Đức Thánh Cha gửi thông điệp tới Hội nghị Vatican bàn về Tâm trí, Thân xác và Linh hồn.
ĐTC nhấn mạnh tới tầm quan trọng của nghiên cứu liên ngành để hiểu rõ hơn về bản chất con người chúng ta, trong một thông điệp video gửi cho Hội nghị Quốc tế lần thứ năm chuyên ngành về “Khám phá Tâm trí, Thân xác và Linh hồn”.
(Tin Vatican)
Hôm thứ Bảy (8/5/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp tới các đại biểu của buổi Hội nghị Quốc tế lần thứ 5 diễn ra từ ngày 6 - 8/5 với chủ đề: “Khám phá Tâm trí, Thể xác & Linh hồn. Hệ thống phân phối và đổi mới cải thiện sức khỏe con người.”
Đại hội được nhóm họp bởi Thánh Bộ về Văn hóa và Tòa Thánh triệu tập một hội nghị trực tuyến qui tụ các nhà khoa học, bác sĩ, đạo đức học, các nhà lãnh đạo tôn giáo, những người săn sóc bệnh nhân và các nhà hoạch định chính sách để thảo luận về những đột phá trong y học, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa trước những tác động văn hóa và tiến bộ công nghệ.
Ban tổ chức cũng đang thúc đẩy một hội nghị bàn tròn bàn về “Nhịp cầu giữa Khoa học và Niềm tin” nhằm khám phá mối quan hệ của tôn giáo và tâm linh đối với sức khỏe và hạnh phúc, bao gồm các mối quan hệ giữa tâm trí, thể xác và linh hồn.
Trong thông điệp video, ĐTC Phanxicô thừa nhận tất cả những cam kết cá nhân và chức nghiệp trong việc chăm sóc bệnh nhân và hỗ trợ những người cần hỗ trợ, đặc biệt trong thời gian của đại dịch Covid-19 tiếp tục cướp đi sinh mạng và thách thức chúng ta về sự đoàn kết và tình huynh đệ đích thực.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng hội nghị hợp nhất sự suy tư triết học và thần học với nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực y học.
Sự phân chia
Khi xem xét các chủ đề của hội nghị, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng Đại hội tập chú vào tâm trí, thân xác và linh hồn - ba lĩnh vực cơ bản nhưng rất khác biệt trước nhãn quan Kitô giáo “cổ điển” vốn hiểu con người là “sự hợp nhất không thể tách rời giữa thể xác và linh hồn, và được Chúa phú ban cho trí tuệ và ý chí”.
Hơn nữa, Thánh Phaolô nói về tinh thần, linh hồn và thể xác (1 Thess 5:23), một mô hình bộ ba đã được các Giáo phụ và các nhà tư tưởng hiện đại khác đề cập tới.
Đức Thánh Cha cho biết, những sự phân chia này “nêu ra một số chiều kích của con người chúng ta, trên thực tế chúng có quan hệ với nhau một cách sâu sắc và không thể tách rời”.
Chúng ta là một cơ thể
ĐTC giải thích sinh học về sự tồn tại của chúng ta, được thể hiện bằng con người xác thực của chúng ta.
“Chúng ta không phải là những thần linh; đối với chúng ta, mọi thứ đều bắt đầu từ xác thân của chúng ta, từ khi thụ thai cho đến khi chết, chúng ta không chỉ đơn thuần là một xác thể; chúng ta là một thân thể, ”Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định và nói thêm rằng đức tin Kitô cho chúng ta biết rằng điều này được xác tín trong sự Phục sinh.
Về vấn đề này, lịch sử nghiên cứu y học cho chúng ta thấy một khía cạnh của “hành trình khám phá bản thân hấp dẫn của con người”, đây là trường hợp không chỉ trong y học “phương Tây” mà còn với sự đa dạng phong phú của các khám phá y khoa của các nền văn minh khác nhau trên thế giới.
Nghiên cứu liên ngành
Đề cao tầm quan trọng của các nghiên cứu liên ngành, Đức Thánh Cha lưu ý rằng nhờ chúng, chúng ta có thể đánh giá cao “những động lực liên quan đến mối quan hệ giữa tình trạng thể chất của chúng ta và tình trạng môi trường sống của chúng ta, giữa sức khỏe và sự nuôi dưỡng, tâm lý-thể chất của chúng ta, an sinh và chăm sóc đời sống tinh thần - cũng như việc thực hành cầu nguyện và thiền định - cuối cùng là giữa sức khỏe và sự nhạy cảm với nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc”.
Do đó, ĐTC nói: không phải ngẫu nhiên mà “y học đóng vai trò là cầu nối giữa khoa học tự nhiên và nhân văn, đến nỗi trong quá khứ nó có thể được định nghĩa là triết lý thân xác - y học thân xác”.
