Ông Lê Kiên Thành, con trai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn có bài viết “Tôi cầu mong, chúng ta sẽ thức tỉnh…”. Sau khi đọc bài viết ấy, ông Dương Quốc Chính có bài bình luận “Tại sao dân VN lại tàn bạo với đồng loại như vậy?”. Theo ông Chính “Bài viết của ông Thành còn cho độc giả thấy rằng thời xưa (là thời ông Duẩn nắm quyền) thì chế độ ta không có tham nhũng và hết sức nhân văn, không có những tệ nạn vô đạo như bây giờ!”[1]
Ông Chính đặt câu hỏi: “Vậy tại sao chế độ hiện tại cũng là CS mà lại có nhiều tham nhũng và đạo đức xã hội xuống cấp?”. Ông Chính tự hỏi và tự trả lời: “Không có CS 1.0 thì sao có CS 2.0? Ông Duẩn có công thống nhất đất nước tức là ‘có công’ CS hóa cả nước và là tiền đề để có những gì hiện tại”[2].
Khi nói đến vấn đề tham nhũng ở Việt Nam hiện nay người ta thường dẫn lời bà cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan “Ăn không từ một thứ gì!”. Câu nói ấy chỉ đề cập đến tham nhũng vật chất mà thôi.
Ông Nguyễn Đình Cống viết: “Về tham nhũng. Đó là bệnh nặng, là giặc nội xâm. Tham nhũng có nhiều loại. Tham nhũng vật chất dễ thấy, nhưng tham nhũng quyền lực, tham nhũng từ chính sách mới ghê gớm”.
Ông Cống nhận xét câu “Không có CS 1.0 thì sao có CS 2.0?” của ông Chính: “Ông Chính nhận xét đúng, CS 2.0 là nối tiếp CS 1.0. Nhưng ông lại cho rằng thời CS 1.0 ít có tham nhũng. Tôi không nhất trí với nhận định đó. Tham nhũng có trong bản chất của vô sản chuyên chính. Thời CS 1.0 chưa có nhiều vật chất thì họ tham nhũng quyền lực (trừ một số ít giữ được liêm chính nhờ phẩm chất tốt có sẳn từ trước)”[3].
Sau khi thống nhất đất nước, đúng ra thì những tướng tá không có trình độ, đảng phải cho về hưu để nhường chỗ cho những người hiền tài lãnh đạo xây dựng đất nước. Đằng này thì không, đảng vẫn trọng dụng những người “có công cách mạng” cho dù người đó không có kiến thức. Do “tham nhũng quyền lực” cho nên nhiều người biết mình không có kiến thức, không có năng lực nhưng khi đảng giao nhiệm vụ thứ cứ nhận để rồi khi thất bại thì thốt lên: “…tôi không xin với đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác. Mặt khác tôi cũng không từ chối, không thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng và Nhà nước giao phó cho tôi”[4].
Ông Trần Độ có những vần thơ: “Nhớ tuyên ngôn buổi đầu cách mạng/ Đảng không tham quyền chức nghênh ngang/ Cách mạng thành công, cáo lão về làng/ Vui thú điền viên, thung dung câu cá/ Hãy nhìn trông, không có ai về cả/ Cố bám quyền, giành mũ cao sang/ Bày đặt ăn chia tài lộc khang trang/ Chẳng dại gì về quê cha đất tổ”
Từ xa xưa trong Kinh Dịch ở quẻ Sư viết: “ Đại quân hữu mệnh, khai quốc thừa gia, tiểu nhân vật dụng”.
Sào Nam Phan Bội Châu giải thích câu ấy trong Quốc văn Chu dịch diễn giải : Sau khi giành được chính quyền thì “luận công hành thưởng, phải xem xét những người có công lao đó, ai là quân tử, ai là tiểu nhân. Kìa hạng người tiểu nhân thời nên thưởng cho nó vừa công mà thôi, chớ không nên đặt nó ở địa vị trọng yếu trong quốc gia. Bởi vì đương khi hành trận, tuy tiểu nhân, nhưng hữu tài thì nó cũng lập được chiến công. Còn khi chiến sự đã xong rồi, bắt đầu vào thời kỳ kiến thiết, tất phải người có tài lại có đức, mới gánh được việc thủ thành nổi[5].
