Video sẽ bắt đầu từ 5g chiều ngày 08-February-2021 theo giờ Việt Nam


1. ĐTC Phanxicô nói về tình huynh đệ nhân loại: Tất cả đều được sinh ra bởi cùng một Cha

Đức Thánh Cha Phanxicô nêu bật chủ đề tình huynh đệ qua một thông điệp video trong Ngày Quốc tế Tình huynh đệ đại đồng đầu tiên được cử hành vào thứ Năm 7/2/2021. Ngài kêu gọi một thế giới tôn trọng lẫn nhau, chúng ta có thể chọn trở thành anh chị em để sống còn hoặc là mất tất cả.

(Tin Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đánh dấu Ngày Quốc tế đại đồng nhân loại lần đầu tiên, mừng vào ngày thứ Năm (7/2/21), qua trang mạng do Sheikh Mohammed bin Zayed tổ chức từ Abu Dhabi, với sự tham dự của Đại Giáo Trưởng Grand Imam of Al-Azhar, Ahmad Al-Tayyeb, ông António Guterres, Tổng thư ký LHQ và nhiều yếu nhân khác.

Trong dịp này, qua thông điệp video, Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã góp phần vun góp tình huynh đệ bất chấp những thử thách khó khăn.

“Anh chị em - đó là từ ngữ,” Đức Thánh Cha dùng. “Anh chị em là những người anh chị em của tôi, là những người bạn đồng hành của tôi trong những thử thách và gian nan trong cuộc tranh đấu xây dựng tình huynh đệ.”

Đức Thánh Cha ghi nhận công lao lớn lao đặc biệt của Đại Giáo trưởng Grand Imam, Ahmad Al-Tayyeb, vì những lời chứng và sự cộng tác của ngài trong việc phát hành chung một tài liệu được công bố vào hai năm trước đây. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Thái tử Sheikh Mohammed bin Zayed, của Tiểu vương quốc Abu Dhabi, vì đã tin tưởng thông vào dự án và Thẩm phán Abdel Salam trước sự tham gia tích cực của ông trong quá trình phát triển dự án.

ĐTC Phanxicô nói: “Cảm ơn tất cả các bạn đã cam kết trong tình huynh đệ, vì ngày nay, tình huynh đệ chính là biên giới mới của nhân loại, hoặc chúng ta là anh chi em với nhau hoặc chúng ta tiêu diệt lẫn nhau”.

Không phải là lúc để thờ ơ

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhấn mạnh rằng “ngày nay, không phải là thời gian thờ ơ nữa” và “chúng ta không thể rửa tay” trước tình trạng hiện tại bằng giữ những khoảng cách, bằng sự coi thường và làm ngơ. ĐTC khẳng định rằng chúng ta là anh chị em của nhau, "hoặc mọi sự sẽ sụp đổ", đây chính là biên giới mà chúng ta phải xây dựng - "thách thức của thế kỷ chúng ta và thách thức của thời đại chúng ta."

Tình huynh đệ, Đức Thánh Cha tiếp tục, “có nghĩa là một bàn tay giang rộng. Tình huynh đệ nghĩa là tôn trọng. Tình huynh đệ nghĩa là lắng nghe với trái tim rộng mở. Tình huynh đệ có nghĩa là sự kiên định trong niềm tin của đời người ”bởi vì“ không thể có tình huynh đệ thực sự nếu niềm tin của con người còn đang được thương lượng!”

Chúng ta là anh chị em với nhau bất chấp những khác biệt

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng bất chấp những khác biệt về văn hóa và truyền thống, chúng ta là anh chị em, “được sinh ra bởi cùng một người Cha”. Về phương diện này, tình huynh đệ phải được xây dựng, không phải bằng thương lượng, nhưng bằng sự tôn trọng các nền văn hóa và truyền thống khác nhau của chúng ta.

Đức Thánh Cha xác quyết: “Đây là khoảnh khắc lắng nghe, là khoảnh khắc của sự chấp nhận chân thành, là thời điểm đầy xác tín rằng một thế giới không có tình anh chị em là một thế giới của thù hận!”

ĐTC nhấn mạnh thêm rằng “chúng ta không thể nói chúng ta là anh chị em hoặc không phải là anh chị em”, hay đúng hơn “chúng ta là anh chị em hoặc là kẻ thù của nhau” bởi vì sự thờ ơ là “một hình thái thù địch rất tinh vi”.

“Chúng ta không cần phải có chiến tranh mới trở thành kẻ thù của nhau, coi thường nhau đã đủ là kẻ thù của nhau! Đức Thánh Cha nói thêm rằng đã đến lúc phải chấm dứt thái độ nhìn về một hướng khác và phớt lờ người khác như thể họ không hiện hữu.

2. Giải thưởng Zayed năm 2021 cho tình huynh đệ nhân loại

Một phần của các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Tình huynh đệ nhân loại là trao Giải thưởng Zayed về “Tình huynh đệ nhân loại” năm 2021 cho ngài Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres, và nhà hoạt động người Pháp gốc Maroc là Latifa Ibn Ziaten.

Phát biểu trước ông Tổng thư ký LHQ, Đức Thánh Cha Phanxicô chúc mừng ông về giải thưởng và bày tỏ lòng biết ơn vì những nỗ lực của ông nhằm thúc đẩy hòa bình “một điều chỉ đạt được bằng một trái tim huynh đệ”.

