1. Giáo gian Alberto Fernández bán linh hồn cho Planned Parenthood để lấy hàng triệu đô la
Theo Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, trong một bài được công bố vào thứ Tư, ngày 30 tháng 12, chỉ vài giờ sau khi việc phá thai được hợp pháp hóa bởi Thượng viện Á Căn Đình, một trong những chi nhánh quốc tế của Planned Parenthood, Liên đoàn Planned Parenthood Khu vực Tây bán cầu, gọi tắt là IPPFWHR, khoe khoang về việc đã tài trợ rất lớn cho các chính trị gia và các phương tiện truyền thông ở quốc gia Nam Mỹ này để thúc đẩy hợp pháp hóa phá thai.
Bài ăn mừng trên trang web IPPFWHR mâu thuẫn với tuyên bố của Tổng thống Á Căn Đình Alberto Fernández, người đã đưa ra luật phá thai và nhiều lần bác bỏ những lo ngại rằng luật này trên thực tế đã được thúc đẩy bởi các tổ chức quốc tế như Planned Parenthood và Ford Foundation hơn là ý chí của người dân Argentina.
Theo một cuộc khảo sát tháng 11 năm 2020 do nhà thăm dò độc lập Giacobbe & Asociados thực hiện, 60% người Á Căn Đình phản đối luật, trong khi chỉ 26.7% ủng hộ.
“Thượng viện Á Căn Đình vừa bỏ phiếu để hợp pháp hóa phá thai đến 14 tuần! Đây là một khoảnh khắc lịch sử đối với khu vực của chúng ta, hoan nghênh các đối tác đáng kinh ngạc của chúng ta tại Á Căn Đình, và cơ man các nhà hoạt động và các tổ chức đã hình thành nên ‘làn sóng xanh’”, IPPFWHR tuyên bố.
Bài báo cũng tiết lộ rằng IPPFWHR “đã nuôi dưỡng một hệ sinh thái gồm các tổ chức và nhà hoạt động vì nữ quyền trong hơn 15 năm, góp phần tạo nên ngày hôm nay”.
“IPPFWHR hỗ trợ trực tiếp bảy đối tác ở Á Căn Đình, họ lần lượt cấp vốn cho 20 tổ chức cơ sở khác trên khắp đất nước. Họ đã liên kết với nhau xung quanh các hoạt động chia sẻ, chẳng hạn như vận động với các nhà hoạch định chính sách và bảo đảm các chiến dịch truyền thông ủng hộ quyền phá thai được nêu rõ trong các bài diễn thuyết công khai. Họ cũng đang tích cực lập kế hoạch làm thế nào để hỗ trợ tốt nhất cho việc thực thi luật mới”.
Sau khi Thượng Viện Á Căn Đình thông qua luật phá thai tại quê hương của Đức Giáo Hoàng, giáo gian Alberto Fernández tuyên bố “Hoy es el mejor día de mi vida”, nghĩa là “Hôm nay là ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi”. Tuyệt vời ở đây có thể là ước muốn mãnh liệt tàn sát các thai nhi đã thành hiện thực. Nhưng với tuyên bố của Liên đoàn Planned Parenthood Khu vực Tây bán cầu thì có lẽ tuyệt vời là vì ngày hôm nay hàng triệu đô la chảy vào tài khoản của giáo gian Alberto Fernández.
Source:Catholic News Agency
2. Tổng thống Brazil Bolsonaro chỉ trích việc Á Căn Đình hợp pháp hóa việc phá thai
Trong một thông điệp ngắn được đăng trên tài khoản Twitter của mình, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã chỉ trích quyết định của Thượng viện Á Căn Đình về việc hợp pháp hóa việc phá thai và thề rằng việc phá thai sẽ không bao giờ trở thành hợp pháp ở Brazil - quốc gia Mỹ Latinh lớn nhất - dưới thời ông làm tổng thống.
