Người Công Giáo Việt Nam có tập tục đạo đức tốt lành hầu như hằng ngày mỗi khi bắt đầu đọc kinh chung ở nhà hay riêng tư một mình, bắt đầu thánh lễ Misa ở thánh đường, đều thường đọc kinh cầu nguyện cùng Đức Chúa Thánh Thần:
Xướng: „Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng, chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con, là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con; chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.
Đáp: Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.
Xướng: Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời, xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rày chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống an ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con.
Đáp: Amen.“.
Tập tục đạo đức này có ý nghĩa gì và nguồn gốc từ đâu?
Không thấy có luật lệ điều khoản nào của Giáo Hội nói về việc này. Nhưng những tập tục đạo đức trong đời sống sống đức tin vào Chúa thành hình bắt nguồn từ lòng sốt sắng kính mến, rồi đựơc Giáo Hội Chúa chứng nhận cho phép thực hành. Và dần dà trong dòng thời gian trở thành thói quen tốt lành có vị trí chỗ đứng vững vàng chính yếu trong nếp sống đạo đức.
Lời kinh cầu nguyện cùng Đức Chúa Thánh Thần trước thánh lễ, trước khi đọc kinh cũng có qúa trình lịch sử thành hình như vậy. Phúc âm thuật lại trước khi trở về trời Chúa Giêsu Kitô đã sai các Thánh tông đồ đi đến với muôn dân, nhưng trước hết các Ông sẽ được nhận lãnh Đức Chúa Thánh Thần:
„Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.“ ( Sách Tông đồ công vụ 1,8).
Như thế Chúa Giêsu muốn nói trước khi làm việc tâm linh đạo đức cần phải có ân đức sức mạnh của Đức Chúa Thánh Thần trong tâm hồn.
Nhưng làm sao nhận ra ân đức của Đức Chúa Thánh Thần cho tâm hồn đời sống?
Thánh sử Luca trong sách Tông đồ công vụ đã viết thuật lại hình ảnh biến cố Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống ban ân đức cho Đức Mẹ Maria, cho các Thánh Tông Đồ cùng cho mọi người hôm ngày lễ Ngũ Tuần năm xưa ở Jerusalem.( CVTD 2,1-13).
Ngày lễ Ngũ Tuần theo lịch phụng vụ Do Thái giáo được mừng kính 50 ngày sau lễ Vượt Qua của người Do Thái, tnhư sách Xuất hành 34,22 và sách Levi 23,15-22 viết chi tiết luật lệ về tuần lễ mừng này. Lễ Ngũ Tuần là lễ Tạ ơn mùa màng, đồng thời lễ này cũng tưởng nhớ đến biến cố lịch sử dân Israel ngày xưa được cứu giải thoát khỏi đời sống nô lệ bên xứ Ai Cập.
50 ngày sau lễ Vượt Qua được giải thoát khỏi vòng nô lệ bên xứ Ai Cập nhắc nhớ đến lề luật giao ước Thiên Chúa ban cho dân trên núi Sinai trên đường họ trở về nước Israel. Cả hai biến cố kỷ niệm cùng chung vào ngày thứ Năm Mươi - lễ Ngũ Tuần: Tạ ơn mùa màng và tưởng nhớ đến giao ước luật lệ đời sống Thiên Chúa ban cho dân Israel.
Ngày lễ Ngũ Tuần như thế trở nên như chìa khóa mở ra giúp cho thông hiểu về biến cố Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Lễ Đức Chúa Thánh Thần không chỉ xảy diễn ra 50 ngày sau Lễ mừng Vượt Qua theo Do Thái Giáo, nhưng còn đánh dấu mốc biến cố 50 ngày sau khi Chúa Giêsu Kitô chết và sống lại.
Như thế, ý nghĩa nguồn gốc 50 rõ rệt tỏ hiện ra hơn: Hơi thở thần linh Thiên Chúa là qùa tặng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại và lên trời, như Chúa Giêsu đã hứa cho các tông Đồ trước khi Ngài trở về trời. ( Phúc âm Luca 24,49, TĐCV 1,5).
Được thần khí ân đức Chúa Thánh Thần xuống, Thánh tông đồ Phero đã đầy dũng khí bước ra ngoài công chúng rao giảng làm chứng về Chúa Giesu Kitô ( TĐCV 2,14-40).
