Chúa Nhật 20 tháng Hai, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 7 Mùa Quanh Năm. Bài Tin Mừng thuật lại biến cố Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ hãy có lòng thương xót.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Ai vả má con bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì con hãy cho và ai lấy gì của con, thì đừng đòi lại. Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy. Nếu các con yêu những kẻ yêu các con, thì còn ân nghĩa gì nữa? Vì cả những người tội lỗi cũng yêu những ai yêu họ. Và nếu các con làm ơn cho những kẻ làm ơn cho các con, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng làm như vậy. Và nếu các con cho ai vay mượn mà trông người ta trả lại, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng cho những kẻ tội lỗi vay mượn để rồi được trả lại sòng phẳng.
Vậy các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn, và cho vay mượn mà không trông báo đền. Phần thưởng của các con bấy giờ sẽ lớn lao, và các con sẽ là con cái Ðấng Tối Cao, vì Người nhân hậu với những kẻ bội bạc và những kẻ gian ác.
Vậy các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Ðấng nhân từ. Ðừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho, thì sẽ cho lại các con; người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy”.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Trong bài Tin Mừng của Phụng vụ ngày hôm nay, Chúa Giêsu cho các môn đệ một số chỉ dẫn căn bản về cuộc sống. Chúa đề cập đến những tình huống khó khăn nhất, những tình huống thử thách đối với chúng ta, những tình huống đặt chúng ta trước những kẻ thù và những người chống lại chúng ta, những kẻ luôn cố gắng làm hại chúng ta. Trong những trường hợp này, người môn đệ của Chúa Giêsu được kêu gọi không nhượng bộ bản năng và hận thù, nhưng hãy đi xa hơn, xa hơn nhiều. Vượt lên trên bản năng, vượt lên trên hận thù. Chúa Giêsu nói: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc 6:27). Và cụ thể hơn nữa: “Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa” (câu 29). Khi chúng ta nghe điều này, đối với chúng ta, dường như Chúa đang yêu cầu điều không thể. Hơn nữa, tại sao lại yêu kẻ thù? Nếu anh chị em không phản ứng với những kẻ bắt nạt, mọi hành vi lạm dụng đều được bật đèn xanh, và điều này là không công bằng. Nhưng nó có thực sự như vậy không? Chúa có thực sự đòi hỏi chúng ta những điều không thể, và quả thật là bất công không? Lẽ nào lại như vậy sao?
Trước tiên, chúng ta hãy xem xét cảm giác bất công mà chúng ta cảm thấy khi “giơ cả má bên kia nữa”. Và chúng ta hãy nghĩ về Chúa Giêsu. Trong cuộc thương khó, trong lần xét xử bất công trước mặt thầy thượng tế, một lúc nào đó, Chúa Giêsu nhận được một cái tát vào mặt từ một tên lính canh. Và Ngài cư xử như thế nào? Ngài không xúc phạm anh ta, không, nhưng Ngài nói với người lính canh: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18:23). Ngài yêu cầu một lý do cho cái ác đã nhận được. Giơ cả má bên kia nữa không có nghĩa là chịu đựng trong im lặng, chịu thua bất công. Với câu hỏi của mình, Chúa Giêsu tố cáo những gì là bất công. Nhưng Ngài làm điều đó mà không tức giận, không bạo lực, thực sự với lòng tốt. Ngài không muốn gây ra một cuộc tranh cãi, nhưng muốn xoa dịu sự phẫn uất, và điều này rất quan trọng: cùng nhau dập tắt hận thù và bất công, cố gắng phục hồi người anh em tội lỗi. Điều này không dễ dàng, nhưng Chúa Giêsu đã làm được và Ngài bảo chúng ta cũng phải làm. Giơ cả má bên kia nữa là như thế: sự hiền lành của Chúa Giêsu là một phản ứng mạnh mẽ hơn so với cú đánh mà Ngài đã phải nhận. Giơ cả má bên kia nữa không phải là hành động thối lui của kẻ thất bại, mà là hành động của một người có nội lực lớn hơn. Giơ cả má bên kia nữa là để chiến thắng cái ác bằng điều thiện, điều này mở ra một lỗ hổng trong lòng kẻ thù, vạch trần sự vô lý trong lòng căm thù của hắn. Và thái độ này, thái độ giơ cả má bên kia nữa, không phải do tính toán hay hận thù sai khiến mà bởi tình yêu. Anh chị em thân mến, chính tình yêu thương nhưng không và không mong đền đáp mà chúng ta nhận được từ Chúa Giêsu đã tạo ra trong trái tim một cách làm tương tự như Ngài, là từ chối mọi sự trả thù. Chúng ta đã quá quen với luận lý trả thù: “Ngươi đã làm thế này với ta, ta sẽ làm như vậy với ngươi”, hoặc mang trong mình mối hận thù, oán hận làm hại, hủy hoại con người.
