Nhiều quốc gia Á châu cởi mở hơn với các cuộc hôn nhân đồng tính của Những người LGBTQ (đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới).
(UCN - Ben Joseph)
Không phân biệt quốc gia, tôn giáo, khu vực và sự phát triển kinh tế, các quốc gia châu Á bảo thủ đang bắt đầu chấp nhận hôn nhân đồng tính, mặc dù rất coi trọng các giá trị gia đình.
Những người LGBTQ (đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới) hiện có ở khắp nơi tại châu Á, nên luật nới lỏng do nhiều chính phủ châu Á chấp nhận là một dấu hiệu bất thường.
Với cái nhìn ưu tư mục vụ gần đây của ĐTC cho những người có khuynh hướng tình dục khác biệt cũng làm vơi nhẹ thái độ gay gắt về lãnh vực này ở các quốc gia châu Á...
Với việc nhiều chính phủ châu Á thông qua luật công nhận các quan hệ đồng tính, hôn nhân và sinh con cái không còn là nghĩa vụ xã hội, như trong hôn nhân bình thường so với các hôn nhân đồng tính.
Mặc dù cộng đồng LGBTQ (đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới) đã trở thánh hiển nhiên trong khu vực, nhưng sự phân biệt đối xử và ánh nhìn xa lạ đối với các cặp đồng tính vẫn còn mạnh trong xã hội Á Châu, vốn luôn nhìn nhận các giá trị gia đình truyền thống là cao quí.
Đài Loan đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm ngoái. Tuy nhiên, các cặp đồng tính không được hưởng các đặc quyền như các cặp hôn nhân nam nữ.
Vì các cử tri trước đó đã bác bỏ hôn nhân đồng tính trong một loạt các cuộc trưng cầu dân ý, nên danh tiếng của hòn đảo tự trị này đã trở nên như ngọn hải đăng cho châu Á về sự nhìn nhận hôn nhân đồng tính...
Do đó, Đài Loan đã ban hành luật đặc khu và là chính phủ châu Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào tháng 5/2019.
Ấn Độ đã bãi bỏ luật cấm các cuộc hôn nhân đồng tính, tồn tại hàng thế kỷ và vô hiệu hóa nó vào năm 2018. Các cuộc thảo luận đang được tiến hành ở quốc gia mà đa số dân chúng theo đạo Hindu.
Ở Ấn Độ, luật pháp quy định về hôn nhân rất khác nhau, tùy theo các tôn giáo. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp ở quốc gia Nam Á này, các cặp chuyển giới đã được kết hôn theo nghi lễ tôn giáo.
Thái Lan đã loại bỏ luật chống lại đồng tính luyến ái vào năm 1956 và thông qua một đạo luật chấp nhận hôn nhân đồng tính vào tháng 7 năm nay, mang lại cho những cặp đồng tính những lợi ích tương tự như các cuộc hôn nhân bình thường ở đất nước Phật giáo, nhưng rất phóng khoáng về tự do tình dục.
Năm ngoái, Hồng Kông đã sửa đổi một số điều luật hình, chấp nhận hôn nhân đồng tính, trong khi các cặp đồng tính được hưởng quyền bình đẳng theo luật thừa kế được thông qua vào tháng 9 năm nay.
Việt Nam cũng là một quốc gia tiến bộ về vấn đề hôn nhân đồng tính. Vào năm 2013, quốc gia cộng sản này đã bãi bỏ hình phạt đối với các đám cưới đồng tính và cho phép các cặp đồng tính sống chung.
Hai năm sau, Việt Nam lại rút lại luật hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam lại nhìn nhận các quyền hạn đầy đủ cho các cuộc hôn nhân đồng tính.
Nepal là quốc gia đầu tiên ở châu Á đăng ký công dân của mình theo giới tính thứ ba trong cuộc kiểm tra dân số vào năm 2011.
Ở Bangladesh cũng có điều khoản tương tự dành cho những người chuyển giới, nhưng đồng tính vẫn là còn cấm ở quốc gia mà đa số dân chúng theo đạo Hồi.
Đồng tính luyến ái không phải là một tội phạm ở Trung Quốc, kể từ năm 2001. Một cộng đồng LGBTQ (đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới) nổi lên ở quốc gia cộng sản này và mong được sự chấp thuận hợp pháp cho các hôn nhân đồng tính...
Quan hệ tình dục đồng giới đã được hợp pháp ở Nhật Bản từ năm 1880, mặc dù các quan hệ đồng tính thì chưa có. Tuy nhiên, nhiều tòa án đã trao quyền cho các cặp đồng tính tương tự được kết hôn.
Đồng tính không phải là bất hợp pháp ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, kể từ năm 2003, nó không còn bị coi là "một tình trạng bệnh hoạn và dâm dật."