Ông Tông đồ Phero với Thần Khí Chúa Thánh Thàn soi sáng củng cố cho mạnh dạn đã trở nên người giữ vai trò vị trí là người bắc nhịp cầu cho lòng tin vào Chúa để lãnh nhận ơn cứu độ: „ Ông Phê-rô còn dùng nhiều lời khác để long trọng làm chứng và khuyên nhủ họ. Ông nói: "Anh em hãy tránh xa thế hệ gian tà này để được cứu độ.“ ( TĐCV 2,40).
Như giao ước lề luật ngày xưa trên núi thánh Sinai cho dân, ân đức của Chúa Thánh Thần đã đánh động Cộng đòan tín hữu Giáo Hội thời sơ khai còn non trẻ thời lúc đó sức sống mới phấn khởi trong tình bác ái huynh đệ, như Kinh Thánh thguật lại:
„ Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung.45 Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu. 46 Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ.47 Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ“ ( TĐCV 2, 44-47).
Như những qùa tặng hoa qủa phúc lộc của mùa màng và qùa tặng lề luật được mừng kính tưởng nhớ trong tuần lễ Ngũ Tuần, lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống cũng là qùa tặng của Thiên Chúa. Thánh sử Luca với lòng xác tín đã viết đó là Thần khí Thiên Chúa từ trời cao xuống trên trần gian.( TĐCV 2,2).
Hình ảnh so sánh ca ví như thế gợi nhắc nhớ đến những tiếng chuyển động, làn gío thổi ào ạt và ngọn lửa, vầng mây với tiếng sấm sét xảy ra trong thời Cựu ước xa xưa, khi Thiên Chúa xuất hiện ngự xuống.
Đây là những hình ảnh dấu hiệu diễn tả cụ thể về nguồn gốc ân đức của Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là thần linh hơi thở của Thiên Chúa.
Hơi thở thần linh Chúa Thánh Thần con người chúng ta không học hỏi thu lượm hay chiến đấu cho có được ở nơi đâu. Nhưng là món qùa tặng của Thiên Chúa xuống từ trời cao ban cho con người.
Vì thế, trước khi cầu nguyện, trước khi cử hành nghi lễ phụng thờ Thiên Chúa, người tín hữu cúi mình cầu nguyện xin ân đức Chúa Thánh Thàn xuống giúp tâm trí làm việc thờ phượng cho chính đáng phải đạo.
Mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Xướng: „Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng, chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con, là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con; chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.
Đáp: Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.
Xướng: Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời, xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rày chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống an ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con.
Đáp: Amen.“.
Tập tục đạo đức này có ý nghĩa gì và nguồn gốc từ đâu?
Không thấy có luật lệ điều khoản nào của Giáo Hội nói về việc này. Nhưng những tập tục đạo đức trong đời sống sống đức tin vào Chúa thành hình bắt nguồn từ lòng sốt sắng kính mến, rồi đựơc Giáo Hội Chúa chứng nhận cho phép thực hành. Và dần dà trong dòng thời gian trở thành thói quen tốt lành có vị trí chỗ đứng vững vàng chính yếu trong nếp sống đạo đức.
Lời kinh cầu nguyện cùng Đức Chúa Thánh Thần trước thánh lễ, trước khi đọc kinh cũng có qúa trình lịch sử thành hình như vậy. Phúc âm thuật lại trước khi trở về trời Chúa Giêsu Kitô đã sai các Thánh tông đồ đi đến với muôn dân, nhưng trước hết các Ông sẽ được nhận lãnh Đức Chúa Thánh Thần:
„Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.“ ( Sách Tông đồ công vụ 1,8).
Như thế Chúa Giêsu muốn nói trước khi làm việc tâm linh đạo đức cần phải có ân đức sức mạnh của Đức Chúa Thánh Thần trong tâm hồn.
Nhưng làm sao nhận ra ân đức của Đức Chúa Thánh Thần cho tâm hồn đời sống?
Thánh sử Luca trong sách Tông đồ công vụ đã viết thuật lại hình ảnh biến cố Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống ban ân đức cho Đức Mẹ Maria, cho các Thánh Tông Đồ cùng cho mọi người hôm ngày lễ Ngũ Tuần năm xưa ở Jerusalem.( CVTD 2,1-13).