Chúng ta đi đến sự phản đối khác: liệu một người có thể yêu kẻ thù của mình không? Nếu chỉ phụ thuộc vào chúng ta thì điều đó là không thể. Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng khi Chúa yêu cầu một điều gì đó, thì Ngài cũng ban cho chúng ta ân sủng để làm được điều đó. Chúa không bao giờ đòi hỏi chúng ta một điều gì đó trước khi Ngài ban cho chúng ta ân sủng cần thiết. Khi Người nói với tôi rằng hãy yêu kẻ thù, Người muốn ban cho tôi khả năng để có thể làm như vậy. Nếu không có khả năng đó thì chúng ta không thể, nhưng Ngài nói với anh chị em “Hãy yêu kẻ thù” và Ngài ban cho anh chị em khả năng để yêu. Thánh Augustinô đã cầu nguyện theo cách này - hãy lắng nghe lời cầu nguyện đẹp đẽ này: Lạy Chúa, “hãy ban cho con những huấn lệnh của Ngài, và truyền cho con những gì Ngài muốn” (Tự Thú, X, 29,40), bởi vì Chúa đã ban điều đó cho con. Chúng ta nên xin Chúa những gì? Chúa vui khi ban cho chúng ta điều gì? Thưa: Sức mạnh để yêu, vì đó không phải là một sự vật, mà là Chúa Thánh Thần. Sức mạnh để yêu thương là Chúa Thánh Linh, và với Thánh Linh của Chúa Giêsu, chúng ta có thể đáp lại điều ác bằng điều thiện, chúng ta có thể yêu những người làm hại chúng ta. Đây là những gì Kitô Hữu làm. Thật đáng buồn biết bao, khi có những dân tộc và con người tự hào là Kitô lại coi người khác là kẻ thù và nghĩ đến chuyện gây chiến với nhau! Thật đáng buồn.
Còn chúng ta, chúng ta có cố gắng sống theo những lời mời gọi của Chúa Giêsu không? Hãy nghĩ về một người đã làm tổn thương chúng ta. Mọi người đều có ai đó vướng bận trong tâm trí mình. Thông thường, chúng ta đã bị ai đó làm hại, chúng ta nghĩ về người đó. Có thể có một mối hận thù trong chúng ta. Vì vậy, với người gây đau khổ cho chúng ta này, chúng ta hãy đặt hình ảnh của Chúa Giêsu, hiền lành, ngay trong thử thách, sau cái tát. Và sau đó chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần tác động trong tâm hồn chúng ta. Cuối cùng, chúng ta hãy cầu nguyện cho người đó: cầu nguyện cho những người đã hại chúng ta (x. Lc 6:28). Khi có ai đó làm điều gì xấu với chúng ta, chúng ta ngay lập tức đi nói với người khác và chúng ta cảm thấy mình là nạn nhân. Chúng ta hãy dừng lại, và cầu nguyện cùng Chúa cho người đó, hãy giúp anh ta, và vì vậy cảm giác bực bội này biến mất. Cầu nguyện cho những người đã đối xử tệ với chúng ta là điều đầu tiên để chuyển hóa điều ác thành điều tốt, điều tốt ấy là lời cầu nguyện. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta trở thành những người hòa bình đối với mọi người, đặc biệt là đối với những người thù địch và không thích chúng ta.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến
Tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi với những người dân bị lũ lụt tàn phá trong những ngày gần đây, tôi đang nghĩ đến vùng đông nam Madagascar, nơi bị ảnh hưởng bởi một loạt cơn lốc xoáy và khu vực Petropolis ở Brazil, bị tàn phá bởi lũ lụt và lở đất. Xin Chúa đón nhận những người đã chết vào chốn bình an, an ủi những người thân trong gia đình họ và nâng đỡ những ai đang hoạn nạn.