“Tôi vô cùng tiếc thương cho cuộc sống của những đứa trẻ Á Căn Đình, giờ đây đã bị giết từ trong bụng mẹ chúng với sự đồng ý của Nhà nước. Chừng nào tôi và chính phủ của tôi còn nắm quyền ở quốc gia này, việc phá thai sẽ không bao giờ được chấp thuận trên đất của chúng tôi. Chúng tôi sẽ luôn chiến đấu để bảo vệ cuộc sống của những người vô tội!”, ôg Bolsonaro tweet.
Một luật phá thai mới đã được Thượng viện Argentina thông qua vào thứ Tư, ngày 30 tháng 12. Luật mới, trên thực tế, sẽ cho phép phá thai bất cứ lúc nào cho đến khi sinh và không có điều khoản nào về việc bảo vệ em bé nếu em ấy sống sót sau một lần phá thai muộn.
Source:Catholic News Agency
3. Hình ảnh ngày đầu năm tại Tokyo, Nhật Bản
Cho đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này tử vong tại Nhật Bản đã lên đến 3,460 người chết, trong số 234,395 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ của ngày thứ Năm 31 tháng 12, có 3,476 trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận, và 65 người chết vì COVID-19. Số người chết vì tự tử do mất công ăn việc làm, hục hặc trong gia đình trong thời gian bị cô lập vì COVID-19 gấp 5 lần con số những người chết vì virus Tầu độc địa này.
Kinh tế khó khăn là cảm nhận chung của người dân Nhật. Tiền mướn nhà đã tăng nghi ngút trong năm 2020 vì các hạn chế liên quan đến số người có thể cư ngụ trong một mái nhà mà không có cùng huyết thống.
Đó là lý do tại sao có một con số đông đảo người đến đền Meiji ở Tokyo để cầu phúc cho năm mới, trong một quốc gia gần như vô thần.
Nhật Bản là đất nước đã có đến 434 vị tử đạo đã được tuyên phong, và hàng trăm ngàn các vị tử đạo chưa được biết đến; nhưng giờ đây 99% dân số là vô thần. Sau thế chiến thứ hai, đứng trước những tàn phá kinh hoàng của chiến tranh, chủ nghĩa hiện sinh phát triển rất mạnh.
Trong các nước trên thế giới, Nhật Bản được kể là quốc gia nơi chủ nghĩa thế tục được coi là khủng khiếp nhất. Đa số người dân Nhật không có bất cứ một niềm tin tôn giáo nào. Theo tin tưởng chung, xã hội Nhật có thể coi là một xã hội duy vật chất thậm chí nói được là vô đạo.
Cuộc điều tra của viện Gallop vào năm 2006 cho thấy 70% dân số Nhật không có một niềm tin tôn giáo nào. Trong 30% còn lại, 15% xưng mình theo Thần Đạo (Shinto), 75% xưng mình là tín hữu Phật Giáo nhưng trong thực tế niềm tin tôn giáo không có mấy ảnh hưởng đến các quyết định trong cuộc sống hàng ngày. Điều này thể hiện rõ trong xu hướng tự tử tăng mạnh trong thanh niên và những người già cả, phá thai được dùng như cách thức kiểm soát sinh sản, và một tình trạng tổng quát của một cuộc sống không chút hy vọng.
Source:Reuters
4. Vatican tái khẳng định câu chuyện Đức Mẹ hiện ra ở Amsterdam không có nguồn gốc siêu nhiên
Giáo phận Haarlem-Amsterdam của Hà Lan đã khẳng định phán quyết bác bỏ của Vatican đối với các vụ được cho là Đức Mẹ hiện ra vào giữa thế kỷ 20 ở Amsterdam. Những lần hiện ra này đã hình thành nên phong trào tôn sùng Đức Mẹ dưới danh hiệu “Mẹ Của Mọi Dân Nước”. Phong trào này đã lan rộng ra ngoài biên giới của Hà Lan.
