IV: CHĂM SÓC LINH MỤC: ĐÀO TẠO TRƯỜNG KỲ VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ
(Trích chương IV của Hội luận dành riêng cho toàn thể Giám mục Á Châu về việc Chăm sóc Mục tử, đặc biệt quan tâm đến các Linh mục đang gặp khó khăn (theo Tư liệu FABC số 122)
Đức Tổng Giám Mục Orlando B. Quevedo, O.M.I, Tổng Giám mục Địa phận Cô-ta-ba-tô, Chuyển ngữ: Lm. Xuân Hy Vọng)
Dẫn nhập: Theo khôn ngoan tập quán thông lệ trước kia cho rằng mọi vấn nạn mà các linh mục trải qua có lẽ được giải quyết nhờ vào lời cầu nguyện liên lỉ, xưng tội cách trọn, ăn năn toàn diện và sám hối hết lòng. Một kỳ nghỉ dài nhằm lấy lại sinh lực cũng hữu ích cho việc tránh xa mọi cội rễ của cám dỗ. Thay đổi bài sai đã là biện pháp hỗ trợ thông thường. Bên cạnh đó, giải pháp khác là cho đương sự tham dự vào các khoá học cập nhật về đời sống thiêng liêng, thần học và mục vụ mở rộng. Còn đối với nhiều trường hợp nghiêm trọng, chúng ta cũng đề xuất linh thao nhằm cảm nghiệm sâu sắc về Chúa. Ngoài ra, chúng ta tin chắc rằng tĩnh lặng và cầu nguyện giúp giải quyết những vấn đề nan giải nhất.
Thật ra, chúng ta không thể đánh giá thấp giá trị của kinh nguyện và cách sống khổ hạnh trong việc xử lý những vấn đề nan giải liên quan tới các linh mục. Tuy nhiên, nhờ điểm sáng từ những bài tham luận được nghe trong mấy ngày qua, chúng ta càng hiểu rằng nhiều vấn nạn sẽ không được giải quyết đơn giản bằng “cầu nguyện và ăn chay”. Nhiều nguyên nhân ẩn mình sâu thẳm nơi tính cách, hoàn cảnh giáo dục, và môi trường chi phối. Chúng ta sẽ sai lầm khi chỉ đơn thuần hành động, mà không biết những nguyên nhân sâu xa, phức tạp nơi cách hành xử tội lỗi của các linh mục.
Nay, chúng ta biết rõ hơn bao giờ hết, rằng phải biện phân một cách cẩn trọng toàn bộ quá trình liên quan đến ơn gọi, lưu ý nhiều đến đặc điểm tính cách, gia đình, hoàn cảnh trưởng thành và môi trường sống. Những nhân tố này ảnh hưởng lớn lao đến việc chiêu mộ, chọn lựa các ứng viên cho đời sống linh mục hay tu sĩ, tác động tới công cuộc đào tạo khai tâm cũng như đào tạo trường kỳ. Các nhân tố tương đồng đóng một vai trò như những biện pháp hiệu quả hỗ trợ linh mục đang gặp khó khăn đặc biệt. Linh đạo, Giáo luật, hướng dẫn và tư vấn, tâm lý học và các chuyên ngành xã hội khác, tựu chung lại tất cả chỉ nhằm giúp đỡ chúng ta trong tiến trình biện phân, giáo dưỡng và trợ giúp ơn gọi.
Tôi được yêu cầu lãnh trách nhiệm đưa ra một phần của tiến trình này, cụ thể là chương trình đào tạo trường kỳ cho các linh mục, cũng như những biện pháp hỗ trợ giúp các linh mục, đặc biệt đang trong tình trạng khó khăn. Thiết nghĩ hai vấn đề này khác biệt, nhưng không phải không hề liên quan với nhau.
Nghi vấn tôi đặt ra là: Thể loại đào tạo trường kỳ nào mà các linh mục chúng ta cần? Khi rơi vào tình trạng khủng hoảng, chúng ta có thể đưa ra biện pháp hỗ trợ nào để trợ giúp các linh mục?
Sau đây, tôi sẽ trình bày từ cảm nghiệm của các Giám mục Phi-luật-tân và đơn giản chỉ chia sẻ với cử toạ những gì các ngài đã thực hiện.
Đào tạo Trường kỳ cho Linh mục – Cần một Tôn chỉ
Trong bối cảnh khủng hoảng ơn gọi và rối bời sau Công đồng Va-ti-can II, vấn đề đào tạo trường kỳ trở thành mối bận tâm bất biến. Vô số chương trình được đề cử bắt đầu, cũng như được chú ý nhiều và mong thành hiện thực. Giống như ưu tiên mục vụ của việc xây dựng các Cộng đoàn Giáo hội Cơ bản (BEC), mọi khó khăn thực hiện nó đã xảy ra.
Nói chung, các chương trình đào tạo trường kỳ được những học viện theo thời mang lại, gồm một loạt khoá học, dài như thực đơn giải khát vậy, có lẽ thu hút khẩu vị và đáp ứng sở thích mỗi người. Chúng tôi nhận thấy quá nhiều khoá học như thần học lượng tử, nhạy cảm với giới tính, phương pháp đọc Kinh Thánh theo chủ trương nữ quyền, linh đạo theo bối cảnh, linh đạo sinh thái, phụng vụ bao hàm, vai trò lãnh đạo tham dự, v.v…Các khoá này tự nó có lẽ rất hữu ích.
Nhưng xét về đòi hỏi thật sự, thì điều không có không được hay điều kiện tiên quyết (conditio sine qua non) chính là lí do tại sao và nơi nào mới cần cập nhật bổ sung và đổi mới khoá học. Quả vậy, bối cảnh của việc đào tạo trường kỳ cũng đòi hỏi cấp bách như thế. Đào tạo trường kỳ phải có tầm nhìn/tôn chỉ, mà trong đó mỗi khoá học riêng biệt, ngay cả các quá trình cũng trở nên cần thiết, mang tính thời sự, được mong muốn và hữu dụng cho linh mục nơi mỗi hoàn cảnh cụ thể.
