68. ĐI THĂM “PHÓ SỨ”
Có một người “ngực không tí mực” (1) lại thường hay nịnh hót tâng bốc, nghe bạn bè đọc một câu cổ văn “lâm thanh lưu (2) nhi phú thi” (3), thì vội vàng hỏi:
- “Lâm Thanh Lưu phó sứ ở đâu vậy? Tôi muốn đi thăm họ.”
Người bạn cười nói:
- “Sách tôi đọc là: “quy khứ lai từ”.
Người ấy cụt hứng, nói:
- “Tôi tưởng là quan địa phương mới nhậm chức, té ra là ông quan quy khứ lai từ, tôi không tìm ông ta nữa đâu.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 68:
Người “ngực không tí mực” thì thời nào cũng có, nhưng không phải ai cũng như nhau: có người ít học nhưng lại có văn hóa trong cách sống làm người, có người không học hành gì cả nhưng lại rất quân tử không thèm nịnh hót ai, lại có người “ngực không tí mực” nhưng biết đạo làm người…
Người Ki-tô hữu dù học ít hay học nhiều, dù giàu có hay nghèo khó, họ vẫn luôn được Lời Chúa hướng dẫn để trở thành những chứng nhân Tin Mừng cho mọi người, bởi vì họ chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin và một Phép Rửa, bởi vì họ chỉ có một thầy duy nhất là Đức Chúa Giê-su Ki-tô…
Người “ngực không tí mực” mà sống nịnh hót hay sống không văn hóa thì người ta có thể chấp nhận được, nhưng những người có học hành, có địa vị trong xã hội mà sống bợ trên đỡ dưới thì coi không được, những người như thế sẽ rất nguy hiểm cho xã hội, bởi vì quả tim của họ bị dính đầy mực đen…
(1) Học hành ít, văn hóa thấp.
(2) 清流 phiên âm đọc là “qing liu”, nghĩa là nước trong xanh chảy; 清劉 cũng đọc là “qing liu”, nghĩa là Thanh Lưu tên của 1 người. Đồng âm khác nghĩa.
(3) Nghĩa là: “Đến dòng sông xanh để ngâm thơ”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người “ngực không tí mực” (1) lại thường hay nịnh hót tâng bốc, nghe bạn bè đọc một câu cổ văn “lâm thanh lưu (2) nhi phú thi” (3), thì vội vàng hỏi:
- “Lâm Thanh Lưu phó sứ ở đâu vậy? Tôi muốn đi thăm họ.”
Người bạn cười nói:
- “Sách tôi đọc là: “quy khứ lai từ”.
Người ấy cụt hứng, nói:
- “Tôi tưởng là quan địa phương mới nhậm chức, té ra là ông quan quy khứ lai từ, tôi không tìm ông ta nữa đâu.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 68:
Người “ngực không tí mực” thì thời nào cũng có, nhưng không phải ai cũng như nhau: có người ít học nhưng lại có văn hóa trong cách sống làm người, có người không học hành gì cả nhưng lại rất quân tử không thèm nịnh hót ai, lại có người “ngực không tí mực” nhưng biết đạo làm người…
Người Ki-tô hữu dù học ít hay học nhiều, dù giàu có hay nghèo khó, họ vẫn luôn được Lời Chúa hướng dẫn để trở thành những chứng nhân Tin Mừng cho mọi người, bởi vì họ chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin và một Phép Rửa, bởi vì họ chỉ có một thầy duy nhất là Đức Chúa Giê-su Ki-tô…
Người “ngực không tí mực” mà sống nịnh hót hay sống không văn hóa thì người ta có thể chấp nhận được, nhưng những người có học hành, có địa vị trong xã hội mà sống bợ trên đỡ dưới thì coi không được, những người như thế sẽ rất nguy hiểm cho xã hội, bởi vì quả tim của họ bị dính đầy mực đen…
(1) Học hành ít, văn hóa thấp.
(2) 清流 phiên âm đọc là “qing liu”, nghĩa là nước trong xanh chảy; 清劉 cũng đọc là “qing liu”, nghĩa là Thanh Lưu tên của 1 người. Đồng âm khác nghĩa.
(3) Nghĩa là: “Đến dòng sông xanh để ngâm thơ”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info