source:Reuters