Một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn nhằm vào lực lượng liên quân ở Iraq gần Sân bay Quốc tế Erbil ở Kurdistan thuộc Iraq đã khiến một người thiệt mạng và một số người khác bị thương. Một nhà thầu dân sự người Iraq đã chết, bên cạnh đó còn có một quân nhân Hoa Kỳ và một số nhà thầu Mỹ bị thương khi quả hỏa tiễn phát nổ.
Erbil là địa điểm chủ yếu Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm trong ngày Chúa Nhật 7 tháng Ba. Thật vậy, theo dự trù, sáng 7 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khởi hành từ Baghdad đến Erbil. Khi đến sân bay, ngài sẽ được chào đón bởi các nhà chức trách tôn giáo và dân sự trong khu vực của người Kurd ở Iraq. Sau các nghi thức chào đón và gặp gỡ xã giao, Đức Thánh Cha sẽ dùng trực thăng để bay đến Mosul. Nơi đây, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi cầu nguyện cho các nạn nhân chiến tranh tại Hosh al-Bieaa.
Kế đó, ngài sẽ đáp trực thăng đến Qaraqosh để thăm cộng đồng Qaraqosh tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.
Vào buổi chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở lại Erbil, nơi ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại sân vận động “Franso Hariri”. Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành về Baghdad.
Trong công cuộc giải phóng Mosul và vùng đồng bằng Nineveh, các tín hữu Kitô trong vùng đã thành lập một lữ đoàn Kitô Giáo, gọi là Lữ đoàn Babylon, để giải phóng các vùng lãnh thổ lọt vào tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Sau khi thành phố này được giải phóng, lữ đoàn này đã được giải tán. Tuy nhiên, Lực lượng Huy động Nhân dân - Popular Mobilization Forces, gọi tắt là PMF - của người Shiite, được Iran hậu thuẫn, không bị giải tán và ngày càng lớn mạnh.
Trong tổng số 39,650,000 dân Iraq; người Hồi Giáo chiếm đến 99% dân số; trong đó 59% theo Hồi Giáo Shiite; 40% theo Hồi Giáo Sunni. Tuy nhiên, tại Mosul người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số. Sau khi tổng thống Saddam Hussein, một người Hồi Giáo Sunni, bị Hoa Kỳ lật đổ vào tháng Tư năm 2003, người Hồi Giáo Sunni tại Mosul thường không coi chính quyền Baghdad, với đa số các thành viên theo Hồi Giáo Shiite là những người đại diện cho mình. Theo ước lượng của lực lượng cảnh sát liên bang Iraq, là một trong các lực lượng tinh nhuệ tham chiến tại Mosul và đang điều hành việc vãn hồi an ninh tại thành phố này, ít nhất 15% dân số Mosul đã theo bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Chính vì thế, trong cuộc tổng tấn công giải phóng Mosul vào đầu năm 2017, 16,000 quân PMF bị cấm không được vào thành Mosul vì lo ngại họ sẽ tắm máu người Hồi Giáo Sunni.
Ngày nay, quân PMF vẫn tiếp tục hoạt động trong vùng. Một tuyên bố được cho là từ một lực lượng dân quân của PMF đưa ra nhìn nhận trách nhiệm về vụ này. Tuy nhiên, các giới chức Iraq nói họ không tin và vẫn đang làm việc để xác định ai là người chịu trách nhiệm. Iran đã phủ nhận mọi dính líu đến vụ này.
Nhóm chiến binh Shiite đưa ra tuyên bố nhận trách nhiệm tự xưng là “Những người bảo vệ của Lữ đoàn máu” - “The Guardians of the Blood Brigade”.
Nhóm này nói: “Sự chiếm đóng của Mỹ sẽ không an toàn trước các cuộc tấn công của chúng tôi ở bất kỳ tấc đất nào của quê hương, và ngay cả ở Kurdistan, nơi chúng tôi hứa sẽ thực hiện các hoạt động hiệu quả khác”
Hôm thứ Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh đã phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào với các cuộc tấn công hôm thứ Hai ở Erbil. “Chúng tôi mạnh mẽ bác bỏ những tin đồn cho rằng Iran dính líu vào vụ này. Chúng tôi cũng lên án những nỗ lực khác nhằm bôi nhọ Iran” Khatibzadeh nói, theo hãng thông tấn nhà nước Mehr của Iran.
Bằng cách tính toán quỹ đạo của các hỏa tiễn, Mỹ có thể xác định vị trí địa điểm phóng hỏa tiễn khá nhanh. Quân đội Mỹ và Iraq đã đến địa điểm này. Các binh sĩ đã tìm thấy một bệ phóng hỏa tiễn di động được gắn ở phía sau một chiếc xe tải, cũng như một bệ phóng cố định. Họ cũng tìm thấy sáu hỏa tiễn chưa nổ.