Hơn nữa, tầm nhìn xa trông rộng hơn và cam kết nghiên cứu liên ngành giúp mang lại nhiều kiến thức hơn, có nghĩa là “nghiên cứu phức tạp hơn và các kỹ năng chăm sóc ngày càng thích hợp và chính xác” khi được khoa học y tế ứng dụng vào...
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha đưa ra ví dụ về sự tiến bộ trong lĩnh vực di truyền học rộng lớn, nhằm mục đích chữa bệnh. Tuy nhiên, ĐTC lưu ý rằng sự tiến bộ này đi kèm với “một số vấn đề về nhân chủng học và đạo đức” bao gồm việc điều khiển bộ ‘gen’ con người nhằm mục đích kiểm soát hoặc khắc phục quá trình lão hóa hoặc đạt được sự nâng cao con người.
Tâm trí và bộ não
Một điều quan trọng nữa là chiều kích thứ hai của “tâm trí - thân thể - tâm trí giúp chúng ta có thể tự hiểu được bản thân mình”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
Tại đây, ĐTC cho biết bản chất của con người chúng ta thường được xác định bằng bộ não và các quá trình thần kinh của nó. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã chỉ ra rằng, “bất chấp tầm quan trọng sống còn của các khía cạnh sinh học và chức năng của não, những điều này không đưa ra lời giải thích tổng thể về tất cả những hiện tượng xác định chúng ta là con người, nhiều hiện tượng không thể “đo lường được” ví nó thuộc lãnh vực siêu nhiên vượt lên trên vật chất của xác thân”.
Vấn đề về tâm trí
Tiếp tục, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến chủ đề của tâm trí, nhấn mạnh đến tác động hỗ tương giữa khoa học tự nhiên và con người, dẫn đến sự gia tăng mối quan hệ giữa các khía cạnh vật chất và phi vật chất của con người chúng ta. ĐTC lưu ý rằng vấn đề về tâm trí – thân xác, ban đầu nó thuộc về lĩnh vực triết học và thần học, hiện đang được nghiên cứu mối quan hệ giữa tâm trí và não bộ.
Đức Thánh Cha tiếp tục cho hay trong bối cảnh khoa học, thuật ngữ “tâm trí” có thể đưa ra những khó khăn cần được tiếp cận theo các mối liên hệ.
ĐTC ví dụ, “tâm trí” có thể “chỉ ra một thực tại khác biệt về mặt bản thể học nhưng vẫn có khả năng tương tác với nền tảng sinh học của chúng ta.” Đồng thời, “tâm trí” thường biểu thị “toàn bộ các yếu tố của con người, đặc biệt liên quan đến sự hình thành tư tưởng”, điều này đặt ra câu hỏi về nguồn gốc các khả năng của con người bao gồm “sự nhạy cảm về đạo đức, hiền lành, từ bi, cảm thông và đoàn kết, trong đó chúng ta thấy có sự thể hiện trong những cử chỉ nhân ái, sự quan tâm vô tư đến người khác và óc thẩm mỹ, không nói gì đến việc tìm kiếm cái vô hạn và siêu việt."
Tâm hồn
Trong truyền thống Kitô giáo và truyền thống triết học Hy Lạp, “những đặc điểm con người này gắn liền với chiều kích siêu việt của con người, được đồng nhất với nguyên tắc phi vật chất của con người chúng ta, nguyên lý của linh hồn - thể xác, tâm trí và linh hồn,” Đức Thánh Cha nêu nên.
ĐTC cho hay chiều kích thứ ba của hội nghị - linh hồn- được xem xét theo quan điểm của triết học cổ điển, như là “nguyên tắc cấu thành tổ chức cơ thể nói chung và là nguồn gốc của các phẩm chất trí tuệ, tình cảm và ý chí của chúng ta, bao gồm cả lương tâm đạo đức.”
Hơn thế nữa, theo Kinh thánh, sự suy tư thần học và triết học sử dụng khái niệm linh hồn để “xác định tính độc nhất của chúng ta với tư cách là con người và đặc tính cụ thể của con người, không thể thu phục được đối với bất kỳ sinh vật nào khác, bao gồm sự cởi mở của chúng ta ra chiều kích siêu nhiên và do đó lên tới Thiên Chúa.”
Kết luận thông điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các tham dự viên hãy theo đuổi nghiên cứu liên ngành để hiểu rõ hơn về bản chất con người của chúng ta. Ngài cũng bày tỏ hy vọng rằng họ sẽ luôn giữ được nhiệt huyết và sự ngạc nhiên trước những bí ẩn ngày càng sâu sắc cho con người.