Tuy nhiên, tầm nhìn/tôn chỉ này phụ thuộc nhiều vào nhãn quan của sứ vụ linh mục mà chúng ta cần có. Từ chiều kích này, đương sự nhận ra tầm quan trọng cốt lõi của hội nghị mà cha Vimal Tirimanna, CSsR đã trình bày trong buổi khai mạc Hội thảo: “Căn tính và Tầm nhìn của Sứ vụ Linh mục trong Bối cảnh Á Châu”. Một nhãn quan về chức linh mục Á Châu cần phải xem xét mối quan hệ của nó với các thực tại châu lục này. Tôi phải thêm rằng chúng ta cũng nên nhìn vào căn tính cũng như tôn chỉ của chức linh mục trong những bối cảnh địa phương cụ thể. Tại địa phận của tôi, một vài đặc điểm riêng biệt mà các linh mục đang phải trải qua, đó là vùng Cô-ta-ba-tô (48% Công Giáo và 47% Hồi giáo) nghèo nàn và quê mùa, chắc hẳn khác xa với các linh mục ở thủ đô Ma-ni-la sầm uất, công nghệ hiện đại cao và hầu hết theo Ki-tô giáo.
Tương tự, chúng ta cần có tầm nhìn đào tạo thật cụ thể và xác thực với Á Châu hơn, ngay cả khi khác biệt về địa phương và giáo phận chăng nữa. Lẽ hiển nhiên, nhiều đặc tính căn bản trong đào tạo trường kỳ cho linh mục thì đồng nhất ở Tây cũng như Đông phương, Bắc cũng như Nam. Tuy nhiên, những nét đặc thù cụ thể này có khi lại cần thiết cho việc đào tạo trường kỳ tại Đông Nam, hay tại Thái Lan và In-đô-nê-si-a, hay tại Ma-ni-la và các cộng đoàn Ki-tô giáo-Hồi giáo ở Cô-ta-ba-tô. Đối với tôi, sẽ chẳng có nghĩa gì khi đơn thuần gửi một linh mục đi tham dự khoá học bồi dưỡng về “sứ vụ cho sự thế tục”, trong lúc nhu cầu cấp thiết hơn cho các linh mục đang phục vụ tại các vùng quê đầy truyền thống, tập tục hoặc có thể tham gia vào tiến trình đối thoại và hoà bình liên tôn.
Dựa trên chiều kích mà tầm nhìn của Giáo hội và sứ vụ linh mục, chúng ta có thể liên kết những hoạt động tưởng chừng tách biệt trong đào tạo trường kỳ của linh mục đoàn như: tĩnh tâm hàng tháng, họp bàn thảo về sinh hoạt mục vụ mỗi tháng, tĩnh tâm năm, các hội nghị thần học và mục vụ theo thời điểm cụ thể, thăm viếng linh mục, hội thảo mục vụ, v.v…Tất cả những hoạt động này đều hướng tới tầm nhìn cụ thể về Giáo hội và sứ vụ linh mục – một Giáo hội thánh thiện với các linh mục tốt lành.
Tôn chỉ của Giáo hội và Tầm nhìn của Sứ vụ Linh mục tại Phi-luật-tân
Năm 2005 Rô-ma đã chuẩn nhận Chương trình Cập nhật Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân, mà nó được soạn thảo ròng rã suốt mười năm. Chương trình đổi mới này trình bày chi tiết tầm nhìn của Giáo hội Phi-luật-tân về sứ vụ linh mục với các mục sau:
Bối cảnh mục vụ của Phi-luật-tân;
Tôn chỉ của Giáo hội mà Hội đồng Khoáng đại Phi-luật-tân lần II (PCP-II, 1991) đã nêu chi tiết trong năm 1991;
Những ưu tiên mục vụ mà Hội đồng Tư vấn Mục vụ Quốc gia về Canh tân Giáo hội (NPCCR) đưa ra trong năm 2001.
PCP-II đưa ra viễn cảnh một Giáo hội canh tân đổi mới tại Phi-luật-tân như là:
Cộng đoàn thuộc các Môn đệ của Đức Ki-tô (giữa sự phân rẽ xã hội, cũng như tách biệt giữa đức tin và cuộc sống):
một Giáo hội của Người nghèo (nhìn vào hiện trạng phớt lờ người nghèo ngày càng lan rộng và hố sâu cách biệt kinh khủng giữa giàu và nghèo);
một Giáo hội với Sứ mệnh rao truyền Tin Mừng canh tân trọn vẹn (sứ mệnh cứu độ và giải thoát).
Dựa trên tầm nhìn này, công cuộc hội nhập văn hoá và kết nối với bối cảnh là hai nhân tố căn bản.
Nhờ các điểm sáng từ tình hình mục vụ và tôn chỉ của Giáo hội, mà linh mục như những người đại diện Đức Ki-tô trong bí tích, đồng hình đồng dạng với Người nhờ bí tích Truyền chức Thánh, họ thật sự đứng đầu cộng đoàn, nhưng với vai trò của người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ trung thành. Họ là những người cổ vũ và xây dựng cộng đoàn đức tin. Tâm hồn họ có khó nghèo, liên đới với người nghèo, thực hiện sứ vụ ngôn sứ qua đối thoại với người nghèo trên tinh thần hợp tác với mọi người từ các nền tính ngưỡng khác nhau. Tóm lại, họ kiến tạo cộng đoàn Dân Chúa, ngõ hầu phản chiếu tôn chỉ của Giáo hội tại Phi-luật-tân.
Linh đạo như người lãnh đạo-tôi tớ được bắt nguồn và tập trung nơi Đức Giê-su Ki-tô. Đó là thừa tác vụ, lớn lên trong sự hiệp nhất với Thiên Chúa, thông qua việc trung thành thực thi sứ vụ. Đó là hiệp đoàn, thắt chặt mối dây hiệp thông với các Giám mục, linh mục đoàn, tu sĩ nam nữ và giáo dân. Các linh mục sống linh đạo này trên tinh thần của những lời khấn Phúc âm. Nhằm phục vụ Giáo hội địa phương, linh đạo tư tế cũng đồng thời là linh đạo truyền giáo. Sau cùng, đây chính là linh đạo Thánh Mẫu, mà Mẹ Ma-ri-a có một chỗ đặc biệt trong tâm hồn của các linh mục.
Hướng về tôn chỉ của Giáo hội cũng như của linh mục người Phi-luật-tân, công cuộc đào tạo linh mục trong mọi giai đoạn và mọi lĩnh vực được mô tả trực diện trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis. Chương trình Cập nhật Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân nhấn mạnh đến ba đặc trưng cơ bản của việc đào luyện: bản tính toàn vẹn của công cuộc đào tạo Linh mục, bối cảnh cộng đoàn, và tính tiếp diễn của các giai đoạn đào tạo.