Giải nghĩa Bản nghĩa của Trình Di về Lời Kinh “Đại quân hữu mệnh, dĩ chính công dã; tiểu nhân vật dụng, tất loạn bang dã”: Đấng đại quân cầm quyền ân thưởng, để làm cho chính cái công quân lữ, đó là sau chót việc quân; tuy là thưởng kẻ có công, nhưng với kẻ tiểu nhân thì không thể vì chúng có công mà dùng, dùng chúng ắt là loạn nước. Kẻ tiểu nhân cậy công, mà làm loạn nước, từ xưa vẫn có[6].
Tham nhũng quyền lực rất là ghê gớm, thường bắt gặp ở những loại người “đỏ” mà không “chín”: “đích thị là kẻ cơ hội, kém cỏi…nếu để họ luồn lách leo lên cao thì chỉ có một con đường đưa đất nước vào chỗ lụn bại, nên phải kiên quyết thanh lọc loại bỏ”[7]. Tham nhũng quyền lực không chỉ dừng lại ở thế hệ F1 mà họ cố duy trì để truyền sang thế hệ F2, F3… với tư tưởng “con vua thì lại làm vua”. Do đó Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã căn dặn khi chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp: “Không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy cơ cấu, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống quan liêu”.
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh – Khánh Hòa
Chú thích:
[1][2] – https://baotiengdan.com/…/tai-sao-dan-viet-nam-lai-tan…/
[3] – https://baotiengdan.com/.../nghi-ve-tieu-de-chung-ta-hay.../
[4] – https://new.zing.vn/10-phat-ngon-an-tuong-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung-post639078.html
[5] – Phan Bội Châu, Quốc văn Chu dịch diễn giải, Nxb Văn học, tr. 132-133
[6] – Kinh Dịch trọn bộ, Ngô Tất Tố dịch và chú giải, Nxb Văn học, tr. 212-213
[7] – https://baohaiduong.vn/cung-ban-luan/van-dung-cau-dung-thay-do-ma-tuong-chin-vao-cong-tac-can-bo-141092
Ông Chính đặt câu hỏi: “Vậy tại sao chế độ hiện tại cũng là CS mà lại có nhiều tham nhũng và đạo đức xã hội xuống cấp?”. Ông Chính tự hỏi và tự trả lời: “Không có CS 1.0 thì sao có CS 2.0? Ông Duẩn có công thống nhất đất nước tức là ‘có công’ CS hóa cả nước và là tiền đề để có những gì hiện tại”[2].
Khi nói đến vấn đề tham nhũng ở Việt Nam hiện nay người ta thường dẫn lời bà cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan “Ăn không từ một thứ gì!”. Câu nói ấy chỉ đề cập đến tham nhũng vật chất mà thôi.
Ông Nguyễn Đình Cống viết: “Về tham nhũng. Đó là bệnh nặng, là giặc nội xâm. Tham nhũng có nhiều loại. Tham nhũng vật chất dễ thấy, nhưng tham nhũng quyền lực, tham nhũng từ chính sách mới ghê gớm”.
Ông Cống nhận xét câu “Không có CS 1.0 thì sao có CS 2.0?” của ông Chính: “Ông Chính nhận xét đúng, CS 2.0 là nối tiếp CS 1.0. Nhưng ông lại cho rằng thời CS 1.0 ít có tham nhũng. Tôi không nhất trí với nhận định đó. Tham nhũng có trong bản chất của vô sản chuyên chính. Thời CS 1.0 chưa có nhiều vật chất thì họ tham nhũng quyền lực (trừ một số ít giữ được liêm chính nhờ phẩm chất tốt có sẳn từ trước)”[3].