Theo Đức Cha Jan Hendriks, Giám Mục bản quyền của Giáo phận Haarlem-Amsterdam, Đức Mẹ có thể được tôn kính với danh hiệu “Mẹ Của Mọi Dân Nước”, nhưng điều này không nên được trình bày như một sự công nhận các cuộc hiện ra và các thông điệp liên quan đến các cuộc hiện ra này. Ngài bày tỏ quan điểm trên trong một tuyên bố hôm 30 tháng 12.
Bà Ida Peerdeman, sinh năm 1905 và qua đời năm 1996, tuyên bố vào đầu thập niên 1970 rằng Đức Maria đã hiện ra với bà nhiều lần và đưa ra các thông điệp từ năm 1945 đến năm 1959. Bà cũng tuyên bố rằng Đức Maria đã yêu cầu bà viết thư cho Đức Giáo Hoàng và yêu cầu ngài ban hành tín điều Đức Mẹ là “Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, Đấng Trung Gian, và Đấng Biện Hộ”.
Trước những biến cố cho rằng đã thấy những thị kiến riêng, Giáo Hội luôn có những cuộc điều tra để có thể kết luận là “constat de supernaturalitate” – tính chất siêu nhiên được chứng thực hay “non constat de supernaturalitate”– tính chất không siêu nhiên được chứng thực, nói nôm na là do người ta nghĩ ra, không phải là thật.
Phong trào tôn sùng Đức Mẹ dưới danh hiệu “Mẹ Của Mọi Dân Nước” ở Hà Lan, quốc gia rất nhạt đạo, đã làm bùng lên nhiều hy vọng cho Giáo Hội địa phương. Cho nên, một phán quyết liên quan đến các thị kiến của bà Ida Peerdeman cần phải được suy xét hết sức cẩn thận.
Sau một thời gian dài nghiên cứu một núi khổng lồ các tài liệu liên quan đến vấn đề này, tất cả các thành viên của một ủy ban, do Bộ Giáo Lý Đức Tin hình thành, đã kết luận rằng các cuộc hiện ra được bà Ida Peerdeman báo cáo là “non constat de supernaturalitate”: tính chất không siêu nhiên được chứng thực.
Đức Cha Hendriks chỉ ra rằng phán quyết của Bộ Giáo Lý Đức Tin “đã được Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục phê chuẩn vào ngày 5 tháng 4 năm 1974 và được công bố vào ngày 25 tháng 5 năm 1974, đã bác bỏ tính chất siêu nhiên của các cuộc được cho là hiện ra này. Ngoài ra, phán quyết còn đòi hỏi - và vẫn còn đòi hỏi - một chỉ thị chấm dứt mọi hoạt động quảng bá về những lần hiện ra và các thông điệp” do bà Ida Peerdeman đưa ra.
Phong trào cổ võ các “thông điệp” của Bà Ida Peerdeman đã bùng phát trong thời gian gần đây khi Hà Lan trải qua trận đại dịch coronavirus kinh hoàng. Tính đến ngày 2 tháng Giêng, tử vong tại Hà Lan đã lên đến 11,565 người, trong số 813,765 trường hợp nhiễm coronavirus. Đó là những con số thương vong kinh khủng đối với một quốc gia chỉ có 17,280,000 dân.
Theo Đức Cha Jan Hendriks, tình hình trở nên phức tạp vào năm 2002 khi vị tiền nhiệm của ngài là Đức Cha Jos Punt công nhận tính chất siêu nhiên của các cuộc hiện ra. Ngài khẳng định cho đến nay “chỉ có một tuyên bố duy nhất vào năm 1974” đã được biết đến.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Katholiek Nieuwsblad, một thành viên của Bộ Giáo Lý Đức Tin nói rằng Đức Cha Punt đưa ra quyết định này mà không có sự chấp thuận của Vatican.
Sau khi tham khảo ý kiến với Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Cha Hendriks đã đưa ra tuyên bố vào ngày 30 tháng 12. Ngài lưu ý rằng danh hiệu “Mẹ Của Mọi Dân Nước” tự nó có thể chấp nhận được về mặt thần học. Ngài viết: “Việc cầu nguyện với Đức Maria và nhờ sự chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của các dân tộc chúng ta, sẽ giúp ích cho sự phát triển của một thế giới thống nhất hơn, trong đó tất cả đều nhận mình là anh chị em với nhau, tất cả đều được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, Cha chung của chúng ta”.