Tất cả những đặc tính trên cùng được thực hiện trong một chương trình đào tạo trường kỳ tại Phi-luật-tân. Đây chẳng phải là một tiến trình nhằm đáp ứng (ad hoc) một số tình trạng nan giải nảy sinh, mà điều này không hơn không kém là một phân mảng căn bản của công cuộc đào tạo linh mục suốt đời, hướng tới sứ vụ hữu hiệu và nên thánh.
Chúng ta cần nhận thức rõ ràng hơn, bởi vì các khía cạnh đào tạo nhân bản cho các linh mục được đề cập nhiều lần sau khi chương trình đào tạo chủng viện, như:
tự trọng và tự hiến;
thái độ đối với thẩm quyền;
đức khiết tịnh trong đời sống độc thân và tính dục;
biết từ bỏ và tập lối sống giản dị;
hướng tới sự trưởng thành;
cảm thức công bình;
lương tâm luân lý.
Vì vậy, vai trò của việc đào tạo trường kỳ rất hệ trọng. Trong bối cảnh phức tạp và tính bận rộn nơi công việc mục vụ đang không ngừng tiếp diễn, thì sự phát triển nhanh chóng của nền văn hoá cũng như khoa học giữa nhiều đổi thay xã hội đối trọng với truyền thống, vai trò dẫn dắt giáo dân của linh mục ngày càng được đòi hỏi, những thách thức xây dựng cộng đoàn, nhu cầu Phúc âm hoá toàn diện, và tính mất cân đối của các kiểu mẫu truyền thống đào tạo trường kỳ (vd: tĩnh tâm, thường huấn, các hội nghị và khoá học cập nhật bổ sung).
Tắt một lời, điều mà ngày nay đang cần không gì khác hơn là một chương trình đào tạo linh mục trường kỳ quy cũ, với cả hệ thống hỗ trợ toàn vẹn (nhân sự nguồn lực, tài chính, v…)
Khái quát Chương trình Đào tạo Linh mục Trường kỳ
Sau đây, tôi xin phép trình bày một nỗ lực mang bản sắc Phi-luật-tân, hướng tới hệ thống hoá chương trình đào tạo trường kỳ.
Vào năm 1993, dựa theo nguồn cảm hứng của Tông huấn Pastores Dabo Vobis, Địa phận Ma-ni-la soạn ra một chương trình tiêu biểu kéo dài năm tuần lễ cho việc đào tạo linh mục trường kỳ, với nhan đề “Chương trình Canh tân Tập trung cho các Linh mục”. Mục tiêu của nó là:
cảm nghiệm được tình huynh đệ thật sự và đầy ý nghĩa giữa các linh mục với nhau;
tham dự quá trình trải nghiệm mục vụ-nhân bản, nhằm hoàn tất đời sống cá nhân và mục vụ thừa tác tốt hơn;
cập nhật các lĩnh vực của đời sống và sứ vụ linh mục trên phương diện thần học, tu đức-mục vụ;
cảm nhận đời sống thiêng liêng thâm sâu qua những cảm nghiệm canh tân trọn vẹn.
Nội dung của chương trình kéo dài năm tuần lễ bao gồm:
Tuần I xây dựng cộng đoàn, giúp tham dự viên ý thức về nhu cầu của cộng đoàn giữa họ với nhau, thông qua việc đào luyện quan hệ nhân bản, gồm: tự khám phá bản thân, kiểm soát áp lực và xung đột, những kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ thuật làm việc nhóm nhằm giải quyết vấn đề.
Tuần II Đào tạo nhân bản, tập trung vào các vấn đề và mối quan tâm liên quan đến con người linh mục, nhờ gương sáng nơi nhân tính của Đức Ki-tô. Những chủ đề bao gồm: phát triển nhân bản, cảm tính, sự thân mật và tính dục.
Tuần III Ki-tô học, nhấn mạnh đến việc trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô, là Đầu và là Mục tử.
Tuần IV Giáo hội học, tập trung vào vai trò lãnh đạo-tôi tớ của linh mục trong Giáo hội, dựa trên nhãn quan của Hội đồng Khoáng đại Phi-luật-tân lần II (PCP-II).
Tuần V Kiện toàn, tổng hợp và hợp nhất toàn bộ tiến trình nhờ cung cấp cho tham dự viên những nguyên lý căn bản về vai trò quản lý và lãnh đạo trong mục vụ. Giai đoạn này bao gồm Tĩnh tâm dài ngày trong thinh lặng và cầu nguyện. Đưa ra kế hoạch và tiến trình trở về với sứ vụ một cách tích cực sẽ là phần đúc kết chương trình.
Theo Tông huấn Pastores Dabo Vobis, Chương trình chọn cách tiếp cận mọi mặt của việc đào tạo linh mục trọn vẹn – nhân bản, tu đức, trí lực và mục vụ.
Linh đạo được nhấn mạnh xuyên suốt cả quá trình qua các nghi thức phụng vụ đầy ý nghĩa và những buổi cầu nguyện. Giờ chầu Thánh Thể hằng ngày là phần thiết yếu của chương trình; ngoài ra, sức khoẻ và thiện ích của tham dự viên cũng được kiểm tra y tế.
Năm 1994, Uỷ ban Giáo sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Phi-luật-tân (CBCPCC) liên kết với Địa phận Ma-ni-la phổ biến thực thi chương trình toàn quốc. Do phân bổ thời lượng tương tác cá nhân tối ưu cũng như muốn có sự kết nối giữa các linh mục với nhau, nên tham dự viện bị hạn chế. Trong mười năm đầu hoạt động, gần 300 linh mục được chọn lọc hầu hết từ các giáo phận tại Phi-luật-tân để tham dự chương trình canh tân tập trung kéo dài năm tuần lễ.