Hôm nay là Ngày Quốc Gia các nhân viên y tế, và chắc hẳn chúng ta còn nhớ đến nhiều bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, những người tình nguyện gần gũi người bệnh, chữa bệnh cho họ, giúp họ khỏi bệnh, giúp đỡ họ. Chủ đề chính trong chương trình “Theo Hình Ảnh Ngài” ngày hôm nay là “Không ai cứu được chính mình”. Và trong cơn đau ốm, chúng ta cần một ai đó để cứu chúng ta, để giúp chúng ta. Sáng nay, một bác sĩ nói với tôi rằng một người sắp chết vào thời Covid đã nói với anh ta: “Hãy nắm lấy tay tôi, tôi đang hấp hối và tôi cần bàn tay của anh”. Các nhân viên y tế anh hùng, những người đã thể hiện sự anh dũng này trong thời gian Covid, nhưng sự anh hùng vẫn còn mỗi ngày. Xin gửi tới các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, anh chị em tình nguyện viên một tràng pháo tay và lời cảm ơn trân trọng!
Tôi nhiệt liệt chào mừng tất cả anh chị em, những người Rôma và những người hành hương đến từ Ý và từ các quốc gia khác nhau.
Đặc biệt, tôi chào các tín hữu của Madrid, Segovia, Burgos và Valladolid, ở Tây Ban Nha - rất nhiều người Tây Ban Nha ở đây! - cũng như giáo xứ Santa Francesca Cabrini ở Rôma và các sinh viên của Viện Thánh Tâm Barletta.
Tôi chào và khuyến khích nhóm “Progetto Arca”, nhóm này trong những ngày gần đây đã bắt đầu hoạt động xã hội ở Rôma, để giúp đỡ những người vô gia cư. Và chào các con cái của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, thật ngoan!
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em một bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Holy See Press OfficePAPA FRANCESCO ANGELUS Piazza San Pietro Domenica, 20 febbraio 2022
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Ai vả má con bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì con hãy cho và ai lấy gì của con, thì đừng đòi lại. Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy. Nếu các con yêu những kẻ yêu các con, thì còn ân nghĩa gì nữa? Vì cả những người tội lỗi cũng yêu những ai yêu họ. Và nếu các con làm ơn cho những kẻ làm ơn cho các con, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng làm như vậy. Và nếu các con cho ai vay mượn mà trông người ta trả lại, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng cho những kẻ tội lỗi vay mượn để rồi được trả lại sòng phẳng.
Vậy các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn, và cho vay mượn mà không trông báo đền. Phần thưởng của các con bấy giờ sẽ lớn lao, và các con sẽ là con cái Ðấng Tối Cao, vì Người nhân hậu với những kẻ bội bạc và những kẻ gian ác.
Vậy các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Ðấng nhân từ. Ðừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho, thì sẽ cho lại các con; người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy”.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Trong bài Tin Mừng của Phụng vụ ngày hôm nay, Chúa Giêsu cho các môn đệ một số chỉ dẫn căn bản về cuộc sống. Chúa đề cập đến những tình huống khó khăn nhất, những tình huống thử thách đối với chúng ta, những tình huống đặt chúng ta trước những kẻ thù và những người chống lại chúng ta, những kẻ luôn cố gắng làm hại chúng ta. Trong những trường hợp này, người môn đệ của Chúa Giêsu được kêu gọi không nhượng bộ bản năng và hận thù, nhưng hãy đi xa hơn, xa hơn nhiều. Vượt lên trên bản năng, vượt lên trên hận thù. Chúa Giêsu nói: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc 6:27). Và cụ thể hơn nữa: “Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa” (câu 29). Khi chúng ta nghe điều này, đối với chúng ta, dường như Chúa đang yêu cầu điều không thể. Hơn nữa, tại sao lại yêu kẻ thù? Nếu anh chị em không phản ứng với những kẻ bắt nạt, mọi hành vi lạm dụng đều được bật đèn xanh, và điều này là không công bằng. Nhưng nó có thực sự như vậy không? Chúa có thực sự đòi hỏi chúng ta những điều không thể, và quả thật là bất công không? Lẽ nào lại như vậy sao?