Sau khi thống nhất đất nước, đúng ra thì những tướng tá không có trình độ, đảng phải cho về hưu để nhường chỗ cho những người hiền tài lãnh đạo xây dựng đất nước. Đằng này thì không, đảng vẫn trọng dụng những người “có công cách mạng” cho dù người đó không có kiến thức. Do “tham nhũng quyền lực” cho nên nhiều người biết mình không có kiến thức, không có năng lực nhưng khi đảng giao nhiệm vụ thứ cứ nhận để rồi khi thất bại thì thốt lên: “…tôi không xin với đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác. Mặt khác tôi cũng không từ chối, không thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng và Nhà nước giao phó cho tôi”[4].
Ông Trần Độ có những vần thơ: “Nhớ tuyên ngôn buổi đầu cách mạng/ Đảng không tham quyền chức nghênh ngang/ Cách mạng thành công, cáo lão về làng/ Vui thú điền viên, thung dung câu cá/ Hãy nhìn trông, không có ai về cả/ Cố bám quyền, giành mũ cao sang/ Bày đặt ăn chia tài lộc khang trang/ Chẳng dại gì về quê cha đất tổ”
Từ xa xưa trong Kinh Dịch ở quẻ Sư viết: “ Đại quân hữu mệnh, khai quốc thừa gia, tiểu nhân vật dụng”.
Sào Nam Phan Bội Châu giải thích câu ấy trong Quốc văn Chu dịch diễn giải : Sau khi giành được chính quyền thì “luận công hành thưởng, phải xem xét những người có công lao đó, ai là quân tử, ai là tiểu nhân. Kìa hạng người tiểu nhân thời nên thưởng cho nó vừa công mà thôi, chớ không nên đặt nó ở địa vị trọng yếu trong quốc gia. Bởi vì đương khi hành trận, tuy tiểu nhân, nhưng hữu tài thì nó cũng lập được chiến công. Còn khi chiến sự đã xong rồi, bắt đầu vào thời kỳ kiến thiết, tất phải người có tài lại có đức, mới gánh được việc thủ thành nổi[5].
Giải nghĩa Bản nghĩa của Trình Di về Lời Kinh “Đại quân hữu mệnh, dĩ chính công dã; tiểu nhân vật dụng, tất loạn bang dã”: Đấng đại quân cầm quyền ân thưởng, để làm cho chính cái công quân lữ, đó là sau chót việc quân; tuy là thưởng kẻ có công, nhưng với kẻ tiểu nhân thì không thể vì chúng có công mà dùng, dùng chúng ắt là loạn nước. Kẻ tiểu nhân cậy công, mà làm loạn nước, từ xưa vẫn có[6].
Tham nhũng quyền lực rất là ghê gớm, thường bắt gặp ở những loại người “đỏ” mà không “chín”: “đích thị là kẻ cơ hội, kém cỏi…nếu để họ luồn lách leo lên cao thì chỉ có một con đường đưa đất nước vào chỗ lụn bại, nên phải kiên quyết thanh lọc loại bỏ”[7]. Tham nhũng quyền lực không chỉ dừng lại ở thế hệ F1 mà họ cố duy trì để truyền sang thế hệ F2, F3… với tư tưởng “con vua thì lại làm vua”. Do đó Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã căn dặn khi chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp: “Không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy cơ cấu, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống quan liêu”.
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh – Khánh Hòa
Chú thích:
[1][2] – https://baotiengdan.com/…/tai-sao-dan-viet-nam-lai-tan…/
[3] – https://baotiengdan.com/.../nghi-ve-tieu-de-chung-ta-hay.../
[4] – https://new.zing.vn/10-phat-ngon-an-tuong-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung-post639078.html
[5] – Phan Bội Châu, Quốc văn Chu dịch diễn giải, Nxb Văn học, tr. 132-133
[6] – Kinh Dịch trọn bộ, Ngô Tất Tố dịch và chú giải, Nxb Văn học, tr. 212-213
[7] – https://baohaiduong.vn/cung-ban-luan/van-dung-cau-dung-thay-do-ma-tuong-chin-vao-cong-tac-can-bo-141092