Tại Vương quốc Bhutan trên dãy Himalaya đã thông qua dự luật hợp pháp hóa các cuộc hôn nhân đồng tính. Vào ngày 10 tháng 12, quốc hội của đất nước này đã bỏ phiếu ủng hộ việc bãi bỏ luật kết tội "quan hệ tình dục không tự nhiên" ở đất nước mà Phật giáo là quốc giáo và có dân số khoảng 775.000 người.
Ở một khu vực mà việc kết hôn với người khác giới được coi là nghĩa vụ của gia đình, hầu có con cái nối dõi tông đường, thì một số quốc gia tại châu Á nhìn nhận hôn nhân đồng tính được coi như là một bước tiến lớn.
Các quốc gia châu Á đang thay đổi luật pháp bởi vì hầu mọi người trong xã hội bảo thủ của họ không còn coi đồng tính luyến ái là một "điều chống lại tự nhiên."
Sự Đồng cảm và Mục vụ của Giáo Hội
Giáo Hội Công Giáo luôn duy trì Hôn nhân nam nữ và không chấp nhận các cuộc hôn nhân đồng tính và hợp pháp hóa nó, gọi nó là "đi ngược lại với quy luật tự nhiên" do "Thiên Chúa sáng tạo ra chúng ta có nam và có nữ."
Tuy nhiên, mới gần đây báo giới đã đánh lận con đen khi loan tin rằng ĐTC ủng hộ nhìn nhận các cuộc hôn nhân đồng tính dân sự trong một bộ phim tài liệu. Tài liệu đó đã cắt nghĩa lệch lạc lập trường của Vatican chống lại bất kỳ sự công nhận hợp pháp nào đối với các cuộc hôn nhân đồng tính luyến ái.
ĐTC Phanxicô phát biểu trong một trong những cuộc phỏng vấn được trích trong bộ phim là "Người đồng tính có quyền được ở trong một gia đình. Họ là con cái của Chúa và theo luật dân sự; họ được bảo vệ về mặt pháp lý."
Vatican đã công bố rõ rằng ĐTC không đi ngược lại với quan điểm chính ngôn của Giáo hội, nhưng cũng nhìn nhận rằng các gia đình không nên loại bỏ những người có khuynh hướng đồng tính hay tính dục khác nhau ra khỏi cuộc sống gia đình...
Trong thời gian làm tổng giám mục Buenos Aires, Đức Phanxicô đã ưu tâm lo lắng mục vụ nâng đỡ các cặp đôi đồng tính. Tuy nhiên, Vị giáo hoàng Dòng Tên này chưa bao giờ công khai ủng hộ các cuộc hôn nhân đồng tính dân sự cả!
(UCN - Ben Joseph)
Không phân biệt quốc gia, tôn giáo, khu vực và sự phát triển kinh tế, các quốc gia châu Á bảo thủ đang bắt đầu chấp nhận hôn nhân đồng tính, mặc dù rất coi trọng các giá trị gia đình.
Những người LGBTQ (đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới) hiện có ở khắp nơi tại châu Á, nên luật nới lỏng do nhiều chính phủ châu Á chấp nhận là một dấu hiệu bất thường.
Với cái nhìn ưu tư mục vụ gần đây của ĐTC cho những người có khuynh hướng tình dục khác biệt cũng làm vơi nhẹ thái độ gay gắt về lãnh vực này ở các quốc gia châu Á...
Với việc nhiều chính phủ châu Á thông qua luật công nhận các quan hệ đồng tính, hôn nhân và sinh con cái không còn là nghĩa vụ xã hội, như trong hôn nhân bình thường so với các hôn nhân đồng tính.
Mặc dù cộng đồng LGBTQ (đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới) đã trở thánh hiển nhiên trong khu vực, nhưng sự phân biệt đối xử và ánh nhìn xa lạ đối với các cặp đồng tính vẫn còn mạnh trong xã hội Á Châu, vốn luôn nhìn nhận các giá trị gia đình truyền thống là cao quí.
Đài Loan đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm ngoái. Tuy nhiên, các cặp đồng tính không được hưởng các đặc quyền như các cặp hôn nhân nam nữ.
Vì các cử tri trước đó đã bác bỏ hôn nhân đồng tính trong một loạt các cuộc trưng cầu dân ý, nên danh tiếng của hòn đảo tự trị này đã trở nên như ngọn hải đăng cho châu Á về sự nhìn nhận hôn nhân đồng tính...
Do đó, Đài Loan đã ban hành luật đặc khu và là chính phủ châu Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào tháng 5/2019.
Ấn Độ đã bãi bỏ luật cấm các cuộc hôn nhân đồng tính, tồn tại hàng thế kỷ và vô hiệu hóa nó vào năm 2018. Các cuộc thảo luận đang được tiến hành ở quốc gia mà đa số dân chúng theo đạo Hindu.
Ở Ấn Độ, luật pháp quy định về hôn nhân rất khác nhau, tùy theo các tôn giáo. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp ở quốc gia Nam Á này, các cặp chuyển giới đã được kết hôn theo nghi lễ tôn giáo.
