Đáng lý thì chương trình trợ cấp thất nghiệp vì Covid cuả liên bang Hoa Kỳ sẽ kết thúc vào Ngày lễ Lao Động mùng 6 tháng 9 năm nay, nhưng mới đây 16 tiểu bang đã tuyên bố họ sẽ từ chối các chương trình thất nghiệp cuả Liên Bang trước thời hạn đó.
Lý do mà các thống đốc tiểu bang đưa ra là để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động. Họ tuyên bố rằng trợ cấp thất nghiệp đang thúc đẩy người ta không tìm kiếm việc làm, cho nên họ sẵn sàng bỏ đi hàng chục tỷ đô la từ các quỹ liên bang để cứu vãn thị trường lao động của tiểu bang.
Các Tiểu Bang liên hệ và ảnh hưởng tới số tiền trợ cấp:
Tính đến thứ Năm vừa qua thì ít nhất có 16 tiểu bang đã chọn vất bỏ các chương trình trợ cấp thất nghiệp cuả liên bang, đó là Alabama, Arkansas, Arizona, Georgia, Idaho, Iowa, Mississippi, Missouri, Montana, North Dakota, Ohio, South Carolina, South Dakota, Tennessee, Utah và Wyoming.
Tất cả đều được lãnh đạo bởi các thống đốc đảng Cộng hòa. Montana là tiểu bang đầu tiên tuyên bố rút lui,vào ngày 4 tháng 5.
Thống đốc Mike DeWine cho biết tiểu bang Ohio sẽ rút chân ra vào ngày 26 tháng 6 tới.
Nói chung các tiểu bang sẽ kết thúc sự tham gia của họ sớm khoảng hai tháng hoặc hơn. Tuỳ theo tiểu bang, sự chấm dứt đó có thể từ ngày 12 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7.
Theo lời ông Andrew Stettner, một thành viên cao cấp cuả quỹ liên bang thì quyết định của các thống đốc đó sẽ cắt giảm lợi ích cho khoảng 2 triệu người, với một số tiền bỏ đi là khoảng 11 tỷ trong quỹ tài trợ cuả Liên bang, có tên là Quỹ Thế Kỷ.
Những người đang nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ vẩn tiếp tục nhận được khoản trợ cấp cuả tiểu bang, thường lên tới một nửa tiền lương trước khi họ bị sa thải, trung bình là khoảng 350 đô la một tuần do Quĩ Bảo Hiểm Lao Động của tiểu bang cung cấp. Tuy nhiên con số đó rất khác nhau tùy theo tiểu bang. Ví dụ, ở Mississippi là khoảng $ 195 một tuần trong khi ở Bắc Dakota là $ 480.
Ngoài số tiền bảo hiểm lao động trên thì người thụ hưởng không còn nhận 300 đô la một tuần từ Quỹ Liên Bang nữa.
Tuy nhiên một số công nhân sẽ không chỉ bị cắt giảm $ 300 trợ cấp - họ sẽ mất viện trợ hoàn toàn.
Những nhóm đó là những người thất nghiệp dài hạn (những người đã lấy cạn tiền phân bổ tối đa của tiểu bang) cũng như nhân viên hợp đồng, người tự làm chủ, người lao động tự do...
Một ngoại lệ là ở Arizona, cư dân chỉ mất quyền truy cập vào $ 300 mà thôi, các quyền lợi khác thì vẫn được tiếp tục.
Lý do cuả việc cắt giảm:
Các thống đốc trên lập luận rằng tình trạng thiếu hụt lao động ở tiểu bang cuả họ là động lực để từ chối sự tài trợ của liên bang.
Họ tuyên bố trợ cấp thất nghiệp nâng cao động lực cho mọi người ở nhà và không tìm kiếm việc làm - khiến các doanh nghiệp không tìm ra đủ công nhân.
“Trong khi những lợi ích này cung cấp tài chính bổ sung trong thời kỳ đỉnh điểm của COVID-19, chúng được dự định là tạm thời và ngày nay thì sự tiếp tục tài trợ này đã làm trầm trọng các vấn đề lực lượng lao động mà chúng ta đang phải đối mặt,” theo lời thống đốc bang Missouri là ông Mike Parson.