Cuối những năm 1990, nhờ lời mời gọi canh tân của PCP-II và được Hội dòng Tôi tớ Đấng Bầu Cử (nhà mẹ tại Hoa Kỳ, chuyên về mục vụ canh tân cho các linh mục) trợ giúp, mà CBCPCC đưa ra một số khoá học ngắn hạn giúp các linh mục Phi-luật-tân canh tân. Dựa vào hạng tuổi mục vụ, các linh mục được phân chia thành nhiều nhóm: Giáo sĩ Trẻ (1-5 năm), Giáo sĩ Sơ đẳng (6-10 năm), Giáo sĩ Trung niên (11-24 năm), và Giáo sĩ Thâm niên (25 năm trở lên). Nhiều giáo phận đã điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh của mình, ngõ hầu tham dự các khoá học ngắn hạn này.
Chương trình dành cho các Giáo sĩ Trẻ bao gồm chương trình nội trú trong suốt thời kỳ chuyển tiếp từ chủng viện sang mục vụ giáo xứ. Cha Linh hướng sẽ “đồng hành” với họ. Các linh mục trẻ sẽ được hướng dẫn suốt một năm với chủ đề về việc Linh hướng định kỳ. Phần thứ hai của chương trình thì tập trung vào “ Đào luyện Kỹ năng trong Thừa tác mục vụ”
Chương trình dành cho Giáo sĩ Sơ đẳng đề xuất tiến trình gạn lọc các giá trị, vì từ những năm đầu tiên của thừa tác mục vụ là thời kỳ các giá trị dần được hấp thụ và bắt đầu thẩm thấu. Họ phải kiểm chứng những giá trị này dựa trên giá trị Phúc âm và hồng ân của sứ vụ Linh mục. Qua việc chia sẻ nhóm và tư vấn chung sẽ làm sáng tỏ các giá trị và họ là chủ thể kiểm nghiệm cũng như xác minh nếu muốn. Trong quá trình này, cảm thức trách nhiệm và cương vị quản lý lẫn nhau được triển nở.
Một số chủ đề cho việc gạn lọc/phân loại giá trị: sự Hiệp thông Linh mục, Sở hữu Vật chất, tính Thân mật, Sứ mệnh, Đời sống cầu nguyện trong Sứ vụ. Và vị Linh mục đại diện sẽ hỗ trợ điều phối tiến trình này.
Đối với nhóm Giáo sĩ Trung niên, Chương trình Canh tân Tập trung kéo dài năm tuần lễ tại Ma-ni-la đã được trình bày ở trên. Một khoá học canh tân cũng như cập nhật bổ sung được đề ra, mang lại cách tiếp cận toàn vẹn cho nhu cầu của các linh mục.
Riêng nhóm Giáo sĩ Thâm niên được chia thành 2 nhóm theo tuổi đời mục vụ: nhóm 1 (25-33 năm và còn sống), nhóm 2 (36 năm trở lên, mà còn năng nổ hoạt động và vẫn sẵn sàng mục vụ)
Nhóm 1 các thành viên được mời gọi nhìn lại đời sống linh mục, các ân sủng được lãnh nhận, đặc tính của hồng ân linh mục cũng như những món quà tự hiến trong mục vụ, các thử thách đã trải nghiệm, và sứ vụ linh mục tác động đến bản thân họ thế nào. Cũng hướng tới việc chuẩn bị cho giai đoạn mục vụ tiếp theo khi thuộc nhóm giáo sĩ thâm niên: ôm trọn mầu nhiệm Thập giá, nuôi dưỡng đời sống linh mục, thắp lên ngọn lửa cam kết nên người lãnh đạo-tôi tớ, và trở thành người liêm chính trong ánh sáng của niềm vui cũng như ưu tư khi mục vụ.
Cứ cách một năm, khoá học 5 ngày được tổ chức cho giáo sĩ thâm niên, với vô số diễn giả và các cha linh hướng.
Nhóm 2 yêu cầu mọi thành viên xác minh mới mẻ và cảm thức thích đáng dựa trên ánh sáng của ân sủng mà họ cảm nhận trong đời. Các tham dự viên tập trung vào sự tăng trưởng của giáo xứ hoặc giáo phận mà họ đã từng đóng góp. Phần “tính trọn vẹn nơi bậc sống” mà khoá học ngắn hạn sẽ giúp họ thắt chặt những liên hệ lỏng lẻo, cũng như xác định các lĩnh vực cần được chữa lành và củng cố. Chương trình hỗ trợ tham dự viên định hình lại những đặc điểm vẫn còn hữu ích khi đối diện thời kỳ nghỉ hưu. Đây là khoá học 3 ngày rất năng động, chủ yếu chia sẻ và giải bày suy nghĩ cũng như cảm xúc.
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ: Quan tâm đến các Linh mục đang gặp Khó khăn Đặc biệt
Cuối những năm 1990, một chương trình canh tân tập trung lần 2 được giới thiệu dựa trên sự chuyên môn của các Cha dòng Tôi tớ Đấng Bầu Cử, với tên gọi: Chương trình Canh Tân Tập trung Hỗ trợ (Chương trình AIR) hoặc đơn giản là Chương trình Hỗ trợ.
Đối tượng chủ yếu gồm các linh mục, tu sĩ có nhu cầu hoặc gặp nan giải về nhân bản, cảm xúc, đời sống thiêng liêng và ơn gọi, cũng như rơi vào những tình trạng như: chán nản, lo âu, giận dữ, khó khăn trong tính cách và ơn gọi. Ngoài ra, bao gồm kể cả các vận nạn về tâm sinh lý có thể liên quan hoặc không liên quan tới việc lạm dụng cũng như bạo hành biên độ. Đối với những đối tượng dính đến bạo hành biên độ, thì chương trình cung cấp phương thức khôi phục đặc thù theo các tiêu chuẩn chuyên môn được hoàn toàn chấp nhận và tương thích với những giáo huấn Công Giáo chân chính về tính dục cũng như đời sống độc thân.
Chương trình Hỗ trợ có 3 giai đoạn:
Đánh giá: kéo dài 3 ngày, nhờ vào công dụng của mọi đánh giá trên các bình diện phân tâm, y tế, tâm lý và tu đức. Giai đoạn này giúp từng cá nhân đưa ra quyết định có tiếp tục tham gia vào giai đoạn 2 của chương trình hay không.
Lưu trú: chương trình lưu trú tập trung kéo dài 3 tháng, hỗ trợ tham dự viên tìm hiểu hoạt động về các vấn đề bản thân trong khung cảnh của một cộng đoàn tin tưởng, an toàn và quan tâm. Các tham dự viên sẽ trải qua 3 thời kỳ:
nhận thức và chấp nhận bắt đầu xử lý các vấn đề;
khám phá sâu sắc (các) vấn đề;
thực hiện hoặc đưa ra kế hoạch để khôi phục.