Source:CNN US expresses outrage over Erbil rocket attack as investigation gets underway
Erbil là địa điểm chủ yếu Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm trong ngày Chúa Nhật 7 tháng Ba. Thật vậy, theo dự trù, sáng 7 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khởi hành từ Baghdad đến Erbil. Khi đến sân bay, ngài sẽ được chào đón bởi các nhà chức trách tôn giáo và dân sự trong khu vực của người Kurd ở Iraq. Sau các nghi thức chào đón và gặp gỡ xã giao, Đức Thánh Cha sẽ dùng trực thăng để bay đến Mosul. Nơi đây, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi cầu nguyện cho các nạn nhân chiến tranh tại Hosh al-Bieaa.
Kế đó, ngài sẽ đáp trực thăng đến Qaraqosh để thăm cộng đồng Qaraqosh tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.
Vào buổi chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở lại Erbil, nơi ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại sân vận động “Franso Hariri”. Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành về Baghdad.
Trong công cuộc giải phóng Mosul và vùng đồng bằng Nineveh, các tín hữu Kitô trong vùng đã thành lập một lữ đoàn Kitô Giáo, gọi là Lữ đoàn Babylon, để giải phóng các vùng lãnh thổ lọt vào tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Sau khi thành phố này được giải phóng, lữ đoàn này đã được giải tán. Tuy nhiên, Lực lượng Huy động Nhân dân - Popular Mobilization Forces, gọi tắt là PMF - của người Shiite, được Iran hậu thuẫn, không bị giải tán và ngày càng lớn mạnh.
Trong tổng số 39,650,000 dân Iraq; người Hồi Giáo chiếm đến 99% dân số; trong đó 59% theo Hồi Giáo Shiite; 40% theo Hồi Giáo Sunni. Tuy nhiên, tại Mosul người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số. Sau khi tổng thống Saddam Hussein, một người Hồi Giáo Sunni, bị Hoa Kỳ lật đổ vào tháng Tư năm 2003, người Hồi Giáo Sunni tại Mosul thường không coi chính quyền Baghdad, với đa số các thành viên theo Hồi Giáo Shiite là những người đại diện cho mình. Theo ước lượng của lực lượng cảnh sát liên bang Iraq, là một trong các lực lượng tinh nhuệ tham chiến tại Mosul và đang điều hành việc vãn hồi an ninh tại thành phố này, ít nhất 15% dân số Mosul đã theo bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Chính vì thế, trong cuộc tổng tấn công giải phóng Mosul vào đầu năm 2017, 16,000 quân PMF bị cấm không được vào thành Mosul vì lo ngại họ sẽ tắm máu người Hồi Giáo Sunni.
Ngày nay, quân PMF vẫn tiếp tục hoạt động trong vùng. Một tuyên bố được cho là từ một lực lượng dân quân của PMF đưa ra nhìn nhận trách nhiệm về vụ này. Tuy nhiên, các giới chức Iraq nói họ không tin và vẫn đang làm việc để xác định ai là người chịu trách nhiệm. Iran đã phủ nhận mọi dính líu đến vụ này.
Nhóm chiến binh Shiite đưa ra tuyên bố nhận trách nhiệm tự xưng là “Những người bảo vệ của Lữ đoàn máu” - “The Guardians of the Blood Brigade”.
Nhóm này nói: “Sự chiếm đóng của Mỹ sẽ không an toàn trước các cuộc tấn công của chúng tôi ở bất kỳ tấc đất nào của quê hương, và ngay cả ở Kurdistan, nơi chúng tôi hứa sẽ thực hiện các hoạt động hiệu quả khác”
Hôm thứ Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh đã phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào với các cuộc tấn công hôm thứ Hai ở Erbil. “Chúng tôi mạnh mẽ bác bỏ những tin đồn cho rằng Iran dính líu vào vụ này. Chúng tôi cũng lên án những nỗ lực khác nhằm bôi nhọ Iran” Khatibzadeh nói, theo hãng thông tấn nhà nước Mehr của Iran.
Bằng cách tính toán quỹ đạo của các hỏa tiễn, Mỹ có thể xác định vị trí địa điểm phóng hỏa tiễn khá nhanh. Quân đội Mỹ và Iraq đã đến địa điểm này. Các binh sĩ đã tìm thấy một bệ phóng hỏa tiễn di động được gắn ở phía sau một chiếc xe tải, cũng như một bệ phóng cố định. Họ cũng tìm thấy sáu hỏa tiễn chưa nổ.
Source:CNN