39. HUYỆN QUAN TAY DÀI
Có một tên quan thường hối thúc bá tánh đóng thuế rất khắc nghiệt, lại còn tìm trăm phương ngàn kế để bắt bí để kiếm đầy túi tiền, cho nên bá tánh rất oán hận.
Có người nó một câu như sau:
- “Tay của quan huyện rất dài.”
Quan huyện bắt người nói câu này ra tòa và nghiêm khắc tra hỏi.
Tác giả câu vè cười nói:
- “Nếu lão gia tay ngắn làm sao có thể ôm được thái dương, nếu ôm không được thái dương, thì thiên không làm sao có thể hừng nắng, nếu thiên không không thể hừng nắng, thì người ta làm sao có thể gọi lão gia là thanh thiên?”
Huyện quan cười lớn bèn tha tội cho anh ta.
(Khán Sơn Các Nhàn bút)
Suy tư 39:
Biết người ta chơi xỏ mình, oán hận mình, chửi xéo mình nên còng tay người ta, nhưng đến khi nghe họ tâng bốc mình thấu trời xanh, thì lại khoái chí và tha cho họ, thế mới biết lời nịnh hót thật có “uy lực” đáng nể thật.
Lời nịnh hót tâng bốc thì không bao giờ được xuất phát từ con tim chân thành, nhưng xuất phát từ đầu môi chót lưỡi.
Lời cầu nguyện của người Ki-tô hữu cũng vậy, nếu lời cầu nguyện không xuất phát từ con tim yêu mến, thì chẳng khác chi lời nịnh hót tâng bốc Thiên Chúa, mà Thiên Chúa thì đâu cần lời nịnh hót tâng bốc của chúng ta, Ngài chỉ cần chúng ta có một tâm hồn yêu mến và biết phó thác khi cầu nguyện là đủ rồi.
Lời cầu nguyện không chân thành là lời nịnh hót có tính nhạo báng Thiên Chúa toàn năng.
Lý do tại sao thì ai cũng biết rồi, nhất là những người thích khoe khoang bộ dạng bên ngoài khi dâng lễ cầu nguyện...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một tên quan thường hối thúc bá tánh đóng thuế rất khắc nghiệt, lại còn tìm trăm phương ngàn kế để bắt bí để kiếm đầy túi tiền, cho nên bá tánh rất oán hận.
Có người nó một câu như sau:
- “Tay của quan huyện rất dài.”
Quan huyện bắt người nói câu này ra tòa và nghiêm khắc tra hỏi.
Tác giả câu vè cười nói:
- “Nếu lão gia tay ngắn làm sao có thể ôm được thái dương, nếu ôm không được thái dương, thì thiên không làm sao có thể hừng nắng, nếu thiên không không thể hừng nắng, thì người ta làm sao có thể gọi lão gia là thanh thiên?”
Huyện quan cười lớn bèn tha tội cho anh ta.
(Khán Sơn Các Nhàn bút)
Suy tư 39:
Biết người ta chơi xỏ mình, oán hận mình, chửi xéo mình nên còng tay người ta, nhưng đến khi nghe họ tâng bốc mình thấu trời xanh, thì lại khoái chí và tha cho họ, thế mới biết lời nịnh hót thật có “uy lực” đáng nể thật.
Lời nịnh hót tâng bốc thì không bao giờ được xuất phát từ con tim chân thành, nhưng xuất phát từ đầu môi chót lưỡi.
Lời cầu nguyện của người Ki-tô hữu cũng vậy, nếu lời cầu nguyện không xuất phát từ con tim yêu mến, thì chẳng khác chi lời nịnh hót tâng bốc Thiên Chúa, mà Thiên Chúa thì đâu cần lời nịnh hót tâng bốc của chúng ta, Ngài chỉ cần chúng ta có một tâm hồn yêu mến và biết phó thác khi cầu nguyện là đủ rồi.
Lời cầu nguyện không chân thành là lời nịnh hót có tính nhạo báng Thiên Chúa toàn năng.
Lý do tại sao thì ai cũng biết rồi, nhất là những người thích khoe khoang bộ dạng bên ngoài khi dâng lễ cầu nguyện...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info