Trước khi kết thúc chương trình lưu trú, Giám mục hoặc Bề trên dòng hoặc cha Đại diện sẽ tham gia buổi họp hoạch định. Một đối tác hữu trách được tham dự viên chọn hoặc được Giám mục hay Bề trên dòng chuẩn thuận, cũng được tham dự buổi họp hoạch định.
Cấu thành của Giai đoạn Lưu trú bao gồm:
Tư vấn cá nhân: hai lần/1 tuần, thông thường kéo dài từ 45-60p cho một người;
Tư vấn nhóm: 3 lần/1 tuần, kéo dài từ 2-2,5 giờ/ 1 buổi;
Linh hướng cá nhân: 2 lần/1 tuần, từ 45-60p/1 người;
Linh hướng nhóm: 2 lần/1 tuần, từ 2-2,5 giờ/1 buổi;
Hội nghị, hội thảo và các buổi đọc sách liệu pháp chữa trị;
Linh thao và cử hành Phụng vụ chung;
Lượng giá kết quả kiểm tra y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác.
Những sinh hoạt cộng đoàn và các buổi kết nối.
Đối với những tham dự viên cần quan tâm lâu dài, thì có chương trình Chăm sóc Mở rộng.
Chăm sóc diễn tiến: giai đoạn này gồm thực hiện kế hoạch đã được quyết định ở cuối giai đoạn Lưu trú. Những đề xuất tiêu biểu cho việc chăm sóc diễn tiến: tư vấn cá nhân và/hoặc linh hướng, hỗ trợ của nhóm, thành viên tổ chức chương trình Hỗ trợ thăm viếng sau khi tham dự viên trở lại công việc mục vụ, các hội thảo hoà nhập, tư vấn phân tâm diễn tiến. Những đề xuất khác phụ thuộc vào nhu cầu của cá nhân. Giai đoạn chăm sóc diễn tiến này thông thường kéo dài 2 năm.
Thành công của Chương trình phụ thuộc nhiều vào sự cởi mở và hợp tác của tham dự viên, đặc tính của đời sống cộng đoàn và các nhóm hỗ trợ được thiết lập, đời sống canh tân cầu nguyện của tham dự viên, chất lượng tư vấn, giúp đỡ về mặt phân tâm học, linh hướng, và hình thức chắm sóc diễn tiến được đối tác hữu trách điều phối và hướng dẫn.
Các Chương trình Hỗ trợ
Hai chương trình được hình thành nhằm bổ trợ Đào tạo Trường kỳ Tổng quát và Chương trình Hỗ trợ.
Đầu tiên là chương trình đào luyện tập trung cho hàng loạt nhân sự, mà họ là những người hỗ trợ sơ khởi cho các linh mục đang gặp khó khăn, cũng như đóng vai trò của đối tác hữu trách. Và nay, chúng tôi đào tạo linh mục ở mỗi vùng tại Phi-luật-tân.
Vào năm 1998, Uỷ ban Giáo sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Phi-luật-tân, nhờ các cha dòng Tôi tớ Đấng Bầu Cử trợ giúp, đã tổ chức buổi Hội thảo/Thường huấn Hỗ trợ trong quy mô nhỏ dành riêng cho Giám mục Phi-luật-tân. Chương trình này giúp các ngài làm quen không chỉ về mặt chuyên môn mà còn tích cực hỗ trợ cũng như quan tâm sâu sắc đến vấn đề canh tân đời sống linh mục nói chung và mối tương quan với linh mục đang gặp khó khăn nói riêng.
Những chủ đề được phát triển xuyên suốt trong hội thảo/thường huấn:
Đào sâu tính nhạy cảm đối với Nạn nhân thất bại trong Đời sống Tận hiến Độc thân;
Những Tiểu tiết Khác biệt trong Nỗ lực Sống Đời độc thân Tận hiến;
Trình bày một Hình mẫu sống động đích thật cho Tính dục, Đức Khiết tịnh, và sự Thân mật đối với các Linh mục;
Phát triển Nhân bản như thể Nền tảng cho Đời sống Độc thân Tận hiến;
Phát triển Nhân bản cho Linh mục có Xu hướng Đồng tính;
Nạn nghiện rượu
Tình trạng can thiệp Mục vụ
Án lệ Dân sự và Giáo luật liên quan tới các Linh mục đang gặp khó khăn;
Những Giới hạn trong các Mối tương quan Thừa tác;
Nạn lạm dụng Trẻ em và Ấu dâm
Các Tính cách rối loạn Thần kinh trong các Hội dòng.
Mỗi ngày trong Hội thảo/Thường huấn đều có thời gian suy niệm riêng, chia sẻ và dành một giờ đồng hồ Chầu Thánh Thể.
Kết luận: Trong những năm từ 2000-2002, Giáo hội tại Phi-luật-tân đã bị tan nát do những vụ bê bối tình dục liên can đến nhiều linh mục và một số thành viên ở vị trí lãnh đạo. Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi-luật-tân (CBCP) đã phản ứng nhanh chóng nhằm chặn đứng mọi thiệt hại đến Giáo hội, cũng như đề xuất nhiều giải pháp hữu hiệu để xử lý vấn nạn.
Biện pháp trị liệu dài hạn cũng chính là nỗ lực nhanh chóng cập nhật Chương trình Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân. Bên cạnh đó, giải pháp ngắn hạn được đề ra nhằm biên soạn một nghị định thư về các hành vi tình dục không đứng đắn của linh mục. Đặc biệt, giải pháp này gặp khó khăn khi xem xét mọi yếu tố đặc thù trong văn hoá Phi-luật-tân, cũng như tất cả nỗ lực từ các Hội đồng Giám mục đề xuất nghị định thư tương tự khi phải đối diện với nhiều vụ bê bối không ngừng làm lung lay Giáo hội tại Hoa Kỳ. Cho đến nay, nghị định thư Phi-luật-tân này chưa được hoàn thành, nhưng phần khái quát và các chỉ thị đã được đặt ra tại nhiều Giáo phận.
