Vào đúng ngày Đức Thánh Cha Phanxicô tông du Irak, công quản tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris loan báo tuần sau sẽ đốn tám cây sồi để dùng vào việc trùng tu ngôi thánh đường cổ kính. Bà bộ trưởng Văn hóa Roselyne Bachelot, bộ trưởng Canh nông Julien Denormandie đã có mặt tại rừng Bercé (Sarthe) trồng cây sồi cổ thụ 230 năm.
Gốc cây sồi cổ thụ 230 năm tại rừng Bercé
Đại tướng Jean-Louis Georgelin, chủ tịch Công quản tái thiết Vương cung Thánh đường Notre-Dame de Paris cho biết ‘‘việc lựa chọn tám cây sồi mở đầu giai đoạn quan trọng trong việc tái thiết tháp chuông nhà thờ chính tòa Paris.’’
Theo kiến trúc sư trưởng Philippe Villeneuve, tháp chuông cũng như dàn khung làm bằng cây sồi là để tôn trọng các vật liệu gốc.
Sự tích cây sồi Fatima nhắc lại việc Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II bị Mehmet Ali Agca, một tên hồi giáo cực đoan có biệt danh là ‘‘Con sóì sám’’, ám sát ngày 13/05/1981 tại quảng trưởng Thánh Phêrô. Ngài được Đức Mẹ Fatima cứu thoát để hoàn tất công trình giải thể chế độ cộng sản tại Nga và các nước Đông u.
Ngày hôm nay (05/03), Đức Thánh Cha Phanxicô đến Bagdad lúc 11 giờ 55 (giờ Paris), bắt đầu cuộc tông du bốn ngày tại Irak. Sau khi hội đàm với các nhà lãnh đạo Irak, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ đại triều tại nhà thờ chính tòa Bagdad. Ngài thực hiện ý nguyện ‘‘hành hương vì hòa bình’’, sau nhiều năm Irak chìm đắm trong khói lửa chiến tranh. Trong chuyền tông du này, ngài sẽ di chuyển bằng xa bọc thép che kín, và bằng trực thăng, trái với các chuyến tông du trước đây.
Chỉ mấy ngày trước đây, mười phi đạn nhắm vào một căn cứ của quân đội Mỹ, chỉ cách Bagdad 250 cây số. Theo Đức Ông Pascal Gollnisch, tổng giám đốc Giáo hội Đông phương, vấn đề an ninh của ĐTC Phanxicô rất đáng quan ngại. Người ta không quên việc Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát tại Roma. Ngoài vần đề an ninh, Đức Thánh Cha Phanxicô còn phải đối đầu với đại dịch Covid -19 hiện hoành hành tại Irak.
Sự tích cây sồi Fatima vào đúng ngày 05/03 có thể là một dấu chỉ cho thấy Đức Mẹ Fatima sẽ che chở vị lãnh đạo tối cao Hội thánh can đảm tông du tại một nước hồi giáo còn chiến tranh và dịch bệnh.
Lê Đình Thông
Đại tướng Jean-Louis Georgelin, chủ tịch Công quản tái thiết Vương cung Thánh đường Notre-Dame de Paris cho biết ‘‘việc lựa chọn tám cây sồi mở đầu giai đoạn quan trọng trong việc tái thiết tháp chuông nhà thờ chính tòa Paris.’’
Theo kiến trúc sư trưởng Philippe Villeneuve, tháp chuông cũng như dàn khung làm bằng cây sồi là để tôn trọng các vật liệu gốc.
Sự tích cây sồi Fatima nhắc lại việc Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II bị Mehmet Ali Agca, một tên hồi giáo cực đoan có biệt danh là ‘‘Con sóì sám’’, ám sát ngày 13/05/1981 tại quảng trưởng Thánh Phêrô. Ngài được Đức Mẹ Fatima cứu thoát để hoàn tất công trình giải thể chế độ cộng sản tại Nga và các nước Đông u.
Ngày hôm nay (05/03), Đức Thánh Cha Phanxicô đến Bagdad lúc 11 giờ 55 (giờ Paris), bắt đầu cuộc tông du bốn ngày tại Irak. Sau khi hội đàm với các nhà lãnh đạo Irak, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ đại triều tại nhà thờ chính tòa Bagdad. Ngài thực hiện ý nguyện ‘‘hành hương vì hòa bình’’, sau nhiều năm Irak chìm đắm trong khói lửa chiến tranh. Trong chuyền tông du này, ngài sẽ di chuyển bằng xa bọc thép che kín, và bằng trực thăng, trái với các chuyến tông du trước đây.
Chỉ mấy ngày trước đây, mười phi đạn nhắm vào một căn cứ của quân đội Mỹ, chỉ cách Bagdad 250 cây số. Theo Đức Ông Pascal Gollnisch, tổng giám đốc Giáo hội Đông phương, vấn đề an ninh của ĐTC Phanxicô rất đáng quan ngại. Người ta không quên việc Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát tại Roma. Ngoài vần đề an ninh, Đức Thánh Cha Phanxicô còn phải đối đầu với đại dịch Covid -19 hiện hoành hành tại Irak.
Sự tích cây sồi Fatima vào đúng ngày 05/03 có thể là một dấu chỉ cho thấy Đức Mẹ Fatima sẽ che chở vị lãnh đạo tối cao Hội thánh can đảm tông du tại một nước hồi giáo còn chiến tranh và dịch bệnh.
Lê Đình Thông