Hình ảnh cơn cám dỗ của Chúa Giêsu
Chúa Giêsu Kitô, con Thiên Chúa, như Kinh Thánh viết thuật lại ( Phúc âm Lc 4,1-13) đi vào vùng sa mạc hoang vắng ăn chay, cầu nguyện 40 đêm ngày.
Và sau đó Ngài bị ma quỷ bày ra cạm bẫy cám dỗ. Chúng bày ra ba cạm bẫy cám dỗ thử thách tâm trí ý chí đời sống Chúa Giêsu: ăn uống, vinh quang lợi lộc danh vọng và lòng kiêu ngạo thách thức Thiên Chúa.
Vậy đâu là hình ảnh những cơn cám dỗ đó trong đời sống con người, và Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh phương thế nào chống lại chúng?
Ma qủi nhận ra nhu cầu ăn uống nơi con người, nhất là lúc đói, Chúa Giêsu đã ăn chay nhịn đói lâu ngày. Biết thế chúng bày ra cạm bẫy thử thách Chúa Giêsu đang lúc lâu ngày đã không ăn uống gì: Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho đá biến hóa thành bánh mì đi để ăn cho qua cơn đói bụng!
Có thức ăn nước uống con người có thể lấp đầy nhu cầu cho bao tử, cùng mang lại sức lực cho các cơ quan thân thể hoạt động trở lại.
Có thực phẩm ăn no đủ, con người không còn, hay vơi ít cảm thấy sự bực tức nôn nao sợ hãi. Qua đó sự thất vọng bị đè ấn xuống ra đàng sau, sang ra một bên, và sự thiếu vắng hay ít tình yêu thương cũng được bù đắp lại cho quân bình.
Thức phẩm làm đầy bao tử luôn là nhu cầu cho đời sống con người. Chúng đẩy xa lùi sự thất vọng, sự sợ hãi, tức giận và cả sự ganh tỵ, dù chỉ tạm thời.
Đối diện với cạm bẫy cám dỗ về nhu cầu ăn uống cho thân xác con người, Chúa Giêsu Kitô đã quan tâm hướng đến khía cạnh khác: đời sống tinh thần.
Vì thế Ngài đã trả lời cho thách thức cám dỗ đó: “ Đã có lời ghi chép rằng:Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ lời từ miệng Thiên Chúa phán ra nữa!
Với những lời tâm linh là phương thế chống trả cám dỗ thách thức do ma qủi bày ra, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh nói đến sự sống con người phần thân xác cũng như tinh thần là do Thiên Chúa tạo thành ban cho. Con người được dùng thực phẩm ăn uống cho no đủ. Nhưng trong mức độ chừng mực. Không được lạm dụng dùng thực phấm làm mục đích để thỏa mãn, để muốn quên hay đẩy xa khía cạnh đời sống tinh thần linh hồn ra một bên.
Ma qủi bày cám dỗ thứ hai cho Chúa Giêsu về quyền lực và của cải: Ma qủi hứa trao cho Chúa Giêsu tất cả vinh quang giầu sang của thế giới, nếu Ngài phủ phục bái lạy chúng!
Cạm bẫy cám dỗ này hằng thời sự trong đời sống con người. Quyền hành, vinh quang giầu sang lợi lộc thường làm mờ mắt tâm trí con người, và con người dễ nhanh chóng nhượng bộ, bán rẻ nếp sống tinh thần danh dự (linh hồn) cho cạm bẫy cám dỗ loại thứ này. Những cám dỗ thử thách về quyền hành, vinh quang lợi lộc cho riêng mình luôn hằng xảy diễn ra trong mọi lãnh vực đời sống đạo cũng như phần đời nơi con người trần gian.
Con người bị lôi kéo vào vòng này mà nhiều khi không biết chú ý đến. Tâm tính con người hay hướng chiều làm sao để không chỉ đạt nắm giữ quyền hành địa vị, giàu sang phú qúi, nhưng còn muốn xây dựng củng cố mở rộng ra thêm nữa. Và như thế tiếng nói lương tâm bị đẩy lui dập tắt.