Phần trình bày toàn bộ này nói đến nỗ lực từ phía các Giám mục ở cấp độ quốc gia, nhằm nêu ra yêu cầu mà Uỷ ban Giáo sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Phi-luật-tân đề xướng. Tuy nhiên, chúng tôi ý thức hơn rằng nhiều Giáo phận tại Phi-luật-tân đang cố gắng hướng tới chương trình đào tạo “vĩnh viễn” hiệu quả và các biện pháp hỗ trợ cho những linh mục khó khăn vẫn được tiếp diễn.
Đồng thời, ở cấp độ CBCP, chúng tôi thành lập Uỷ ban đặc biệt nhằm đào sâu Chương trình Đào tạo Trường kỳ của các Giám mục. Khá hữu ích nếu mỗi năm tổ chức được những hội luận cho Giám mục và tĩnh tâm năm dành cho Giám mục. Từ mọi hoạt động này, chúng tôi học hỏi và bổ trợ cho nhau.
Thư mục tham khảo:
Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi-luật-tân (CBCP), Chương trình Câp Nhật Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân, Uỷ ban Giám mục về các Chủng viện, 2006, tr. 108.
Mọi tài liệu tham khảo khác đều là bản văn được biên soạn hoặc viết tay từ Ban Mục vụ Chương trình Hỗ trợ, mà thời điểm soạn thảo không được ghi chú.
(Trích chương IV của Hội luận dành riêng cho toàn thể Giám mục Á Châu về việc Chăm sóc Mục tử, đặc biệt quan tâm đến các Linh mục đang gặp khó khăn (theo Tư liệu FABC số 122)
Đức Tổng Giám Mục Orlando B. Quevedo, O.M.I, Tổng Giám mục Địa phận Cô-ta-ba-tô, Chuyển ngữ: Lm. Xuân Hy Vọng)
Dẫn nhập: Theo khôn ngoan tập quán thông lệ trước kia cho rằng mọi vấn nạn mà các linh mục trải qua có lẽ được giải quyết nhờ vào lời cầu nguyện liên lỉ, xưng tội cách trọn, ăn năn toàn diện và sám hối hết lòng. Một kỳ nghỉ dài nhằm lấy lại sinh lực cũng hữu ích cho việc tránh xa mọi cội rễ của cám dỗ. Thay đổi bài sai đã là biện pháp hỗ trợ thông thường. Bên cạnh đó, giải pháp khác là cho đương sự tham dự vào các khoá học cập nhật về đời sống thiêng liêng, thần học và mục vụ mở rộng. Còn đối với nhiều trường hợp nghiêm trọng, chúng ta cũng đề xuất linh thao nhằm cảm nghiệm sâu sắc về Chúa. Ngoài ra, chúng ta tin chắc rằng tĩnh lặng và cầu nguyện giúp giải quyết những vấn đề nan giải nhất.
Thật ra, chúng ta không thể đánh giá thấp giá trị của kinh nguyện và cách sống khổ hạnh trong việc xử lý những vấn đề nan giải liên quan tới các linh mục. Tuy nhiên, nhờ điểm sáng từ những bài tham luận được nghe trong mấy ngày qua, chúng ta càng hiểu rằng nhiều vấn nạn sẽ không được giải quyết đơn giản bằng “cầu nguyện và ăn chay”. Nhiều nguyên nhân ẩn mình sâu thẳm nơi tính cách, hoàn cảnh giáo dục, và môi trường chi phối. Chúng ta sẽ sai lầm khi chỉ đơn thuần hành động, mà không biết những nguyên nhân sâu xa, phức tạp nơi cách hành xử tội lỗi của các linh mục.
Nay, chúng ta biết rõ hơn bao giờ hết, rằng phải biện phân một cách cẩn trọng toàn bộ quá trình liên quan đến ơn gọi, lưu ý nhiều đến đặc điểm tính cách, gia đình, hoàn cảnh trưởng thành và môi trường sống. Những nhân tố này ảnh hưởng lớn lao đến việc chiêu mộ, chọn lựa các ứng viên cho đời sống linh mục hay tu sĩ, tác động tới công cuộc đào tạo khai tâm cũng như đào tạo trường kỳ. Các nhân tố tương đồng đóng một vai trò như những biện pháp hiệu quả hỗ trợ linh mục đang gặp khó khăn đặc biệt. Linh đạo, Giáo luật, hướng dẫn và tư vấn, tâm lý học và các chuyên ngành xã hội khác, tựu chung lại tất cả chỉ nhằm giúp đỡ chúng ta trong tiến trình biện phân, giáo dưỡng và trợ giúp ơn gọi.
Tôi được yêu cầu lãnh trách nhiệm đưa ra một phần của tiến trình này, cụ thể là chương trình đào tạo trường kỳ cho các linh mục, cũng như những biện pháp hỗ trợ giúp các linh mục, đặc biệt đang trong tình trạng khó khăn. Thiết nghĩ hai vấn đề này khác biệt, nhưng không phải không hề liên quan với nhau.
Nghi vấn tôi đặt ra là: Thể loại đào tạo trường kỳ nào mà các linh mục chúng ta cần? Khi rơi vào tình trạng khủng hoảng, chúng ta có thể đưa ra biện pháp hỗ trợ nào để trợ giúp các linh mục?
Sau đây, tôi sẽ trình bày từ cảm nghiệm của các Giám mục Phi-luật-tân và đơn giản chỉ chia sẻ với cử toạ những gì các ngài đã thực hiện.
Đào tạo Trường kỳ cho Linh mục – Cần một Tôn chỉ
Trong bối cảnh khủng hoảng ơn gọi và rối bời sau Công đồng Va-ti-can II, vấn đề đào tạo trường kỳ trở thành mối bận tâm bất biến. Vô số chương trình được đề cử bắt đầu, cũng như được chú ý nhiều và mong thành hiện thực. Giống như ưu tiên mục vụ của việc xây dựng các Cộng đoàn Giáo hội Cơ bản (BEC), mọi khó khăn thực hiện nó đã xảy ra.
Nói chung, các chương trình đào tạo trường kỳ được những học viện theo thời mang lại, gồm một loạt khoá học, dài như thực đơn giải khát vậy, có lẽ thu hút khẩu vị và đáp ứng sở thích mỗi người. Chúng tôi nhận thấy quá nhiều khoá học như thần học lượng tử, nhạy cảm với giới tính, phương pháp đọc Kinh Thánh theo chủ trương nữ quyền, linh đạo theo bối cảnh, linh đạo sinh thái, phụng vụ bao hàm, vai trò lãnh đạo tham dự, v.v…Các khoá này tự nó có lẽ rất hữu ích.