Hướng sự chú ý của mình tới người được lãnh Giải thưởng Zayed năm 2021 lần thứ hai, cô Latifa Ibn Ziaten, Đức Thánh Cha ghi nhận lời chứng đầy quả của cô về niềm đau mất mát một người con, nhưng cô đã biến niềm đau ấy thành sức mạnh nuôi dưỡng tình yêu và tình huynh đệ.

“Vâng, thưa anh chị em, lời của cô ấy không phải là một niềm tin mơ hồ ‘chúng ta là anh chị em’ mà là một xác tín. Đức Thánh Cha nói: Một niềm tin được bộc phát từ nỗi đau, từ vết thương của cô ấy.

“Cha cám ơn lời chứng của con,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Và cảm ơn con đã là người mẹ của bé trai, của nhiều trẻ em, vì hôm nay nhân loại đang lắng nghe con và học hỏi nơi con: con đường của tình huynh đệ, của tình anh chị em, hoặc chúng ta mất tất cả!”

3. Đức Thánh Cha nói: Lòng kiên nhẫn là tước hiệu của người tu sĩ

Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh lễ Chúa dâng mình vào đền thánh, được coi là Ngày Thế giới về Đời sống Thánh hiến. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha mời gọi các tu sĩ nam nữ hãy kiên tâm và can đảm thăng tiến, khám phá những con đường mới, và đáp lại ơn soi dẫn của Chúa Thánh Thần.

(Tin Vatican)

Trong lễ dâng Chúa vào đền thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào lời của ông Simeon nói về “nỗi chờ mong ơn cứu độ của Israel” (Lc 2,25).

Đức Thánh Cha giải thích rằng ông Simeon, đã nhận ra Hài Nhi Giêsu là “ánh sáng soi chiếu cho muôn dân:” Ông là một người lão thành, đã kiên nhẫn chờ đợi sự hiện thực lời hứa của Chúa.

Sự kiên tâm của ông Simeon

“Chúng ta hãy chiêm ngưỡng sự kiên tâm của ông Simeon,” Đức Thánh Cha nói, “Trong suốt cuộc đời, ông đã chờ đợi, trong sự kiên tâm của tâm hồn.” ĐTC lưu ý rằng “Ông Simeon đã ý thức được rằng Chúa không đến trong những sự bất thường, nhưng Ngài hoạt động giữa những đơn điệu của cuộc sống thường ngày của chúng ta, trong những nhịp điệu thường xuyên bình lặng của các sinh hoạt của chúng ta, trong những cái nhỏ nhặt tầm thường, qua những việc làm kiên trì và âm thầm, chúng ta cố gắng thể hiện theo ý Chúa.”

ĐTC nói tiếp, Ông Simeon đã không nản chán dù trong quãng đời dài của ông chắc chắn đã có những lúc đau thương và khó khăn, nhưng ông không hề thất vọng: “ngọn lửa vẫn cháy sáng trong tim ông”.

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: Bằng niềm tin sắt son vào lời hứa của Chúa, ông đã không để mình nản chí thất vọng ngay cả lúc tuổi đời ông đã xế chiều cạn kiệt!

“Niềm hy vọng và sự kỳ vọng của ông được thể hiện qua sự kiên tâm hàng ngày, đợi chờ cho đến phút cuối “mắt ông ấy đã nhìn thấy ơn cứu độ đã được hứa ban”.

Một tấm gương phản ánh sự kiên tâm của chính Thiên Chúa

Đức Thánh Cha tiếp tục nhận xét rằng sự kiên tâm của ông Simeon là tấm gương phản chiếu sự kiên nhẫn của chính Thiên Chúa. Thật vậy, từ lời cầu nguyện và lịch sử dân tộc của mình, ông Simeon đã học được cách nhìn thấy nơi Chúa “một Thiên Chúa từ nhân và đôn hậu, chậm bất bình và dồi dào tình yêu thương và lòng thành tín”.

ĐTC đã suy tư về lá thư của Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Roma, trong đó thánh nhân nói lòng kiên tâm “dẫn chúng ta đến sự ăn năn”, và ĐTC trích dẫn lời của một linh mục, một học giả người Đức, Romano Guardini, người đã từng nhận xét rằng sự kiên nhẫn là cách Thiên Chúa đáp lại sự yếu hèn của chúng ta, Chúa cho chúng ta thời gian để chúng ta hoán cải, Đức Thánh Cha nói “Hơn ai hết, Đấng Mêsia, Chúa Giêsu, Đấng mà ông Simeon đã ôm trong tay, cho chúng ta thấy sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, Cha nhân từ, Đấng luôn mời gọi chúng ta, ngay cả phút giây cuối đời của chúng ta."

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại, Thiên Chúa không đòi hỏi sự hoàn hảo, nhưng Ngài luôn chờ mong một sự trở về ngay cả lúc tưởng chừng chúng ta đã hư đi, với một chờ mong biến đổi của trái tim chai cứng của chúng ta.

Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi chờ đợi chúng ta

“Đây là lý do cho niềm hy vọng của chúng ta: Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi chờ đợi chúng ta,” Đức Thánh Cha thêm rằng “khi chúng ta ngoẳn mặt đi, thì Ngài đến tìm chúng ta; khi chúng ta vấp ngã, thì Ngài nâng chúng ta dậy; khi chúng ta quay trở về với Chúa sau khi lạc đường, Chúa vẫn chờ chúng ta với vòng tay rộng mở. Tình yêu của Chúa không đặt để trên sự cân bằng của những tính toán con người, nhưng trong tình yêu vô điều kiện Thiên Chúa cho chúng ta can đảm để bắt đầu lại. "