Trước tiên, chúng ta hãy xem xét cảm giác bất công mà chúng ta cảm thấy khi “giơ cả má bên kia nữa”. Và chúng ta hãy nghĩ về Chúa Giêsu. Trong cuộc thương khó, trong lần xét xử bất công trước mặt thầy thượng tế, một lúc nào đó, Chúa Giêsu nhận được một cái tát vào mặt từ một tên lính canh. Và Ngài cư xử như thế nào? Ngài không xúc phạm anh ta, không, nhưng Ngài nói với người lính canh: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18:23). Ngài yêu cầu một lý do cho cái ác đã nhận được. Giơ cả má bên kia nữa không có nghĩa là chịu đựng trong im lặng, chịu thua bất công. Với câu hỏi của mình, Chúa Giêsu tố cáo những gì là bất công. Nhưng Ngài làm điều đó mà không tức giận, không bạo lực, thực sự với lòng tốt. Ngài không muốn gây ra một cuộc tranh cãi, nhưng muốn xoa dịu sự phẫn uất, và điều này rất quan trọng: cùng nhau dập tắt hận thù và bất công, cố gắng phục hồi người anh em tội lỗi. Điều này không dễ dàng, nhưng Chúa Giêsu đã làm được và Ngài bảo chúng ta cũng phải làm. Giơ cả má bên kia nữa là như thế: sự hiền lành của Chúa Giêsu là một phản ứng mạnh mẽ hơn so với cú đánh mà Ngài đã phải nhận. Giơ cả má bên kia nữa không phải là hành động thối lui của kẻ thất bại, mà là hành động của một người có nội lực lớn hơn. Giơ cả má bên kia nữa là để chiến thắng cái ác bằng điều thiện, điều này mở ra một lỗ hổng trong lòng kẻ thù, vạch trần sự vô lý trong lòng căm thù của hắn. Và thái độ này, thái độ giơ cả má bên kia nữa, không phải do tính toán hay hận thù sai khiến mà bởi tình yêu. Anh chị em thân mến, chính tình yêu thương nhưng không và không mong đền đáp mà chúng ta nhận được từ Chúa Giêsu đã tạo ra trong trái tim một cách làm tương tự như Ngài, là từ chối mọi sự trả thù. Chúng ta đã quá quen với luận lý trả thù: “Ngươi đã làm thế này với ta, ta sẽ làm như vậy với ngươi”, hoặc mang trong mình mối hận thù, oán hận làm hại, hủy hoại con người.
Chúng ta đi đến sự phản đối khác: liệu một người có thể yêu kẻ thù của mình không? Nếu chỉ phụ thuộc vào chúng ta thì điều đó là không thể. Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng khi Chúa yêu cầu một điều gì đó, thì Ngài cũng ban cho chúng ta ân sủng để làm được điều đó. Chúa không bao giờ đòi hỏi chúng ta một điều gì đó trước khi Ngài ban cho chúng ta ân sủng cần thiết. Khi Người nói với tôi rằng hãy yêu kẻ thù, Người muốn ban cho tôi khả năng để có thể làm như vậy. Nếu không có khả năng đó thì chúng ta không thể, nhưng Ngài nói với anh chị em “Hãy yêu kẻ thù” và Ngài ban cho anh chị em khả năng để yêu. Thánh Augustinô đã cầu nguyện theo cách này - hãy lắng nghe lời cầu nguyện đẹp đẽ này: Lạy Chúa, “hãy ban cho con những huấn lệnh của Ngài, và truyền cho con những gì Ngài muốn” (Tự Thú, X, 29,40), bởi vì Chúa đã ban điều đó cho con. Chúng ta nên xin Chúa những gì? Chúa vui khi ban cho chúng ta điều gì? Thưa: Sức mạnh để yêu, vì đó không phải là một sự vật, mà là Chúa Thánh Thần. Sức mạnh để yêu thương là Chúa Thánh Linh, và với Thánh Linh của Chúa Giêsu, chúng ta có thể đáp lại điều ác bằng điều thiện, chúng ta có thể yêu những người làm hại chúng ta. Đây là những gì Kitô Hữu làm. Thật đáng buồn biết bao, khi có những dân tộc và con người tự hào là Kitô lại coi người khác là kẻ thù và nghĩ đến chuyện gây chiến với nhau! Thật đáng buồn.