Nhưng xét về đòi hỏi thật sự, thì điều không có không được hay điều kiện tiên quyết (conditio sine qua non) chính là lí do tại sao và nơi nào mới cần cập nhật bổ sung và đổi mới khoá học. Quả vậy, bối cảnh của việc đào tạo trường kỳ cũng đòi hỏi cấp bách như thế. Đào tạo trường kỳ phải có tầm nhìn/tôn chỉ, mà trong đó mỗi khoá học riêng biệt, ngay cả các quá trình cũng trở nên cần thiết, mang tính thời sự, được mong muốn và hữu dụng cho linh mục nơi mỗi hoàn cảnh cụ thể.
Tuy nhiên, tầm nhìn/tôn chỉ này phụ thuộc nhiều vào nhãn quan của sứ vụ linh mục mà chúng ta cần có. Từ chiều kích này, đương sự nhận ra tầm quan trọng cốt lõi của hội nghị mà cha Vimal Tirimanna, CSsR đã trình bày trong buổi khai mạc Hội thảo: “Căn tính và Tầm nhìn của Sứ vụ Linh mục trong Bối cảnh Á Châu”. Một nhãn quan về chức linh mục Á Châu cần phải xem xét mối quan hệ của nó với các thực tại châu lục này. Tôi phải thêm rằng chúng ta cũng nên nhìn vào căn tính cũng như tôn chỉ của chức linh mục trong những bối cảnh địa phương cụ thể. Tại địa phận của tôi, một vài đặc điểm riêng biệt mà các linh mục đang phải trải qua, đó là vùng Cô-ta-ba-tô (48% Công Giáo và 47% Hồi giáo) nghèo nàn và quê mùa, chắc hẳn khác xa với các linh mục ở thủ đô Ma-ni-la sầm uất, công nghệ hiện đại cao và hầu hết theo Ki-tô giáo.
Tương tự, chúng ta cần có tầm nhìn đào tạo thật cụ thể và xác thực với Á Châu hơn, ngay cả khi khác biệt về địa phương và giáo phận chăng nữa. Lẽ hiển nhiên, nhiều đặc tính căn bản trong đào tạo trường kỳ cho linh mục thì đồng nhất ở Tây cũng như Đông phương, Bắc cũng như Nam. Tuy nhiên, những nét đặc thù cụ thể này có khi lại cần thiết cho việc đào tạo trường kỳ tại Đông Nam, hay tại Thái Lan và In-đô-nê-si-a, hay tại Ma-ni-la và các cộng đoàn Ki-tô giáo-Hồi giáo ở Cô-ta-ba-tô. Đối với tôi, sẽ chẳng có nghĩa gì khi đơn thuần gửi một linh mục đi tham dự khoá học bồi dưỡng về “sứ vụ cho sự thế tục”, trong lúc nhu cầu cấp thiết hơn cho các linh mục đang phục vụ tại các vùng quê đầy truyền thống, tập tục hoặc có thể tham gia vào tiến trình đối thoại và hoà bình liên tôn.
Dựa trên chiều kích mà tầm nhìn của Giáo hội và sứ vụ linh mục, chúng ta có thể liên kết những hoạt động tưởng chừng tách biệt trong đào tạo trường kỳ của linh mục đoàn như: tĩnh tâm hàng tháng, họp bàn thảo về sinh hoạt mục vụ mỗi tháng, tĩnh tâm năm, các hội nghị thần học và mục vụ theo thời điểm cụ thể, thăm viếng linh mục, hội thảo mục vụ, v.v…Tất cả những hoạt động này đều hướng tới tầm nhìn cụ thể về Giáo hội và sứ vụ linh mục – một Giáo hội thánh thiện với các linh mục tốt lành.
Tôn chỉ của Giáo hội và Tầm nhìn của Sứ vụ Linh mục tại Phi-luật-tân
Năm 2005 Rô-ma đã chuẩn nhận Chương trình Cập nhật Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân, mà nó được soạn thảo ròng rã suốt mười năm. Chương trình đổi mới này trình bày chi tiết tầm nhìn của Giáo hội Phi-luật-tân về sứ vụ linh mục với các mục sau:
Bối cảnh mục vụ của Phi-luật-tân;
Tôn chỉ của Giáo hội mà Hội đồng Khoáng đại Phi-luật-tân lần II (PCP-II, 1991) đã nêu chi tiết trong năm 1991;
Những ưu tiên mục vụ mà Hội đồng Tư vấn Mục vụ Quốc gia về Canh tân Giáo hội (NPCCR) đưa ra trong năm 2001.
PCP-II đưa ra viễn cảnh một Giáo hội canh tân đổi mới tại Phi-luật-tân như là:
Cộng đoàn thuộc các Môn đệ của Đức Ki-tô (giữa sự phân rẽ xã hội, cũng như tách biệt giữa đức tin và cuộc sống):
một Giáo hội của Người nghèo (nhìn vào hiện trạng phớt lờ người nghèo ngày càng lan rộng và hố sâu cách biệt kinh khủng giữa giàu và nghèo);
một Giáo hội với Sứ mệnh rao truyền Tin Mừng canh tân trọn vẹn (sứ mệnh cứu độ và giải thoát).
Dựa trên tầm nhìn này, công cuộc hội nhập văn hoá và kết nối với bối cảnh là hai nhân tố căn bản.
Nhờ các điểm sáng từ tình hình mục vụ và tôn chỉ của Giáo hội, mà linh mục như những người đại diện Đức Ki-tô trong bí tích, đồng hình đồng dạng với Người nhờ bí tích Truyền chức Thánh, họ thật sự đứng đầu cộng đoàn, nhưng với vai trò của người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ trung thành. Họ là những người cổ vũ và xây dựng cộng đoàn đức tin. Tâm hồn họ có khó nghèo, liên đới với người nghèo, thực hiện sứ vụ ngôn sứ qua đối thoại với người nghèo trên tinh thần hợp tác với mọi người từ các nền tính ngưỡng khác nhau. Tóm lại, họ kiến tạo cộng đoàn Dân Chúa, ngõ hầu phản chiếu tôn chỉ của Giáo hội tại Phi-luật-tân.