Đức Cha nhấn mạnh rằng các tín hữu có thể sử dụng hình ảnh “Mẹ Của Mọi Dân Nước” và một kinh nguyện được Bộ Giáo Lý Đức Tin phê duyệt vào năm 2006. Tuy nhiên, tất cả những điều này “không thể hiểu là sự công nhận – dù là hiểu ngầm - về đặc tính siêu nhiên của một số hiện tượng, trong khuôn khổ mà danh hiệu đó dường như đã được khởi nguồn”.
“Theo nghĩa đó, Bộ Giáo lý Đức tin nhấn mạnh tính hợp lệ của phán quyết phủ nhận đặc tính siêu nhiên của những ‘cuộc hiện ra và các mặc khải’ đối với nữ giáo dân Hà Lan Ida Peerdeman”.
Ngài nhìn nhận rằng “nhiều tín hữu có thể cảm thấy bị tổn thương trước phán quyết bác bỏ của Bộ Giáo Lý Đức Tin về các cuộc hiện ra”. Ngài nói rằng ngài hiểu sự thất vọng của họ và hy vọng rằng lòng sùng kính ở dạng đã được phê duyệt “có thể là một niềm an ủi cho họ”.
Đức Cha Hendriks kêu gọi tất cả những người có liên quan nên tuân theo “phán quyết của Giáo Hội” trong khi tin tưởng rằng “Chúa dẫn dắt Giáo Hội của Người và không bao giờ bỏ rơi Giáo Hội; và phán quyết ấy chắc chắn không làm tổn thương đến lòng nhiệt thành yêu mến của chúng ta đối với Đức Maria, Mẹ của mọi Dân tộc”.
Source:CruxVatican reaffirms non-supernatural origins of alleged Marian apparition in Amsterdam
Theo Đức Cha Jan Hendriks, Giám Mục bản quyền của Giáo phận Haarlem-Amsterdam, Đức Mẹ có thể được tôn kính với danh hiệu “Mẹ Của Mọi Dân Nước”, nhưng điều này không nên được trình bày như một sự công nhận các cuộc hiện ra và các thông điệp liên quan đến các cuộc hiện ra này. Ngài bày tỏ quan điểm trên trong một tuyên bố hôm 30 tháng 12.
Bà Ida Peerdeman, sinh năm 1905 và qua đời năm 1996, tuyên bố vào đầu thập niên 1970 rằng Đức Maria đã hiện ra với bà nhiều lần và đưa ra các thông điệp từ năm 1945 đến năm 1959. Bà cũng tuyên bố rằng Đức Maria đã yêu cầu bà viết thư cho Đức Giáo Hoàng và yêu cầu ngài ban hành tín điều Đức Mẹ là “Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, Đấng Trung Gian, và Đấng Biện Hộ”.
Trước những biến cố cho rằng đã thấy những thị kiến riêng, Giáo Hội luôn có những cuộc điều tra để có thể kết luận là “constat de supernaturalitate” – tính chất siêu nhiên được chứng thực hay “non constat de supernaturalitate”– tính chất không siêu nhiên được chứng thực, nói nôm na là do người ta nghĩ ra, không phải là thật.
Phong trào tôn sùng Đức Mẹ dưới danh hiệu “Mẹ Của Mọi Dân Nước” ở Hà Lan, quốc gia rất nhạt đạo, đã làm bùng lên nhiều hy vọng cho Giáo Hội địa phương. Cho nên, một phán quyết liên quan đến các thị kiến của bà Ida Peerdeman cần phải được suy xét hết sức cẩn thận.
Sau một thời gian dài nghiên cứu một núi khổng lồ các tài liệu liên quan đến vấn đề này, tất cả các thành viên của một ủy ban, do Bộ Giáo Lý Đức Tin hình thành, đã kết luận rằng các cuộc hiện ra được bà Ida Peerdeman báo cáo là “non constat de supernaturalitate”: tính chất không siêu nhiên được chứng thực.