Còn chúng ta, chúng ta có cố gắng sống theo những lời mời gọi của Chúa Giêsu không? Hãy nghĩ về một người đã làm tổn thương chúng ta. Mọi người đều có ai đó vướng bận trong tâm trí mình. Thông thường, chúng ta đã bị ai đó làm hại, chúng ta nghĩ về người đó. Có thể có một mối hận thù trong chúng ta. Vì vậy, với người gây đau khổ cho chúng ta này, chúng ta hãy đặt hình ảnh của Chúa Giêsu, hiền lành, ngay trong thử thách, sau cái tát. Và sau đó chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần tác động trong tâm hồn chúng ta. Cuối cùng, chúng ta hãy cầu nguyện cho người đó: cầu nguyện cho những người đã hại chúng ta (x. Lc 6:28). Khi có ai đó làm điều gì xấu với chúng ta, chúng ta ngay lập tức đi nói với người khác và chúng ta cảm thấy mình là nạn nhân. Chúng ta hãy dừng lại, và cầu nguyện cùng Chúa cho người đó, hãy giúp anh ta, và vì vậy cảm giác bực bội này biến mất. Cầu nguyện cho những người đã đối xử tệ với chúng ta là điều đầu tiên để chuyển hóa điều ác thành điều tốt, điều tốt ấy là lời cầu nguyện. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta trở thành những người hòa bình đối với mọi người, đặc biệt là đối với những người thù địch và không thích chúng ta.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến
Tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi với những người dân bị lũ lụt tàn phá trong những ngày gần đây, tôi đang nghĩ đến vùng đông nam Madagascar, nơi bị ảnh hưởng bởi một loạt cơn lốc xoáy và khu vực Petropolis ở Brazil, bị tàn phá bởi lũ lụt và lở đất. Xin Chúa đón nhận những người đã chết vào chốn bình an, an ủi những người thân trong gia đình họ và nâng đỡ những ai đang hoạn nạn.
Hôm nay là Ngày Quốc Gia các nhân viên y tế, và chắc hẳn chúng ta còn nhớ đến nhiều bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, những người tình nguyện gần gũi người bệnh, chữa bệnh cho họ, giúp họ khỏi bệnh, giúp đỡ họ. Chủ đề chính trong chương trình “Theo Hình Ảnh Ngài” ngày hôm nay là “Không ai cứu được chính mình”. Và trong cơn đau ốm, chúng ta cần một ai đó để cứu chúng ta, để giúp chúng ta. Sáng nay, một bác sĩ nói với tôi rằng một người sắp chết vào thời Covid đã nói với anh ta: “Hãy nắm lấy tay tôi, tôi đang hấp hối và tôi cần bàn tay của anh”. Các nhân viên y tế anh hùng, những người đã thể hiện sự anh dũng này trong thời gian Covid, nhưng sự anh hùng vẫn còn mỗi ngày. Xin gửi tới các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, anh chị em tình nguyện viên một tràng pháo tay và lời cảm ơn trân trọng!
Tôi nhiệt liệt chào mừng tất cả anh chị em, những người Rôma và những người hành hương đến từ Ý và từ các quốc gia khác nhau.
Đặc biệt, tôi chào các tín hữu của Madrid, Segovia, Burgos và Valladolid, ở Tây Ban Nha - rất nhiều người Tây Ban Nha ở đây! - cũng như giáo xứ Santa Francesca Cabrini ở Rôma và các sinh viên của Viện Thánh Tâm Barletta.
Tôi chào và khuyến khích nhóm “Progetto Arca”, nhóm này trong những ngày gần đây đã bắt đầu hoạt động xã hội ở Rôma, để giúp đỡ những người vô gia cư. Và chào các con cái của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, thật ngoan!
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em một bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Holy See Press Office