Lý do chính cuả nạn thiếu lao động.
Theo một số nhà kinh tế thì thật là khó mà dùng những dữ liệu hiện đang có để trả lời cho các lập luận cuả các vị thống đốc trên. Bằng chứng hiển nhiên cho thấy rằng quả là đang có tình trạng thiếu lao động, ít ra là ở một số lĩnh vực.
Theo ông Daniel Zhao, một nhà kinh tế cao cấp tại Glassdoor, một trang web tuyển dụng việc làm, thì tình trạng thiếu lao động đang tăng gấp đôi, một cách không thể chốc cãi được.
Cơ hội làm việc đạt mức cao kỷ lục vào tháng 3, theo báo cáo cuả Cục Thống kê Lao động. Nhưng nền kinh tế Mỹ chỉ thêm có 266.000 người làm việc vào tháng 4 – mà đáng lẽ phải là 1 triệu người như dự kiến, Cục Thống kê cho biết.
Nói cách khác, có nhu cầu lao động rất cao khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nhưng không có một trận lụt tương xứng của những người sẵn sàng đi lao động.
Có vẻ như sự thiếu hụt rõ rệt nhất là trong các ngành công nghiệp giải trí và khách sạn, và các dịch vụ thực phẩm và nhà hàng.
Tuy nhiên một số nhà kinh tế cho rằng Trợ cấp thất nghiệp chỉ đóng một vai trò nhỏ trong vấn đề thiếu hụt lao động.
Theo họ thì Coronavirus – chứ không phải trợ cấp thất nghiệp - là vấn đề chính gây ra nạn thiếu lao động.
Theo bà Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại Grant Thornton, thì nhiều người lao động không thể trở lại làm việc một cách an toàn cho đến tháng 6, sau khi họ đã hội đủ điều kiện an toàn sau khi được chủng ngừa.
Ngoài ra còn có những yếu tố khác liên quan đến đại đại dịch: như trường học chưa mở cửa, nhiều phụ huynh phải ở nhà để chăm sóc con em, nhiều người đã chọn nghỉ hưu sớm và có thể sẽ không gia nhập lại lực lượng lao động.
Ngoài ra còn có những vấn đề về tiền lương và giờ làm - người lao động có thể muốn có một công việc nhưng không phải với mức lương hiện hành hoặc theo lịch trình bất thường hoặc chỉ là bán thời gian.
“Cho nên có thể nói rằng không thực tế khi mong đợi người lao động nhận một công việc với tốc độ tương tự mà các công việc đang được mở ra. Nguồn cung cấp lao động thường mất nhiều thời gian hơn để đáp ứng với nhu cầu,” ông Zhao nói.
“Tôi không nghĩ rằng có thể định lượng mỗi yếu tố góp phần vào tình trạng thiếu lao động như thế nào,” ông nói. "Có rất nhiều cơn gió ngược khác nhau thổi cùng một lúc."
Một phương pháp cổ võ lao động mới?
Một số tiểu bang đang dự định trả tiền thưởng cho người trở lại làm việc.
Montana và Arizona đang thay thế trợ cấp thất nghiệp bằng tiền thưởng một lần cho những người tìm và giữ một công việc.
Arizona thưởng 1.000 đô la và 2.000 đô la (trên cơ sở ai đến trước được phục vụ trước) cho những người tìm được việc làm bán thời gian hoặc toàn thời gian, sau khi họ hoàn thành ít nhất là 10 tuần làm việc.
Montana trả tiền thưởng 1,200 đô la cho những người tìm được việc làm toàn thời gian và giữ trong bốn tuần.
Liệu Liên Bang có can thiệp không?
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, I-Vt., và nhóm “Dự án Việc Làm cho Quốc Gia” đã kiến nghị Bộ trưởng Lao động Hoa Kỳ Marty Walsh phải can thiệp thay mặt cho người lao động, ít ra là những người lao động sẽ mất hoàn toàn những lợi ích đang được hưởng.
Họ cho rằng ông Walsh có thẩm quyền pháp lý để ngăn chặn việc rũ bỏ lợi ích cho những người tự làm chủ, làm việc theo hợp đồng và các công nhân thu thập theo thể thức PUA.
