1. Quá buồn: Chỉ vài tuần trước lễ Giáng Sinh, nhà thờ vườn Giệt-si-ma-ni ở Giêrusalem bị đốt phá
Các nhà lãnh đạo Công Giáo tại Thánh Địa đang yêu cầu chính quyền Do Thái mở một cuộc điều tra về một mưu toan đốt phá tại một vương cung thánh đường nằm gần Vườn Giệt-si-ma-ni.
Vương cung thánh đường Lo Buồn Đổ Mồ Hôi Máu, nằm trên Núi Ôliu ở Giêrusalem ngay bên cạnh Vườn Giệt-si-ma-ni, còn được gọi là Nhà Thờ Của Tất Cả Các Quốc Gia. Trong nhà thờ có chứa một tảng đá nơi Chúa Kitô đã cầu nguyện vào đêm trước khi bị đóng đinh.
Hôm 4 tháng 12, cảnh sát Do Thái cho biết họ đã bắt giữ một người đàn ông Do Thái 49 tuổi, khi anh ta đang “đổ một chất lỏng dễ cháy vào bên trong nhà thờ”. Đám cháy đã làm hỏng một bức tranh khảm Byzantine, nhưng may mắn không lan đến cấu trúc của nhà thờ.
Hiệp Hội Các Vị Bản Quyền Công Giáo, bao gồm các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ La tinh và Đông phương của Thánh Địa, đã chia sẻ các hình ảnh lên các mạng xã hội trong một tuyên bố chung vào ngày 4 tháng 12. Các hình ảnh này cho thấy nhiều băng ghế đã bị cháy.
Bản tuyên bố của các vị nói:
“Chúng tôi cảm tạ Chúa vì đám cháy đã nhanh chóng được dập tắt, đồng thời chúng tôi cũng cảm ơn cảnh sát đã hành động nhanh chóng và bắt giữ nghi phạm. Chúng tôi cũng yêu cầu cảnh sát điều tra nghiêm túc vụ tấn công đốt phá này, đặc biệt vì có vẻ như nó có các động cơ hận thù tôn giáo.”
Trong những năm gần đây, các tín hữu Kitô sống trong khu vực cho biết họ đã bị tấn công bởi một số nhóm người Do Thái định cư ở các khu vực, theo truyền thống là các khu vực sinh sống của các Kitô hữu. Các cuộc tấn công nhắm vào các Kitô hữu cũng được ghi nhận ở Giêrusalem. Hầu hết các Kitô hữu ở Do Thái là người Ả Rập.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thúc giục sự cần thiết phải duy trì hiện trạng ở Thánh Điạ. Tiêu biểu là trong cuộc gặp gỡ của ngài với Đức Thượng Phụ Theophilos III, là Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp tại Giêrusalem, vào tháng 10 năm 2017, hai vị đã thảo luận về mối quan tâm của các ngài đối với cộng đồng Kitô giáo trong bối cảnh bị người định cư Do Thái liên tục sách nhiễu.
Tu viện Đức Mẹ Yên Nghỉ của dòng Biển Đức ở Giêrusalem đã bị phá hoại đến 5 lần khác nhau trong những năm gần đây, bao gồm cả những bức vẽ trên tường với các khẩu hiệu bài Kitô Giáo được viết bằng tiếng Do Thái. Vào năm 2014, một kẻ tấn công đã cố gắng đốt phá tu viện.
Vào tháng 6 năm 2015, một cuộc tấn công đốt phá đã làm hư hại Nhà thờ Chúa Hoá Bánh Ra Nhiều, nằm trên bờ Biển Galilee, nơi Chúa đã nuôi sống hàng ngàn người qua phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều.
Những kẻ phá hoại đã làm vỡ cửa sổ kính màu và phá hủy một bức tượng của Đức Mẹ trong Nhà thờ Thánh Stêphanô ở tu viện Beit Jamal của dòng Salêsiêng, cách Giêrusalem 25 km về phía tây, vào tháng 9 năm 2017.
Vào ngày 8 tháng 6 năm 2019, các chủng sinh của Giáo Hội Armenia Tông truyền ở khu Thành Cổ của Giêrusalem đã bị các phần tử cực đoan Do Thái trẻ tuổi tấn công. Chúng nhổ nước bọt vào mặt họ, nói rằng “Kitô hữu đi chết đi” và nói thêm “Chúng tao sẽ xóa sổ bọn bay khỏi đất nước này”.
Tòa Thượng phụ Latinh của Giêrusalem đã nhiều lần kêu gọi các biện pháp giáo dục để đáp trả các cuộc tấn công phá hoại.
Yêu cầu của Hội đồng Công Giáo của Đất Thánh để thảo luận về các cuộc tấn công với các nhà chức trách Israel, bao gồm cả với Thủ tướng, đã bị từ chối liên tục.
Source:Reuters
2. Facebook và Twitter đã vận động để ‘loại bỏ’ Tổng thống Trump
Cựu Chủ tịch ABC Australia là ông Maurice Newman nhận định rằng “hoàn toàn rõ ràng” Facebook và Twitter là các tổ chức có tư tưởng chính trị đảng phái, và họ đã làm mọi cách để triệt hạ vị tổng thống hiện nay của Hoa Kỳ.
Ông cho biết:
“Zuckerberg và vợ Priscilla Chan đã trao 400 triệu đô la cho một tổ chức từ thiện để phân bổ cho các cơ quan bầu cử khác nhau, với lý do là quốc hội các tiểu bang đã không chuẩn chi đủ tiền, họ đã đặt các điểm bỏ phiếu bưu điện ở những nơi đảng Dân Chủ chiếm ưu thế so với đảng Cộng hòa”.
