Thông điệp Ngày Truyền thông của Đức Thánh Cha: 'Lắng nghe là điều cần thiết cho đối thoại'
Trong Thông điệp Ngày Thế giới Truyền thông, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh lắng nghe là bước đầu tiên không thể thiếu trong việc đối thoại của con người, và là một chiều kích thiết yếu của tình yêu.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Năm ngoái, sau khi tập trung vào những thực tế và truyền đạt cho người khác, trong Thông điệp nhân Ngày Truyền thông Thế giới năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến chất lượng lắng nghe, điều mà ngài nói “là yếu tố quyết định trong ngữ pháp giao tiếp và là điều kiện để đối thoại chân thành”.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng mọi người đang làm mất đi khả năng lắng nghe lẫn nhau, đồng thời việc lắng nghe đang trải qua những bước phát triển mới, đặc biệt là dưới các hình thức giao tiếp mới. Những thực tế này vẫn cho chúng ta hay “lắng nghe vẫn là điều tối cần trong giao tiếp của con người”.
Lắng nghe bằng trái tim
Tiêu đề của thông điệp năm nay, “Lắng nghe bằng con tim” mời chúng ta ý thức rằng việc lắng nghe không chỉ đơn giản là cảm nhận của thính giác. Lắng nghe chân chính là nền tảng của mối quan hệ chân chính và là nền tảng của mối quan hệ giữa Thiên Chúa và loài người.
Đức Thánh Cha trích lời của Thánh Phaolô: “đức tin có nhờ biết lắng nghe”. Trên thực tế, thánh nhân xác tín rằng “lắng nghe tương ứng với sư khiêm hạ của Thiên Chúa,” Đấng măc khải chính Ngài bằng Lời nói, và bằng cách lắng nghe những con người mà Ngài tạo dựng...
Đến lượt con người, Ngài luôn kêu gọi họ hãy “cẩn phòng, sẵn sàng lắng nghe”, như Chúa từng kêu gọi họ đến với giao ước tình yêu. Về cơ bản, Đức Thánh Cha nói, “lắng nghe là một chiều kích của tình yêu.”
Điều kiện để giao tiếp tốt
Tuy nhiên, trong các mối quan hệ, sự giao tiếp thực sự là các cuộc đối thoại, trong đó hai bên cùng lắng nghe nhau. Đức Thánh Cha nói điều này chúng ta chứng kiến một cách hiển nhiên ngay trong cuộc sống công cộng, nơi mọi người thường chia sẻ “quá khứ” cho nhau.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh “lắng nghe là thành phần tiên quyết không thể thiếu cho việc đối thoại và giao tế tốt đẹp”.
Lắng nghe trong Giáo hội
Giáo hội luôn nhấn mạnh đến “nhu cầu lắng nghe và lắng nghe lẫn nhau” cũng như “Chúng ta cần dành thời giờ để lắng nghe nhau vì đây là một hành vi bác ái đầu tiên.”
ĐTC đề ra tiến trình Thượng hội đồng đang diễn ra, Ngài cho “rằng đây là một cơ hội tuyệt vời để lắng nghe nhau.”
So sánh sự hiệp thông trong Giáo hội như một dàn hợp xướng, Đức Thánh Cha nói “sự hiệp nhất không đòi hỏi sự đồng nhất, đơn điệu, nhưng sự đa dạng và đa dạng của các âm thanh và đa âm.”