Quyền hành, vinh quang lợi lộc vật chất nơi trần gian không là sự việc của Chúa Giêsu. Sứ mạng của Chúa Giêsu trên trần gian hướng đến khía cạnh đời sống tinh thần linh hồn con người.
Chúa Giêsu đã có phản ứng chống trả cạm bẫy cám dỗ đó của ma qủi với chỉ dẫn nghiêm ngặt : không phải tiền bạc của cải vật chất, địa vị sức mạnh quyền thế là trung tâm cùng đích đời sống con người. Những điều đó không là thứ thần thánh. Những thứ đó nay còn, ngày mai mai một tan biến.
Duy chỉ một mình Thiên Chúa mà thôi, Đấng là khởi đầu và trung tâm cùng đích đời sống, con người phải hướng đến tôn thờ bái lạy kính mến: “ Ngươi phải bái lạy Thiên Chúa của người, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.”
Ma qủi lại bày ra cạm bẫy nữa để cám dỗ Chúa Giêsu: lòng kiêu căng muốn thử thách Thiên Chúa.
Trong đời sống con người, phần đời cũng như phần đạo, hằng vướng vào tâm trạng muốn được đề cao nổi tiếng, có khả năng xuất chúng vượt trội hơn người làm được những điều ngoạn mục, là người được hoan hô tôn vinh đứng ở trên sân khấu đàng trước nơi vị trí trung tâm.
Vì thế ma qủi bầy ra cạm bẫy thử thách Chúa Giêsu: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống (từ trên cao nóc đền thờ Jerusalem). Vì có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ gìn giữ bạn.”.
Chúa Giêsu nhìn ra âm mưu thâm độc của ma qủi, nên Ngài chống trả mãnh liệt bằng những lời răn đe quyết liệt nghiêm nghị: “ Người chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”
Phương thế Chúa Giêsu dùng để chống trả cạm bẫy cám dỗ rất tinh vi do ma qủi gài bẫy bày ra là phương thức tâm linh để chống chọi lại khía cạnh vật chất ma qủi nhử bày ra.
Phương thức tâm linh nói lên sự trung thành với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá, là khởi đầu và cùng đích đời sống con người về phần thân xác cũng như tinh thần linh hồn.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Chúa Giêsu Kitô, con Thiên Chúa, như Kinh Thánh viết thuật lại ( Phúc âm Lc 4,1-13) đi vào vùng sa mạc hoang vắng ăn chay, cầu nguyện 40 đêm ngày.
Và sau đó Ngài bị ma quỷ bày ra cạm bẫy cám dỗ. Chúng bày ra ba cạm bẫy cám dỗ thử thách tâm trí ý chí đời sống Chúa Giêsu: ăn uống, vinh quang lợi lộc danh vọng và lòng kiêu ngạo thách thức Thiên Chúa.
Vậy đâu là hình ảnh những cơn cám dỗ đó trong đời sống con người, và Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh phương thế nào chống lại chúng?
Ma qủi nhận ra nhu cầu ăn uống nơi con người, nhất là lúc đói, Chúa Giêsu đã ăn chay nhịn đói lâu ngày. Biết thế chúng bày ra cạm bẫy thử thách Chúa Giêsu đang lúc lâu ngày đã không ăn uống gì: Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho đá biến hóa thành bánh mì đi để ăn cho qua cơn đói bụng!
Có thức ăn nước uống con người có thể lấp đầy nhu cầu cho bao tử, cùng mang lại sức lực cho các cơ quan thân thể hoạt động trở lại.
Có thực phẩm ăn no đủ, con người không còn, hay vơi ít cảm thấy sự bực tức nôn nao sợ hãi. Qua đó sự thất vọng bị đè ấn xuống ra đàng sau, sang ra một bên, và sự thiếu vắng hay ít tình yêu thương cũng được bù đắp lại cho quân bình.
Thức phẩm làm đầy bao tử luôn là nhu cầu cho đời sống con người. Chúng đẩy xa lùi sự thất vọng, sự sợ hãi, tức giận và cả sự ganh tỵ, dù chỉ tạm thời.
Đối diện với cạm bẫy cám dỗ về nhu cầu ăn uống cho thân xác con người, Chúa Giêsu Kitô đã quan tâm hướng đến khía cạnh khác: đời sống tinh thần.
