Tiến sĩ George Weigel đã lên tiếng ca ngợi Đức Gioan-Phaolô II là “người của Thiên Chúa, một nhà phân tích lỗi lạc về thân phận con người, và là một con người vô cùng đáng yêu” nhân kỷ niệm lần thứ 101 sinh nhật của vị thánh.
Đánh dấu lễ kỷ niệm ngày 18 tháng 5, người viết tiểu sử giáo hoàng nói rằng giáo huấn của vị Thánh Giáo Hoàng vẫn còn phù hợp sau hơn một thế kỷ ngài chào đời ở Wadowice, Ba Lan.
Tác giả của cuốn “Chứng nhân hy vọng”, một cuốn tiểu sử tuyệt vời về vị Giáo hoàng Ba Lan, đã được xuất bản năm 1999, nhận xét rằng:
“Đức Gioan-Phaolô II hiểu rằng vấn đề lớn lao đối với tương lai nhân loại trong thế kỷ 21 và hơn thế nữa là khái niệm về con người nhân bản là điều sẽ hình thành văn hóa và xã hội.
Phải chăng chúng ta chỉ đơn thuần là những bó ham muốn, và phải chăng tự do chỉ đơn thuần là sự thỏa mãn những ham muốn đó? Hay chúng ta được tạo ra để thực hiện quyền tự do lớn hơn: đó là tự do tìm kiếm những chân lý được xây dựng trong thế giới và trong chúng ta và sống cuộc đời của chúng ta theo những chân lý đó?”
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tên khai sinh là Karol Wojtyła, sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920, sống sót sau thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan và giúp lãnh đạo cuộc kháng chiến của Giáo hội chống lại chế độ cộng sản áp bức sau đó.
Được bầu làm giáo hoàng vào năm 1978, ngài đã lãnh đạo Giáo hội trong 26 năm cho đến khi ngài qua đời vào năm 2005. Trong 455 năm trước đó, tất cả các vị Giáo Hoàng đều là người Ý. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên sau thời kỳ ấy không phải là người Ý. Ngài đã thực hiện nhiều chuyến tông du nước ngoài hơn tất cả các giáo hoàng trước ngài cộng lại và ban hành 14 thông điệp.
“Giáo huấn của Đức Gioan-Phaolô II phản ánh niềm xác tín, mà ngài đã giúp viết vào Hiến chế Mục vụ của Công đồng Vatican II về Giáo hội trong Thế giới Hiện đại. Đó là trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta gặp được những sự thật sâu sắc nhất về Thiên Chúa và về chính mình”, Tiến sĩ Weigel nói.
“Đó là sứ điệp trung tâm mà Giáo hội phải đưa ra cho thế giới, nếu đó là Giáo hội của Tân Phúc âm hóa mà Đức Gioan Phaolô II đã công bố”.
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông đã đưa ra các bình luận trê để trả lời các câu hỏi của Văn phòng Truyền thông Đối ngoại của Hội đồng Giám mục Ba Lan.
Trong khi đó, Viện Văn hóa Thánh Gioan Phaolô II, thuộc Khoa Triết học tại Đại Học Angelicum ở Rôma, đang khởi động một chương trình kéo dài một năm dành cho sinh viên sau đại học.
Học viện được thành lập tại Angelicum, chính thức được gọi là Đại học Giáo hoàng Thánh Tôma Aquina, nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của vị thánh Giáo Hoàng vào năm 2020. Đây là ngôi trường Đức Gioan Phaolô II đã theo học sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tuyển sinh vào chương trình mới bắt đầu vào ngày kỷ niệm sinh nhật của Đức Gioan Phaolô II. George Weigel là một trong các giáo sư của chương trình này.
Phát biểu với giới truyền thông Ba Lan, Weigel cho biết: “ Tôi háo hức trở thành một phần của sáng kiến quan trọng này, tôi hy vọng sẽ giúp các sinh viên 'nhìn' thế giới qua những ý tưởng và lời dạy của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, thay vì chỉ nhìn ngài như một con người gương mẫu”.
“Tất nhiên, ngài rất gương mẫu, nhưng ngài cũng đã có một phân tích sâu sắc về cuộc khủng hoảng của nền văn minh ngày nay, và phân tích đó đáng được nghiên cứu kỹ lưỡng”.
