Cái Đẹp trong Phụng Vụ
Phụng Vụ có Cái Đẹp. Đó là Cái Đẹp tổng thể bao gồm nội dung và hình thức. Nội dung là ý nghĩa, còn hình thức là mẫu mã. Vì thế cái đẹp thì chung hơn là vẻ đẹp hay nét đẹp.
Về tổng thể thì đẹp là sự sáng ngời của chân lý (splendor veritatis) như thánh Tô-ma A-qui-nô định nghĩa. Câu định nghĩa này mang mầu sắc triết lý và thần học, hơi có vẻ cao xa, còn nếu nói theo kiểu bình dân thì đẹp là thật, nghĩa là điều tôi nói với sự vật được nói đến tương đồng với nhau, thí dụ tôi bảo cái này là nến mà xét ra là nến chứ không phải đèn, thì đó là thật. Đây cũng là một câu định nghĩa khác của thánh Tô-ma về sự thật : thật là khi có sự tương đồng giữa sự vật và lý trí (adequatio rei et intellectus)
Một điều xem ra được coi như đòi hỏi của phụng vụ là sự thật, vì phụng vụ là sự kính thờ công khai và công cộng của Dân Thiên Chúa dâng lên Chúa Cha cùng với vị Thủ Lãnh của mình là Chúa Ki-tô, đồng thời cũng là của Hội Thánh dâng lên Đấng Lãnh Đạo mình. Nói tóm lại, đó là việc kính thờ trọn vẹn của toàn Thân Thể mầu nhiệm, mà đứng đầu là Chúa Ki-tô dâng lên Chúa Cha (TĐ Mediator Dei).
Hai đặc tính của Phụng Vụ là công khai và công cộng, nghĩa là cùng nhau và trước mặt mọi người. Công Đồng Va-ti-ca-nô II nhấn mạnh đặc biệt đến điểm này trong thánh lễ và khuyến khích mọi người khi đi lễ phải tham dự tích cực, nghĩa là đối đáp với chủ tế và chung lời góp tiếng với nhau khi hát hay đọc chung kinh lễ, chứ không phải như những khán giả câm nín.
Sở dĩ nói đến thật trong phụng vụ và xem đó là cốt yếu của cái đẹp, vì phụng vụ là việc thờ phượng Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa, Đấng chân thật, là con đường, sự thật và sự sống : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống”. (Ga 14.6). Ai tôn thờ Thiên Chúa thì phải tôn thờ trong thần khí và sự thật : “Thiên Chúa là thần khí và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” (Ga 6,24)
Do đấy, muốn tạo ra hay cho thấy cái đẹp trong phụng vụ thì phải làm thế nào để tất cả trong đó toát ra sự thật : thật về trang trí như hoa thì phải là hoa thật, hương thì phải là hương thật, tiếng đàn tiếng hát phải trong sáng và có nghệ thuật, bản văn phải chính xác đơn sơ dễ hiểu, bàn thờ và gian cung thánh phải được thiết kế với vẻ mỹ quan và giữ gìn luôn sạch sẽ cho xứng với nơi thờ phượng, ấy là chưa nói đến chủ tế và các người phục vụ bàn thánh : giúp lễ, đọc sách thánh, linh hoạt viên phụng vụ, nghi thúc (chữ đỏ). Nếu mọi việc diễn ra cách hài hòa thì sẽ tạo nên một cảnh tượng đẹp mắt, như nhà thơ nổi tiếng người Pháp, Charles Baudelaire ở thế kỷ XIX viết trong bài thơ đề là L’invitation au voyage (Lời mời du lịch), trong đó có câu : “Là, tout n’est qu’ordre et beauté” (Ở dó, tất cả chỉ là trật tự và xinh đẹp).
Cuối cùng là không gian và cộng đoàn. Không gian là nơi cử hành và cộng đoàn là những người tham dự. Không gian chính yếu là bàn thờ. Bàn thờ là nơi mọi con mắt đổ đồn về, nên phải sắp đặt thế nào cho mọi người dễ xem thấy; còn cộng đoàn thì càng gần bàn thờ bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Điều này rất có ý nghĩa, vì như thế là mọi người đều qui tụ về một mối làm thành một tiểu tổ Dân Thiên Chúa, thay vì rải rác mỗi người một nơi tùy theo ý thích, thậm chí còn muốn ngồi ngoài sân cho mát và thoải mái nữa. Như thế về nghệ thuật thì không đẹp, về ý nghĩa thì không đạt.
Để kết thúc, xin nói riêng về hương và hoa, nhất là hương của gỗ trầm. Thứ hương này tòa ra môt một mùi thơm êm dịu, quyện vào hương của hoa trong bầu khí thánh thiêng của một buổi cử hành phụng vụ, cùng với những bài thánh ca nghệ thuật có thể làm say mê lòng người và đưa tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, khiến người ta nghĩ rằng thiên đàng đang “chớm nở ngay dưới thế”.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Phụng Vụ có Cái Đẹp. Đó là Cái Đẹp tổng thể bao gồm nội dung và hình thức. Nội dung là ý nghĩa, còn hình thức là mẫu mã. Vì thế cái đẹp thì chung hơn là vẻ đẹp hay nét đẹp.