Đức Cha Hendriks chỉ ra rằng phán quyết của Bộ Giáo Lý Đức Tin “đã được Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục phê chuẩn vào ngày 5 tháng 4 năm 1974 và được công bố vào ngày 25 tháng 5 năm 1974, đã bác bỏ tính chất siêu nhiên của các cuộc được cho là hiện ra này. Ngoài ra, phán quyết còn đòi hỏi - và vẫn còn đòi hỏi - một chỉ thị chấm dứt mọi hoạt động quảng bá về những lần hiện ra và các thông điệp” do bà Ida Peerdeman đưa ra.
Phong trào cổ võ các “thông điệp” của Bà Ida Peerdeman đã bùng phát trong thời gian gần đây khi Hà Lan trải qua trận đại dịch coronavirus kinh hoàng. Tính đến ngày 2 tháng Giêng, tử vong tại Hà Lan đã lên đến 11,565 người, trong số 813,765 trường hợp nhiễm coronavirus. Đó là những con số thương vong kinh khủng đối với một quốc gia chỉ có 17,280,000 dân.
Theo Đức Cha Jan Hendriks, tình hình trở nên phức tạp vào năm 2002 khi vị tiền nhiệm của ngài là Đức Cha Jos Punt công nhận tính chất siêu nhiên của các cuộc hiện ra. Ngài khẳng định cho đến nay “chỉ có một tuyên bố duy nhất vào năm 1974” đã được biết đến.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Katholiek Nieuwsblad, một thành viên của Bộ Giáo Lý Đức Tin nói rằng Đức Cha Punt đưa ra quyết định này mà không có sự chấp thuận của Vatican.
Sau khi tham khảo ý kiến với Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Cha Hendriks đã đưa ra tuyên bố vào ngày 30 tháng 12. Ngài lưu ý rằng danh hiệu “Mẹ Của Mọi Dân Nước” tự nó có thể chấp nhận được về mặt thần học. Ngài viết: “Việc cầu nguyện với Đức Maria và nhờ sự chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của các dân tộc chúng ta, sẽ giúp ích cho sự phát triển của một thế giới thống nhất hơn, trong đó tất cả đều nhận mình là anh chị em với nhau, tất cả đều được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, Cha chung của chúng ta”.
Đức Cha nhấn mạnh rằng các tín hữu có thể sử dụng hình ảnh “Mẹ Của Mọi Dân Nước” và một kinh nguyện được Bộ Giáo Lý Đức Tin phê duyệt vào năm 2006. Tuy nhiên, tất cả những điều này “không thể hiểu là sự công nhận – dù là hiểu ngầm - về đặc tính siêu nhiên của một số hiện tượng, trong khuôn khổ mà danh hiệu đó dường như đã được khởi nguồn”.
“Theo nghĩa đó, Bộ Giáo lý Đức tin nhấn mạnh tính hợp lệ của phán quyết phủ nhận đặc tính siêu nhiên của những ‘cuộc hiện ra và các mặc khải’ đối với nữ giáo dân Hà Lan Ida Peerdeman”.
Ngài nhìn nhận rằng “nhiều tín hữu có thể cảm thấy bị tổn thương trước phán quyết bác bỏ của Bộ Giáo Lý Đức Tin về các cuộc hiện ra”. Ngài nói rằng ngài hiểu sự thất vọng của họ và hy vọng rằng lòng sùng kính ở dạng đã được phê duyệt “có thể là một niềm an ủi cho họ”.
Đức Cha Hendriks kêu gọi tất cả những người có liên quan nên tuân theo “phán quyết của Giáo Hội” trong khi tin tưởng rằng “Chúa dẫn dắt Giáo Hội của Người và không bao giờ bỏ rơi Giáo Hội; và phán quyết ấy chắc chắn không làm tổn thương đến lòng nhiệt thành yêu mến của chúng ta đối với Đức Maria, Mẹ của mọi Dân tộc”.
Source:Crux