Source:Catholic News AgencyGeorge Weigel lauds ‘thoroughly lovable’ John Paul II 101 years after saint’s birth
Đánh dấu lễ kỷ niệm ngày 18 tháng 5, người viết tiểu sử giáo hoàng nói rằng giáo huấn của vị Thánh Giáo Hoàng vẫn còn phù hợp sau hơn một thế kỷ ngài chào đời ở Wadowice, Ba Lan.
Tác giả của cuốn “Chứng nhân hy vọng”, một cuốn tiểu sử tuyệt vời về vị Giáo hoàng Ba Lan, đã được xuất bản năm 1999, nhận xét rằng:
“Đức Gioan-Phaolô II hiểu rằng vấn đề lớn lao đối với tương lai nhân loại trong thế kỷ 21 và hơn thế nữa là khái niệm về con người nhân bản là điều sẽ hình thành văn hóa và xã hội.
Phải chăng chúng ta chỉ đơn thuần là những bó ham muốn, và phải chăng tự do chỉ đơn thuần là sự thỏa mãn những ham muốn đó? Hay chúng ta được tạo ra để thực hiện quyền tự do lớn hơn: đó là tự do tìm kiếm những chân lý được xây dựng trong thế giới và trong chúng ta và sống cuộc đời của chúng ta theo những chân lý đó?”
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tên khai sinh là Karol Wojtyła, sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920, sống sót sau thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan và giúp lãnh đạo cuộc kháng chiến của Giáo hội chống lại chế độ cộng sản áp bức sau đó.
Được bầu làm giáo hoàng vào năm 1978, ngài đã lãnh đạo Giáo hội trong 26 năm cho đến khi ngài qua đời vào năm 2005. Trong 455 năm trước đó, tất cả các vị Giáo Hoàng đều là người Ý. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên sau thời kỳ ấy không phải là người Ý. Ngài đã thực hiện nhiều chuyến tông du nước ngoài hơn tất cả các giáo hoàng trước ngài cộng lại và ban hành 14 thông điệp.
“Giáo huấn của Đức Gioan-Phaolô II phản ánh niềm xác tín, mà ngài đã giúp viết vào Hiến chế Mục vụ của Công đồng Vatican II về Giáo hội trong Thế giới Hiện đại. Đó là trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta gặp được những sự thật sâu sắc nhất về Thiên Chúa và về chính mình”, Tiến sĩ Weigel nói.
“Đó là sứ điệp trung tâm mà Giáo hội phải đưa ra cho thế giới, nếu đó là Giáo hội của Tân Phúc âm hóa mà Đức Gioan Phaolô II đã công bố”.
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông đã đưa ra các bình luận trê để trả lời các câu hỏi của Văn phòng Truyền thông Đối ngoại của Hội đồng Giám mục Ba Lan.
Trong khi đó, Viện Văn hóa Thánh Gioan Phaolô II, thuộc Khoa Triết học tại Đại Học Angelicum ở Rôma, đang khởi động một chương trình kéo dài một năm dành cho sinh viên sau đại học.
Học viện được thành lập tại Angelicum, chính thức được gọi là Đại học Giáo hoàng Thánh Tôma Aquina, nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của vị thánh Giáo Hoàng vào năm 2020. Đây là ngôi trường Đức Gioan Phaolô II đã theo học sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tuyển sinh vào chương trình mới bắt đầu vào ngày kỷ niệm sinh nhật của Đức Gioan Phaolô II. George Weigel là một trong các giáo sư của chương trình này.
Phát biểu với giới truyền thông Ba Lan, Weigel cho biết: “ Tôi háo hức trở thành một phần của sáng kiến quan trọng này, tôi hy vọng sẽ giúp các sinh viên 'nhìn' thế giới qua những ý tưởng và lời dạy của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, thay vì chỉ nhìn ngài như một con người gương mẫu”.
“Tất nhiên, ngài rất gương mẫu, nhưng ngài cũng đã có một phân tích sâu sắc về cuộc khủng hoảng của nền văn minh ngày nay, và phân tích đó đáng được nghiên cứu kỹ lưỡng”.
Source:Catholic News Agency