Vì thế Ngài đã trả lời cho thách thức cám dỗ đó: “ Đã có lời ghi chép rằng:Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ lời từ miệng Thiên Chúa phán ra nữa!
Với những lời tâm linh là phương thế chống trả cám dỗ thách thức do ma qủi bày ra, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh nói đến sự sống con người phần thân xác cũng như tinh thần là do Thiên Chúa tạo thành ban cho. Con người được dùng thực phẩm ăn uống cho no đủ. Nhưng trong mức độ chừng mực. Không được lạm dụng dùng thực phấm làm mục đích để thỏa mãn, để muốn quên hay đẩy xa khía cạnh đời sống tinh thần linh hồn ra một bên.
Ma qủi bày cám dỗ thứ hai cho Chúa Giêsu về quyền lực và của cải: Ma qủi hứa trao cho Chúa Giêsu tất cả vinh quang giầu sang của thế giới, nếu Ngài phủ phục bái lạy chúng!
Cạm bẫy cám dỗ này hằng thời sự trong đời sống con người. Quyền hành, vinh quang giầu sang lợi lộc thường làm mờ mắt tâm trí con người, và con người dễ nhanh chóng nhượng bộ, bán rẻ nếp sống tinh thần danh dự (linh hồn) cho cạm bẫy cám dỗ loại thứ này. Những cám dỗ thử thách về quyền hành, vinh quang lợi lộc cho riêng mình luôn hằng xảy diễn ra trong mọi lãnh vực đời sống đạo cũng như phần đời nơi con người trần gian.
Con người bị lôi kéo vào vòng này mà nhiều khi không biết chú ý đến. Tâm tính con người hay hướng chiều làm sao để không chỉ đạt nắm giữ quyền hành địa vị, giàu sang phú qúi, nhưng còn muốn xây dựng củng cố mở rộng ra thêm nữa. Và như thế tiếng nói lương tâm bị đẩy lui dập tắt.
Quyền hành, vinh quang lợi lộc vật chất nơi trần gian không là sự việc của Chúa Giêsu. Sứ mạng của Chúa Giêsu trên trần gian hướng đến khía cạnh đời sống tinh thần linh hồn con người.
Chúa Giêsu đã có phản ứng chống trả cạm bẫy cám dỗ đó của ma qủi với chỉ dẫn nghiêm ngặt : không phải tiền bạc của cải vật chất, địa vị sức mạnh quyền thế là trung tâm cùng đích đời sống con người. Những điều đó không là thứ thần thánh. Những thứ đó nay còn, ngày mai mai một tan biến.
Duy chỉ một mình Thiên Chúa mà thôi, Đấng là khởi đầu và trung tâm cùng đích đời sống, con người phải hướng đến tôn thờ bái lạy kính mến: “ Ngươi phải bái lạy Thiên Chúa của người, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.”
Ma qủi lại bày ra cạm bẫy nữa để cám dỗ Chúa Giêsu: lòng kiêu căng muốn thử thách Thiên Chúa.
Trong đời sống con người, phần đời cũng như phần đạo, hằng vướng vào tâm trạng muốn được đề cao nổi tiếng, có khả năng xuất chúng vượt trội hơn người làm được những điều ngoạn mục, là người được hoan hô tôn vinh đứng ở trên sân khấu đàng trước nơi vị trí trung tâm.
Vì thế ma qủi bầy ra cạm bẫy thử thách Chúa Giêsu: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống (từ trên cao nóc đền thờ Jerusalem). Vì có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ gìn giữ bạn.”.
Chúa Giêsu nhìn ra âm mưu thâm độc của ma qủi, nên Ngài chống trả mãnh liệt bằng những lời răn đe quyết liệt nghiêm nghị: “ Người chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”
Phương thế Chúa Giêsu dùng để chống trả cạm bẫy cám dỗ rất tinh vi do ma qủi gài bẫy bày ra là phương thức tâm linh để chống chọi lại khía cạnh vật chất ma qủi nhử bày ra.
Phương thức tâm linh nói lên sự trung thành với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá, là khởi đầu và cùng đích đời sống con người về phần thân xác cũng như tinh thần linh hồn.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long