Cho tới nay, Bộ Lao động vẫn chưa có quyết định sẽ can thiệp hay không.
Lý do mà các thống đốc tiểu bang đưa ra là để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động. Họ tuyên bố rằng trợ cấp thất nghiệp đang thúc đẩy người ta không tìm kiếm việc làm, cho nên họ sẵn sàng bỏ đi hàng chục tỷ đô la từ các quỹ liên bang để cứu vãn thị trường lao động của tiểu bang.
Các Tiểu Bang liên hệ và ảnh hưởng tới số tiền trợ cấp:
Tính đến thứ Năm vừa qua thì ít nhất có 16 tiểu bang đã chọn vất bỏ các chương trình trợ cấp thất nghiệp cuả liên bang, đó là Alabama, Arkansas, Arizona, Georgia, Idaho, Iowa, Mississippi, Missouri, Montana, North Dakota, Ohio, South Carolina, South Dakota, Tennessee, Utah và Wyoming.
Tất cả đều được lãnh đạo bởi các thống đốc đảng Cộng hòa. Montana là tiểu bang đầu tiên tuyên bố rút lui,vào ngày 4 tháng 5.
Thống đốc Mike DeWine cho biết tiểu bang Ohio sẽ rút chân ra vào ngày 26 tháng 6 tới.
Nói chung các tiểu bang sẽ kết thúc sự tham gia của họ sớm khoảng hai tháng hoặc hơn. Tuỳ theo tiểu bang, sự chấm dứt đó có thể từ ngày 12 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7.
Theo lời ông Andrew Stettner, một thành viên cao cấp cuả quỹ liên bang thì quyết định của các thống đốc đó sẽ cắt giảm lợi ích cho khoảng 2 triệu người, với một số tiền bỏ đi là khoảng 11 tỷ trong quỹ tài trợ cuả Liên bang, có tên là Quỹ Thế Kỷ.
Những người đang nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ vẩn tiếp tục nhận được khoản trợ cấp cuả tiểu bang, thường lên tới một nửa tiền lương trước khi họ bị sa thải, trung bình là khoảng 350 đô la một tuần do Quĩ Bảo Hiểm Lao Động của tiểu bang cung cấp. Tuy nhiên con số đó rất khác nhau tùy theo tiểu bang. Ví dụ, ở Mississippi là khoảng $ 195 một tuần trong khi ở Bắc Dakota là $ 480.
Ngoài số tiền bảo hiểm lao động trên thì người thụ hưởng không còn nhận 300 đô la một tuần từ Quỹ Liên Bang nữa.
Tuy nhiên một số công nhân sẽ không chỉ bị cắt giảm $ 300 trợ cấp - họ sẽ mất viện trợ hoàn toàn.
Những nhóm đó là những người thất nghiệp dài hạn (những người đã lấy cạn tiền phân bổ tối đa của tiểu bang) cũng như nhân viên hợp đồng, người tự làm chủ, người lao động tự do...
Một ngoại lệ là ở Arizona, cư dân chỉ mất quyền truy cập vào $ 300 mà thôi, các quyền lợi khác thì vẫn được tiếp tục.
Lý do cuả việc cắt giảm:
Các thống đốc trên lập luận rằng tình trạng thiếu hụt lao động ở tiểu bang cuả họ là động lực để từ chối sự tài trợ của liên bang.
Họ tuyên bố trợ cấp thất nghiệp nâng cao động lực cho mọi người ở nhà và không tìm kiếm việc làm - khiến các doanh nghiệp không tìm ra đủ công nhân.
“Trong khi những lợi ích này cung cấp tài chính bổ sung trong thời kỳ đỉnh điểm của COVID-19, chúng được dự định là tạm thời và ngày nay thì sự tiếp tục tài trợ này đã làm trầm trọng các vấn đề lực lượng lao động mà chúng ta đang phải đối mặt,” theo lời thống đốc bang Missouri là ông Mike Parson.
Lý do chính cuả nạn thiếu lao động.