Về tổng thể thì đẹp là sự sáng ngời của chân lý (splendor veritatis) như thánh Tô-ma A-qui-nô định nghĩa. Câu định nghĩa này mang mầu sắc triết lý và thần học, hơi có vẻ cao xa, còn nếu nói theo kiểu bình dân thì đẹp là thật, nghĩa là điều tôi nói với sự vật được nói đến tương đồng với nhau, thí dụ tôi bảo cái này là nến mà xét ra là nến chứ không phải đèn, thì đó là thật. Đây cũng là một câu định nghĩa khác của thánh Tô-ma về sự thật : thật là khi có sự tương đồng giữa sự vật và lý trí (adequatio rei et intellectus)
Một điều xem ra được coi như đòi hỏi của phụng vụ là sự thật, vì phụng vụ là sự kính thờ công khai và công cộng của Dân Thiên Chúa dâng lên Chúa Cha cùng với vị Thủ Lãnh của mình là Chúa Ki-tô, đồng thời cũng là của Hội Thánh dâng lên Đấng Lãnh Đạo mình. Nói tóm lại, đó là việc kính thờ trọn vẹn của toàn Thân Thể mầu nhiệm, mà đứng đầu là Chúa Ki-tô dâng lên Chúa Cha (TĐ Mediator Dei).
Hai đặc tính của Phụng Vụ là công khai và công cộng, nghĩa là cùng nhau và trước mặt mọi người. Công Đồng Va-ti-ca-nô II nhấn mạnh đặc biệt đến điểm này trong thánh lễ và khuyến khích mọi người khi đi lễ phải tham dự tích cực, nghĩa là đối đáp với chủ tế và chung lời góp tiếng với nhau khi hát hay đọc chung kinh lễ, chứ không phải như những khán giả câm nín.
Sở dĩ nói đến thật trong phụng vụ và xem đó là cốt yếu của cái đẹp, vì phụng vụ là việc thờ phượng Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa, Đấng chân thật, là con đường, sự thật và sự sống : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống”. (Ga 14.6). Ai tôn thờ Thiên Chúa thì phải tôn thờ trong thần khí và sự thật : “Thiên Chúa là thần khí và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” (Ga 6,24)
Do đấy, muốn tạo ra hay cho thấy cái đẹp trong phụng vụ thì phải làm thế nào để tất cả trong đó toát ra sự thật : thật về trang trí như hoa thì phải là hoa thật, hương thì phải là hương thật, tiếng đàn tiếng hát phải trong sáng và có nghệ thuật, bản văn phải chính xác đơn sơ dễ hiểu, bàn thờ và gian cung thánh phải được thiết kế với vẻ mỹ quan và giữ gìn luôn sạch sẽ cho xứng với nơi thờ phượng, ấy là chưa nói đến chủ tế và các người phục vụ bàn thánh : giúp lễ, đọc sách thánh, linh hoạt viên phụng vụ, nghi thúc (chữ đỏ). Nếu mọi việc diễn ra cách hài hòa thì sẽ tạo nên một cảnh tượng đẹp mắt, như nhà thơ nổi tiếng người Pháp, Charles Baudelaire ở thế kỷ XIX viết trong bài thơ đề là L’invitation au voyage (Lời mời du lịch), trong đó có câu : “Là, tout n’est qu’ordre et beauté” (Ở dó, tất cả chỉ là trật tự và xinh đẹp).
Cuối cùng là không gian và cộng đoàn. Không gian là nơi cử hành và cộng đoàn là những người tham dự. Không gian chính yếu là bàn thờ. Bàn thờ là nơi mọi con mắt đổ đồn về, nên phải sắp đặt thế nào cho mọi người dễ xem thấy; còn cộng đoàn thì càng gần bàn thờ bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Điều này rất có ý nghĩa, vì như thế là mọi người đều qui tụ về một mối làm thành một tiểu tổ Dân Thiên Chúa, thay vì rải rác mỗi người một nơi tùy theo ý thích, thậm chí còn muốn ngồi ngoài sân cho mát và thoải mái nữa. Như thế về nghệ thuật thì không đẹp, về ý nghĩa thì không đạt.
Để kết thúc, xin nói riêng về hương và hoa, nhất là hương của gỗ trầm. Thứ hương này tòa ra môt một mùi thơm êm dịu, quyện vào hương của hoa trong bầu khí thánh thiêng của một buổi cử hành phụng vụ, cùng với những bài thánh ca nghệ thuật có thể làm say mê lòng người và đưa tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, khiến người ta nghĩ rằng thiên đàng đang “chớm nở ngay dưới thế”.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.