41. NGHE NHẦM TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG
Mới đến nhậm chức tuần phủ là người ngoài huyện.
Một ngày nọ, ông ta dùng ngôn ngữ của cố hương mình nói với sai dịch:
- “Mày đi mua cho ta cây tre (竹竿)” (1).
Sai dịch nghe nhầm là “gan heo (豬肝)” (2), bèn đi mua gan heo về, lại còn mua thêm một quả tim heo cho mình, đưa lên cho tuần phủ và nói:
- “Đại nhân, gan heo mua được rồi ạ”.
Tuần phủ vừa thấy, không tài nào cười được, nổi giận nói anh ta làm việc không dùng não:
- “Tim của mày ở đâu?”
Sai dịch vội vàng lấy trong tay áo ra quả tim heo, trả lời:
- “Đại nhân, tim ở đây !”
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 41:
Nghe lầm, nói lầm và giết lầm là cái ngộ nhận to lớn của con người, nó càng lớn hơn khi người ta cố ý làm điều xấu rồi đổ tội cho nghe lầm, nói lầm và giết lầm để che đậy tội lỗi của mình.
Nghe lầm thì đưa ra những lời tuyên bố sai lầm, nghe lầm cũng là nguyên nhân đưa đến những hành động sai lầm khác, mà hành động sai lầm to lớn nhất chính là giết lầm người vô tội, làm cho người khác không còn tin tưởng vào ngôn hành của mình hay của tập thể nữa.
Đức Chúa Giê-su đã xin Đức Chúa Cha tha tội cho những người đóng đinh mình trên thập giá vì họ không biết việc họ làm (Lc 23, 34), nhưng việc làm của họ thì muôn đời vẫn bị người ta lên án.
Có một vài người Ki-tô hữu “thích” nghe lầm, tức là thích giải thích lời nói của người khác thành nhiều nghĩa, để “vô tư” làm theo ý của mình rồi sau đó nói lời xin lỗi vì đã nghe lầm, những kiểu nghe lầm này dù có đi xưng tội cũng không được tha -nếu không thành thật xin lỗi- vì đã làm mất danh dự hoặc làm thiệt hại cho người khác bằng sự “nghe lầm” của mình, bởi vì sai lầm thì không có tội hoặc tội nhẹ, nhưng cố ý sai lầm thì tội nặng gấp nhiều lần.
Nghe lầm thì sẽ nói lầm và nói lầm có khi làm thiệt hại phần xác cũng như phần hồn của người khác, do đó mà người Ki-tô hữu càng phải lắng nghe cách chính xác hơn để ngôn hành của mình rõ ràng chính xác, đó là cách thế để truyền giáo trong đời sống hôm nay vậy !
(1) 竹竿 nghĩa là cây tre, phát âm là “zhu can”.
(2) 豬肝cũng phát âm tương tự như là “zhu can” nghĩa là gan heo, đồng âm khác nghĩa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mới đến nhậm chức tuần phủ là người ngoài huyện.
Một ngày nọ, ông ta dùng ngôn ngữ của cố hương mình nói với sai dịch:
- “Mày đi mua cho ta cây tre (竹竿)” (1).
Sai dịch nghe nhầm là “gan heo (豬肝)” (2), bèn đi mua gan heo về, lại còn mua thêm một quả tim heo cho mình, đưa lên cho tuần phủ và nói:
- “Đại nhân, gan heo mua được rồi ạ”.
Tuần phủ vừa thấy, không tài nào cười được, nổi giận nói anh ta làm việc không dùng não:
- “Tim của mày ở đâu?”
Sai dịch vội vàng lấy trong tay áo ra quả tim heo, trả lời:
- “Đại nhân, tim ở đây !”
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 41:
Nghe lầm, nói lầm và giết lầm là cái ngộ nhận to lớn của con người, nó càng lớn hơn khi người ta cố ý làm điều xấu rồi đổ tội cho nghe lầm, nói lầm và giết lầm để che đậy tội lỗi của mình.
Nghe lầm thì đưa ra những lời tuyên bố sai lầm, nghe lầm cũng là nguyên nhân đưa đến những hành động sai lầm khác, mà hành động sai lầm to lớn nhất chính là giết lầm người vô tội, làm cho người khác không còn tin tưởng vào ngôn hành của mình hay của tập thể nữa.
Đức Chúa Giê-su đã xin Đức Chúa Cha tha tội cho những người đóng đinh mình trên thập giá vì họ không biết việc họ làm (Lc 23, 34), nhưng việc làm của họ thì muôn đời vẫn bị người ta lên án.
Có một vài người Ki-tô hữu “thích” nghe lầm, tức là thích giải thích lời nói của người khác thành nhiều nghĩa, để “vô tư” làm theo ý của mình rồi sau đó nói lời xin lỗi vì đã nghe lầm, những kiểu nghe lầm này dù có đi xưng tội cũng không được tha -nếu không thành thật xin lỗi- vì đã làm mất danh dự hoặc làm thiệt hại cho người khác bằng sự “nghe lầm” của mình, bởi vì sai lầm thì không có tội hoặc tội nhẹ, nhưng cố ý sai lầm thì tội nặng gấp nhiều lần.
Nghe lầm thì sẽ nói lầm và nói lầm có khi làm thiệt hại phần xác cũng như phần hồn của người khác, do đó mà người Ki-tô hữu càng phải lắng nghe cách chính xác hơn để ngôn hành của mình rõ ràng chính xác, đó là cách thế để truyền giáo trong đời sống hôm nay vậy !
(1) 竹竿 nghĩa là cây tre, phát âm là “zhu can”.
(2) 豬肝cũng phát âm tương tự như là “zhu can” nghĩa là gan heo, đồng âm khác nghĩa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info