Theo một số nhà kinh tế thì thật là khó mà dùng những dữ liệu hiện đang có để trả lời cho các lập luận cuả các vị thống đốc trên. Bằng chứng hiển nhiên cho thấy rằng quả là đang có tình trạng thiếu lao động, ít ra là ở một số lĩnh vực.
Theo ông Daniel Zhao, một nhà kinh tế cao cấp tại Glassdoor, một trang web tuyển dụng việc làm, thì tình trạng thiếu lao động đang tăng gấp đôi, một cách không thể chốc cãi được.
Cơ hội làm việc đạt mức cao kỷ lục vào tháng 3, theo báo cáo cuả Cục Thống kê Lao động. Nhưng nền kinh tế Mỹ chỉ thêm có 266.000 người làm việc vào tháng 4 – mà đáng lẽ phải là 1 triệu người như dự kiến, Cục Thống kê cho biết.
Nói cách khác, có nhu cầu lao động rất cao khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nhưng không có một trận lụt tương xứng của những người sẵn sàng đi lao động.
Có vẻ như sự thiếu hụt rõ rệt nhất là trong các ngành công nghiệp giải trí và khách sạn, và các dịch vụ thực phẩm và nhà hàng.
Tuy nhiên một số nhà kinh tế cho rằng Trợ cấp thất nghiệp chỉ đóng một vai trò nhỏ trong vấn đề thiếu hụt lao động.
Theo họ thì Coronavirus – chứ không phải trợ cấp thất nghiệp - là vấn đề chính gây ra nạn thiếu lao động.
Theo bà Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại Grant Thornton, thì nhiều người lao động không thể trở lại làm việc một cách an toàn cho đến tháng 6, sau khi họ đã hội đủ điều kiện an toàn sau khi được chủng ngừa.
Ngoài ra còn có những yếu tố khác liên quan đến đại đại dịch: như trường học chưa mở cửa, nhiều phụ huynh phải ở nhà để chăm sóc con em, nhiều người đã chọn nghỉ hưu sớm và có thể sẽ không gia nhập lại lực lượng lao động.
Ngoài ra còn có những vấn đề về tiền lương và giờ làm - người lao động có thể muốn có một công việc nhưng không phải với mức lương hiện hành hoặc theo lịch trình bất thường hoặc chỉ là bán thời gian.
“Cho nên có thể nói rằng không thực tế khi mong đợi người lao động nhận một công việc với tốc độ tương tự mà các công việc đang được mở ra. Nguồn cung cấp lao động thường mất nhiều thời gian hơn để đáp ứng với nhu cầu,” ông Zhao nói.
“Tôi không nghĩ rằng có thể định lượng mỗi yếu tố góp phần vào tình trạng thiếu lao động như thế nào,” ông nói. "Có rất nhiều cơn gió ngược khác nhau thổi cùng một lúc."
Một phương pháp cổ võ lao động mới?
Một số tiểu bang đang dự định trả tiền thưởng cho người trở lại làm việc.
Montana và Arizona đang thay thế trợ cấp thất nghiệp bằng tiền thưởng một lần cho những người tìm và giữ một công việc.
Arizona thưởng 1.000 đô la và 2.000 đô la (trên cơ sở ai đến trước được phục vụ trước) cho những người tìm được việc làm bán thời gian hoặc toàn thời gian, sau khi họ hoàn thành ít nhất là 10 tuần làm việc.
Montana trả tiền thưởng 1,200 đô la cho những người tìm được việc làm toàn thời gian và giữ trong bốn tuần.
Liệu Liên Bang có can thiệp không?
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, I-Vt., và nhóm “Dự án Việc Làm cho Quốc Gia” đã kiến nghị Bộ trưởng Lao động Hoa Kỳ Marty Walsh phải can thiệp thay mặt cho người lao động, ít ra là những người lao động sẽ mất hoàn toàn những lợi ích đang được hưởng.
Họ cho rằng ông Walsh có thẩm quyền pháp lý để ngăn chặn việc rũ bỏ lợi ích cho những người tự làm chủ, làm việc theo hợp đồng và các công nhân thu thập theo thể thức PUA.
Cho tới nay, Bộ Lao động vẫn chưa có quyết định sẽ can thiệp hay không.