Thái Lan đã loại bỏ luật chống lại đồng tính luyến ái vào năm 1956 và thông qua một đạo luật chấp nhận hôn nhân đồng tính vào tháng 7 năm nay, mang lại cho những cặp đồng tính những lợi ích tương tự như các cuộc hôn nhân bình thường ở đất nước Phật giáo, nhưng rất phóng khoáng về tự do tình dục.
Năm ngoái, Hồng Kông đã sửa đổi một số điều luật hình, chấp nhận hôn nhân đồng tính, trong khi các cặp đồng tính được hưởng quyền bình đẳng theo luật thừa kế được thông qua vào tháng 9 năm nay.
Việt Nam cũng là một quốc gia tiến bộ về vấn đề hôn nhân đồng tính. Vào năm 2013, quốc gia cộng sản này đã bãi bỏ hình phạt đối với các đám cưới đồng tính và cho phép các cặp đồng tính sống chung.
Hai năm sau, Việt Nam lại rút lại luật hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam lại nhìn nhận các quyền hạn đầy đủ cho các cuộc hôn nhân đồng tính.
Nepal là quốc gia đầu tiên ở châu Á đăng ký công dân của mình theo giới tính thứ ba trong cuộc kiểm tra dân số vào năm 2011.
Ở Bangladesh cũng có điều khoản tương tự dành cho những người chuyển giới, nhưng đồng tính vẫn là còn cấm ở quốc gia mà đa số dân chúng theo đạo Hồi.
Đồng tính luyến ái không phải là một tội phạm ở Trung Quốc, kể từ năm 2001. Một cộng đồng LGBTQ (đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới) nổi lên ở quốc gia cộng sản này và mong được sự chấp thuận hợp pháp cho các hôn nhân đồng tính...
Quan hệ tình dục đồng giới đã được hợp pháp ở Nhật Bản từ năm 1880, mặc dù các quan hệ đồng tính thì chưa có. Tuy nhiên, nhiều tòa án đã trao quyền cho các cặp đồng tính tương tự được kết hôn.
Đồng tính không phải là bất hợp pháp ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, kể từ năm 2003, nó không còn bị coi là "một tình trạng bệnh hoạn và dâm dật."
Tại Vương quốc Bhutan trên dãy Himalaya đã thông qua dự luật hợp pháp hóa các cuộc hôn nhân đồng tính. Vào ngày 10 tháng 12, quốc hội của đất nước này đã bỏ phiếu ủng hộ việc bãi bỏ luật kết tội "quan hệ tình dục không tự nhiên" ở đất nước mà Phật giáo là quốc giáo và có dân số khoảng 775.000 người.
Ở một khu vực mà việc kết hôn với người khác giới được coi là nghĩa vụ của gia đình, hầu có con cái nối dõi tông đường, thì một số quốc gia tại châu Á nhìn nhận hôn nhân đồng tính được coi như là một bước tiến lớn.
Các quốc gia châu Á đang thay đổi luật pháp bởi vì hầu mọi người trong xã hội bảo thủ của họ không còn coi đồng tính luyến ái là một "điều chống lại tự nhiên."
Sự Đồng cảm và Mục vụ của Giáo Hội
Giáo Hội Công Giáo luôn duy trì Hôn nhân nam nữ và không chấp nhận các cuộc hôn nhân đồng tính và hợp pháp hóa nó, gọi nó là "đi ngược lại với quy luật tự nhiên" do "Thiên Chúa sáng tạo ra chúng ta có nam và có nữ."
Tuy nhiên, mới gần đây báo giới đã đánh lận con đen khi loan tin rằng ĐTC ủng hộ nhìn nhận các cuộc hôn nhân đồng tính dân sự trong một bộ phim tài liệu. Tài liệu đó đã cắt nghĩa lệch lạc lập trường của Vatican chống lại bất kỳ sự công nhận hợp pháp nào đối với các cuộc hôn nhân đồng tính luyến ái.
ĐTC Phanxicô phát biểu trong một trong những cuộc phỏng vấn được trích trong bộ phim là "Người đồng tính có quyền được ở trong một gia đình. Họ là con cái của Chúa và theo luật dân sự; họ được bảo vệ về mặt pháp lý."
Vatican đã công bố rõ rằng ĐTC không đi ngược lại với quan điểm chính ngôn của Giáo hội, nhưng cũng nhìn nhận rằng các gia đình không nên loại bỏ những người có khuynh hướng đồng tính hay tính dục khác nhau ra khỏi cuộc sống gia đình...
Trong thời gian làm tổng giám mục Buenos Aires, Đức Phanxicô đã ưu tâm lo lắng mục vụ nâng đỡ các cặp đôi đồng tính. Tuy nhiên, Vị giáo hoàng Dòng Tên này chưa bao giờ công khai ủng hộ các cuộc hôn nhân đồng tính dân sự cả!