ĐTC tiếp tục: “Đồng thời, mỗi giọng trong dàn hợp xướng hát trong khi lắng nghe những giọng khác, làm sao cho nó được hòa hợp của một tổng thể…”
Đức Thánh Cha kết luận
“Với ý thức rằng chúng ta tham gia vào một sự hiệp thông hài hòa bao gồm tất cả mọi người, giúp chúng ta khám phá lại một Giáo hội hài hòa, trong đó mỗi người có thể xướng lên bằng chính giọng hát của mình, hòa quyện vào tiếng hát của người khác như một món quà hòa hợp tất cả mọi người mà Chúa Thánh Thần liên kết nên một…”
Trong Thông điệp Ngày Thế giới Truyền thông, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh lắng nghe là bước đầu tiên không thể thiếu trong việc đối thoại của con người, và là một chiều kích thiết yếu của tình yêu.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Năm ngoái, sau khi tập trung vào những thực tế và truyền đạt cho người khác, trong Thông điệp nhân Ngày Truyền thông Thế giới năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến chất lượng lắng nghe, điều mà ngài nói “là yếu tố quyết định trong ngữ pháp giao tiếp và là điều kiện để đối thoại chân thành”.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng mọi người đang làm mất đi khả năng lắng nghe lẫn nhau, đồng thời việc lắng nghe đang trải qua những bước phát triển mới, đặc biệt là dưới các hình thức giao tiếp mới. Những thực tế này vẫn cho chúng ta hay “lắng nghe vẫn là điều tối cần trong giao tiếp của con người”.
Lắng nghe bằng trái tim
Tiêu đề của thông điệp năm nay, “Lắng nghe bằng con tim” mời chúng ta ý thức rằng việc lắng nghe không chỉ đơn giản là cảm nhận của thính giác. Lắng nghe chân chính là nền tảng của mối quan hệ chân chính và là nền tảng của mối quan hệ giữa Thiên Chúa và loài người.
Đức Thánh Cha trích lời của Thánh Phaolô: “đức tin có nhờ biết lắng nghe”. Trên thực tế, thánh nhân xác tín rằng “lắng nghe tương ứng với sư khiêm hạ của Thiên Chúa,” Đấng măc khải chính Ngài bằng Lời nói, và bằng cách lắng nghe những con người mà Ngài tạo dựng...
Đến lượt con người, Ngài luôn kêu gọi họ hãy “cẩn phòng, sẵn sàng lắng nghe”, như Chúa từng kêu gọi họ đến với giao ước tình yêu. Về cơ bản, Đức Thánh Cha nói, “lắng nghe là một chiều kích của tình yêu.”
Điều kiện để giao tiếp tốt
Tuy nhiên, trong các mối quan hệ, sự giao tiếp thực sự là các cuộc đối thoại, trong đó hai bên cùng lắng nghe nhau. Đức Thánh Cha nói điều này chúng ta chứng kiến một cách hiển nhiên ngay trong cuộc sống công cộng, nơi mọi người thường chia sẻ “quá khứ” cho nhau.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh “lắng nghe là thành phần tiên quyết không thể thiếu cho việc đối thoại và giao tế tốt đẹp”.
Lắng nghe trong Giáo hội
Giáo hội luôn nhấn mạnh đến “nhu cầu lắng nghe và lắng nghe lẫn nhau” cũng như “Chúng ta cần dành thời giờ để lắng nghe nhau vì đây là một hành vi bác ái đầu tiên.”
ĐTC đề ra tiến trình Thượng hội đồng đang diễn ra, Ngài cho “rằng đây là một cơ hội tuyệt vời để lắng nghe nhau.”
So sánh sự hiệp thông trong Giáo hội như một dàn hợp xướng, Đức Thánh Cha nói “sự hiệp nhất không đòi hỏi sự đồng nhất, đơn điệu, nhưng sự đa dạng và đa dạng của các âm thanh và đa âm.”
ĐTC tiếp tục: “Đồng thời, mỗi giọng trong dàn hợp xướng hát trong khi lắng nghe những giọng khác, làm sao cho nó được hòa hợp của một tổng thể…”
Đức Thánh Cha kết luận
“Với ý thức rằng chúng ta tham gia vào một sự hiệp thông hài hòa bao gồm tất cả mọi người, giúp chúng ta khám phá lại một Giáo hội hài hòa, trong đó mỗi người có thể xướng lên bằng chính giọng hát của mình, hòa quyện vào tiếng hát của người khác như một món quà hòa hợp tất cả mọi người mà Chúa Thánh Thần liên kết nên một…”