Priscilla Chan là người Tầu, tên tiếng Hoa âm ra tiếng Việt là Trần Minh Vũ (陳明宇),sinh ngày 24 tháng Hai, 1985 tại Braintree, Massachusetts, và lớn lên ở thành phố Quincy, một vùng ngoại ô của Boston cũng trong tiểu bang Massachusetts. Cha mẹ của cô là người Việt gốc Hoa. Họ đã sống tại Chợ Lớn trước khi vượt biên và được định cư ở Mỹ. Cô lớn lên nói tiếng Quảng Đông và làm thông dịch viên cho ông bà của mình. Cô có hai em gái. Theo một bài đăng trên Facebook của Mark Zuckerberg, Trần Minh Vũ là một Phật tử và là một bác sĩ Nhi Khoa.
Trần Minh Vũ vào Đại học Harvard năm 2003, nơi cô gặp và bắt đầu hẹn hò với Mark Zuckerberg. Cô tốt nghiệp năm 2007 với bằng Cử nhân sinh học. Cô thông thạo tiếng Quảng Đông, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Cô là người tốt nghiệp đại học đầu tiên trong gia đình mình. Sau khi tốt nghiệp, cô dạy học tại một trường tư trong một năm, trước khi theo học y khoa tại Đại học California, San Francisco vào năm 2008. Cô tốt nghiệp năm 2012 và hoàn thành chương trình thực tập nội trú nhi khoa vào mùa hè năm 2015.
Trần Minh Vũ kết hôn với Zuckerberg vào ngày 19 tháng 5 năm 2012, một ngày sau khi Facebook ra mắt thị trường chứng khoán.
Chính sách quyết liệt loại trừ Tổng thống Trump của Facebook và dòng máu Tầu của Trần Minh Vũ đã gây nên các đồn đoán về ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Facebook.
Source:Sky News
2. Khảo sát của New York Post cho thấy một nửa dân số Hoa Kỳ không tin tưởng vào kết quả bầu cử
Miranda Devine, bình luận gia của New York Post, nói rằng một cuộc thăm dò mới cho thấy một nửa dân số Hoa Kỳ nghi ngờ các kết quả của cuộc bầu cử 3 tháng 11. Cô cho biết ngay cả một số ủng hộ viên của đảng Dân chủ cũng cho rằng kết quả của cuộc bầu cử Mỹ là “tanh”
Bà Devine cho biết bỏ phiếu Rasmussen cho thấy thậm chí 30 phần trăm của Biden cử tri nghĩ rằng kết quả bầu cử là “hôi tanh”.
“Gần một nửa người dân Mỹ, cụ thể là 47 phần trăm, không tin tưởng đây là một cuộc bầu cử hợp pháp. 75 phần trăm cử tri đảng Cộng hòa và thậm chí 30 phần trăm cử tri ủng hộ Biden nghĩ rằng đã có những gian lận trầm trọng,” cô nói với Sky News.
Theo ý kiến của Devine, nếu ông Joe Biden đắc cử thì nhiệm kỳ tổng thống của ông ta chẳng qua chỉ là “nhiệm kỳ tổng thống thứ ba của Obama”.
Source:Sky News
3. Vương quốc Hồi giáo Brunei tiếp tục cấm các cử hành lễ Giáng Sinh.
Kitô hữu được phép cử hành lễ Giáng Sinh ở nhà riêng của họ, nhưng một đạo luật được ban hành vào Mùa Giáng Sinh 2016, cấm tất cả những thể hiện bên ngoài bao gồm cả các trang trí tại các địa điểm công cộng cũng như trước tư gia. Những ai vi phạm có thể bị phạt đến năm năm tù.
Những người Hồi giáo nào gửi lời chúc mừng Giáng sinh, sử dụng cây Giáng sinh hay đèn, mặc quần áo ông già Noel, hoặc mừng lễ Giáng sinh cách này cách khác phải đối diện với án tù còn nặng hơn.
Lệnh cấm trên được đưa ra sau các áp lực lên chính quyền của các nhà lãnh đạo Hồi giáo. Họ lo sợ những hình thức tưng bừng của lễ Giáng sinh có thể cám dỗ người Hồi giáo bắt chước các thực hành Kitô giáo.
Dưới chiêu bài phòng chống coronavirus, nhiều cấm đoán mới lại vừa được thêm vào chẳng hạn như việc tập trung tại các tư gia để mừng Chúa Giáng Sinh.
Trong công nghị tấn phong Hồng Y hôm 28 tháng 11, Đức Cha Cornelius Sim, Giám Quản Tông Tòa của Brunei, đã không thể sang Rôma để nhận mũ đỏ từ tay Đức Thánh Cha
Brunei là một quốc gia Đông Nam Á với 416,000 dân trong đó 79% là người Hồi giáo, 9% Kitô Giáo, và 8% Phật giáo. Brunei có ba giáo xứ và 1,900 người Công Giáo. Ngoài Đức Tân Hồng Y Cornelius Sim, chỉ có 3 linh mục khác đang chăm sóc mục vụ cho người Công Giáo tại quốc gia này.
Bên cạnh Brunei, còn có các quốc gia khác cấm ngặt việc cử hành lễ Giáng Sinh là Ả rập Xê-út, Bắc Hàn, Tajikistan, và Somalia.