Ngày lễ Ngũ Tuần theo lịch phụng vụ Do Thái giáo được mừng kính 50 ngày sau lễ Vượt Qua của người Do Thái, tnhư sách Xuất hành 34,22 và sách Levi 23,15-22 viết chi tiết luật lệ về tuần lễ mừng này. Lễ Ngũ Tuần là lễ Tạ ơn mùa màng, đồng thời lễ này cũng tưởng nhớ đến biến cố lịch sử dân Israel ngày xưa được cứu giải thoát khỏi đời sống nô lệ bên xứ Ai Cập.
50 ngày sau lễ Vượt Qua được giải thoát khỏi vòng nô lệ bên xứ Ai Cập nhắc nhớ đến lề luật giao ước Thiên Chúa ban cho dân trên núi Sinai trên đường họ trở về nước Israel. Cả hai biến cố kỷ niệm cùng chung vào ngày thứ Năm Mươi - lễ Ngũ Tuần: Tạ ơn mùa màng và tưởng nhớ đến giao ước luật lệ đời sống Thiên Chúa ban cho dân Israel.
Ngày lễ Ngũ Tuần như thế trở nên như chìa khóa mở ra giúp cho thông hiểu về biến cố Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Lễ Đức Chúa Thánh Thần không chỉ xảy diễn ra 50 ngày sau Lễ mừng Vượt Qua theo Do Thái Giáo, nhưng còn đánh dấu mốc biến cố 50 ngày sau khi Chúa Giêsu Kitô chết và sống lại.
Như thế, ý nghĩa nguồn gốc 50 rõ rệt tỏ hiện ra hơn: Hơi thở thần linh Thiên Chúa là qùa tặng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại và lên trời, như Chúa Giêsu đã hứa cho các tông Đồ trước khi Ngài trở về trời. ( Phúc âm Luca 24,49, TĐCV 1,5).
Được thần khí ân đức Chúa Thánh Thần xuống, Thánh tông đồ Phero đã đầy dũng khí bước ra ngoài công chúng rao giảng làm chứng về Chúa Giesu Kitô ( TĐCV 2,14-40).
Ông Tông đồ Phero với Thần Khí Chúa Thánh Thàn soi sáng củng cố cho mạnh dạn đã trở nên người giữ vai trò vị trí là người bắc nhịp cầu cho lòng tin vào Chúa để lãnh nhận ơn cứu độ: „ Ông Phê-rô còn dùng nhiều lời khác để long trọng làm chứng và khuyên nhủ họ. Ông nói: "Anh em hãy tránh xa thế hệ gian tà này để được cứu độ.“ ( TĐCV 2,40).
Như giao ước lề luật ngày xưa trên núi thánh Sinai cho dân, ân đức của Chúa Thánh Thần đã đánh động Cộng đòan tín hữu Giáo Hội thời sơ khai còn non trẻ thời lúc đó sức sống mới phấn khởi trong tình bác ái huynh đệ, như Kinh Thánh thguật lại:
„ Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung.45 Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu. 46 Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ.47 Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ“ ( TĐCV 2, 44-47).
Như những qùa tặng hoa qủa phúc lộc của mùa màng và qùa tặng lề luật được mừng kính tưởng nhớ trong tuần lễ Ngũ Tuần, lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống cũng là qùa tặng của Thiên Chúa. Thánh sử Luca với lòng xác tín đã viết đó là Thần khí Thiên Chúa từ trời cao xuống trên trần gian.( TĐCV 2,2).
Hình ảnh so sánh ca ví như thế gợi nhắc nhớ đến những tiếng chuyển động, làn gío thổi ào ạt và ngọn lửa, vầng mây với tiếng sấm sét xảy ra trong thời Cựu ước xa xưa, khi Thiên Chúa xuất hiện ngự xuống.
Đây là những hình ảnh dấu hiệu diễn tả cụ thể về nguồn gốc ân đức của Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là thần linh hơi thở của Thiên Chúa.
Hơi thở thần linh Chúa Thánh Thần con người chúng ta không học hỏi thu lượm hay chiến đấu cho có được ở nơi đâu. Nhưng là món qùa tặng của Thiên Chúa xuống từ trời cao ban cho con người.
Vì thế, trước khi cầu nguyện, trước khi cử hành nghi lễ phụng thờ Thiên Chúa, người tín hữu cúi mình cầu nguyện xin ân đức Chúa Thánh Thàn xuống giúp tâm trí làm việc thờ phượng cho chính đáng phải đạo.
Mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long