Ở lối vào Quốc hội Á Căn Đình là một tấm bảng nhắc nhở các nhà lập pháp rằng Đức Mẹ Lujan là vị thánh bảo trợ của các đảng chính trị của đất nước.
Khi Thượng viện Á Căn Đình chuẩn bị bỏ phiếu về dự luật hợp pháp hóa phá thai, Giáo Hội Công Giáo đã hợp tác với những anh chị em Tin lành để chống lại dự luật này.
Dự luật, nhằm hợp pháp hóa việc phá thai tự nguyện trong tối đa 14 tuần, đã được Hạ viện thông qua vào ngày 11 tháng 12 và đang được thảo luận và biểu quyết tại Thượng viện từ hôm thứ Ba 29 tháng 12.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là từ thông tấn xã AFP, một trong rất ít các hãng tin có các hình ảnh của các Kitô hữu biểu tình chống lại dự luật phá thai này. Nhiều phương tiện truyền thông khác đang áp dụng cùng một chính sách như họ đã làm trong cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ vừa qua. Trên các tờ như New York Times, Washington Post, CNN quý vị và anh chị em chỉ có thể nhìn thấy cảnh các phụ nữ dàn dụa nước mắt, mừng rỡ vì sắp được tự do phá thai. Thông điệp của họ là toàn dân Á Căn Đình đang ủng hộ phá thai. Đó là một điều sai sự thật.
Hai năm trước, một dự luật tương tự đã thông qua ở Hạ viện nhưng đã bị đánh bại tại Thượng viện sau một chiến dịch kiên quyết của cả người Công Giáo và người Tin lành. Cho đến nay, tại quê hương của Đức Giáo Hoàng, phá thai chỉ được phép trong trường hợp người phụ nữ bị hiếp dâm hay sinh mạng của thai phụ gặp nguy hiểm.
Hiến pháp của Á Căn Đình bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Một cuộc cải cách năm 1994 đã loại bỏ yêu cầu tổng thống phải là người Công Giáo.
Tuy nhiên, hiến pháp Á Căn Đình vẫn đề cập đến Chúa trong phần mở đầu và điều thứ hai của hiến pháp bảo đảm sự ủng hộ của chính phủ đối với Giáo Hội Công Giáo.
“Giáo Hội Công Giáo ở Á Căn Đình có sự ảnh hưởng lớn. Có một nền văn hóa Công Giáo rất mạnh mẽ trong thế giới chính trị”, nhà xã hội học Fortunato Mallimaci, người đã viết một cuốn sách về điều mà ông cho là huyền thoại về chủ nghĩa thế tục ở Á Căn Đình, nói với AFP.
“Các nhóm tôn giáo tìm kiếm sự hỗ trợ của nhà nước và nhà nước, khi cảm thấy yếu kém, sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhóm tôn giáo”.
Theo một cuộc thăm dò năm 2019 của một cơ quan chính phủ, 62% người Á Căn Đình xác định mình là người Công Giáo, 18.9% cho mình là vô thần và 15.3% theo đạo Tin lành.
Trước cuộc tranh luận tại Thượng Viện Á Căn Đình, Đức Thánh Cha tweet:
Source:AFPArgentina's Catholics, evangelicals unite against abortion bill
Khi Thượng viện Á Căn Đình chuẩn bị bỏ phiếu về dự luật hợp pháp hóa phá thai, Giáo Hội Công Giáo đã hợp tác với những anh chị em Tin lành để chống lại dự luật này.
Dự luật, nhằm hợp pháp hóa việc phá thai tự nguyện trong tối đa 14 tuần, đã được Hạ viện thông qua vào ngày 11 tháng 12 và đang được thảo luận và biểu quyết tại Thượng viện từ hôm thứ Ba 29 tháng 12.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là từ thông tấn xã AFP, một trong rất ít các hãng tin có các hình ảnh của các Kitô hữu biểu tình chống lại dự luật phá thai này. Nhiều phương tiện truyền thông khác đang áp dụng cùng một chính sách như họ đã làm trong cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ vừa qua. Trên các tờ như New York Times, Washington Post, CNN quý vị và anh chị em chỉ có thể nhìn thấy cảnh các phụ nữ dàn dụa nước mắt, mừng rỡ vì sắp được tự do phá thai. Thông điệp của họ là toàn dân Á Căn Đình đang ủng hộ phá thai. Đó là một điều sai sự thật.
Hai năm trước, một dự luật tương tự đã thông qua ở Hạ viện nhưng đã bị đánh bại tại Thượng viện sau một chiến dịch kiên quyết của cả người Công Giáo và người Tin lành. Cho đến nay, tại quê hương của Đức Giáo Hoàng, phá thai chỉ được phép trong trường hợp người phụ nữ bị hiếp dâm hay sinh mạng của thai phụ gặp nguy hiểm.
Hiến pháp của Á Căn Đình bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Một cuộc cải cách năm 1994 đã loại bỏ yêu cầu tổng thống phải là người Công Giáo.
Tuy nhiên, hiến pháp Á Căn Đình vẫn đề cập đến Chúa trong phần mở đầu và điều thứ hai của hiến pháp bảo đảm sự ủng hộ của chính phủ đối với Giáo Hội Công Giáo.
“Giáo Hội Công Giáo ở Á Căn Đình có sự ảnh hưởng lớn. Có một nền văn hóa Công Giáo rất mạnh mẽ trong thế giới chính trị”, nhà xã hội học Fortunato Mallimaci, người đã viết một cuốn sách về điều mà ông cho là huyền thoại về chủ nghĩa thế tục ở Á Căn Đình, nói với AFP.
“Các nhóm tôn giáo tìm kiếm sự hỗ trợ của nhà nước và nhà nước, khi cảm thấy yếu kém, sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhóm tôn giáo”.
Theo một cuộc thăm dò năm 2019 của một cơ quan chính phủ, 62% người Á Căn Đình xác định mình là người Công Giáo, 18.9% cho mình là vô thần và 15.3% theo đạo Tin lành.
Trước cuộc tranh luận tại Thượng Viện Á Căn Đình, Đức Thánh Cha tweet:
Con Thiên Chúa sinh ra đã bị ruồng bỏ, để nói với chúng ta rằng mọi người bị ruồng bỏ đều là con Thiên Chúa. Ngài đến với thế giới khi mỗi đứa trẻ bước vào thế giới, yếu đuối và dễ bị tổn thương, để chúng ta có thể học cách chấp nhận những người yếu thế bằng tình yêu thương dịu dàng.
Source:AFP