Linh đạo như người lãnh đạo-tôi tớ được bắt nguồn và tập trung nơi Đức Giê-su Ki-tô. Đó là thừa tác vụ, lớn lên trong sự hiệp nhất với Thiên Chúa, thông qua việc trung thành thực thi sứ vụ. Đó là hiệp đoàn, thắt chặt mối dây hiệp thông với các Giám mục, linh mục đoàn, tu sĩ nam nữ và giáo dân. Các linh mục sống linh đạo này trên tinh thần của những lời khấn Phúc âm. Nhằm phục vụ Giáo hội địa phương, linh đạo tư tế cũng đồng thời là linh đạo truyền giáo. Sau cùng, đây chính là linh đạo Thánh Mẫu, mà Mẹ Ma-ri-a có một chỗ đặc biệt trong tâm hồn của các linh mục.
Hướng về tôn chỉ của Giáo hội cũng như của linh mục người Phi-luật-tân, công cuộc đào tạo linh mục trong mọi giai đoạn và mọi lĩnh vực được mô tả trực diện trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis. Chương trình Cập nhật Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân nhấn mạnh đến ba đặc trưng cơ bản của việc đào luyện: bản tính toàn vẹn của công cuộc đào tạo Linh mục, bối cảnh cộng đoàn, và tính tiếp diễn của các giai đoạn đào tạo.
Tất cả những đặc tính trên cùng được thực hiện trong một chương trình đào tạo trường kỳ tại Phi-luật-tân. Đây chẳng phải là một tiến trình nhằm đáp ứng (ad hoc) một số tình trạng nan giải nảy sinh, mà điều này không hơn không kém là một phân mảng căn bản của công cuộc đào tạo linh mục suốt đời, hướng tới sứ vụ hữu hiệu và nên thánh.
Chúng ta cần nhận thức rõ ràng hơn, bởi vì các khía cạnh đào tạo nhân bản cho các linh mục được đề cập nhiều lần sau khi chương trình đào tạo chủng viện, như:
tự trọng và tự hiến;
thái độ đối với thẩm quyền;
đức khiết tịnh trong đời sống độc thân và tính dục;
biết từ bỏ và tập lối sống giản dị;
hướng tới sự trưởng thành;
cảm thức công bình;
lương tâm luân lý.
Vì vậy, vai trò của việc đào tạo trường kỳ rất hệ trọng. Trong bối cảnh phức tạp và tính bận rộn nơi công việc mục vụ đang không ngừng tiếp diễn, thì sự phát triển nhanh chóng của nền văn hoá cũng như khoa học giữa nhiều đổi thay xã hội đối trọng với truyền thống, vai trò dẫn dắt giáo dân của linh mục ngày càng được đòi hỏi, những thách thức xây dựng cộng đoàn, nhu cầu Phúc âm hoá toàn diện, và tính mất cân đối của các kiểu mẫu truyền thống đào tạo trường kỳ (vd: tĩnh tâm, thường huấn, các hội nghị và khoá học cập nhật bổ sung).
Tắt một lời, điều mà ngày nay đang cần không gì khác hơn là một chương trình đào tạo linh mục trường kỳ quy cũ, với cả hệ thống hỗ trợ toàn vẹn (nhân sự nguồn lực, tài chính, v…)
Khái quát Chương trình Đào tạo Linh mục Trường kỳ
Sau đây, tôi xin phép trình bày một nỗ lực mang bản sắc Phi-luật-tân, hướng tới hệ thống hoá chương trình đào tạo trường kỳ.
Vào năm 1993, dựa theo nguồn cảm hứng của Tông huấn Pastores Dabo Vobis, Địa phận Ma-ni-la soạn ra một chương trình tiêu biểu kéo dài năm tuần lễ cho việc đào tạo linh mục trường kỳ, với nhan đề “Chương trình Canh tân Tập trung cho các Linh mục”. Mục tiêu của nó là:
cảm nghiệm được tình huynh đệ thật sự và đầy ý nghĩa giữa các linh mục với nhau;
tham dự quá trình trải nghiệm mục vụ-nhân bản, nhằm hoàn tất đời sống cá nhân và mục vụ thừa tác tốt hơn;
cập nhật các lĩnh vực của đời sống và sứ vụ linh mục trên phương diện thần học, tu đức-mục vụ;
cảm nhận đời sống thiêng liêng thâm sâu qua những cảm nghiệm canh tân trọn vẹn.
Nội dung của chương trình kéo dài năm tuần lễ bao gồm:
Tuần I xây dựng cộng đoàn, giúp tham dự viên ý thức về nhu cầu của cộng đoàn giữa họ với nhau, thông qua việc đào luyện quan hệ nhân bản, gồm: tự khám phá bản thân, kiểm soát áp lực và xung đột, những kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ thuật làm việc nhóm nhằm giải quyết vấn đề.
Tuần II Đào tạo nhân bản, tập trung vào các vấn đề và mối quan tâm liên quan đến con người linh mục, nhờ gương sáng nơi nhân tính của Đức Ki-tô. Những chủ đề bao gồm: phát triển nhân bản, cảm tính, sự thân mật và tính dục.
Tuần III Ki-tô học, nhấn mạnh đến việc trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô, là Đầu và là Mục tử.
Tuần IV Giáo hội học, tập trung vào vai trò lãnh đạo-tôi tớ của linh mục trong Giáo hội, dựa trên nhãn quan của Hội đồng Khoáng đại Phi-luật-tân lần II (PCP-II).
Tuần V Kiện toàn, tổng hợp và hợp nhất toàn bộ tiến trình nhờ cung cấp cho tham dự viên những nguyên lý căn bản về vai trò quản lý và lãnh đạo trong mục vụ. Giai đoạn này bao gồm Tĩnh tâm dài ngày trong thinh lặng và cầu nguyện. Đưa ra kế hoạch và tiến trình trở về với sứ vụ một cách tích cực sẽ là phần đúc kết chương trình.
Theo Tông huấn Pastores Dabo Vobis, Chương trình chọn cách tiếp cận mọi mặt của việc đào tạo linh mục trọn vẹn – nhân bản, tu đức, trí lực và mục vụ.
Linh đạo được nhấn mạnh xuyên suốt cả quá trình qua các nghi thức phụng vụ đầy ý nghĩa và những buổi cầu nguyện. Giờ chầu Thánh Thể hằng ngày là phần thiết yếu của chương trình; ngoài ra, sức khoẻ và thiện ích của tham dự viên cũng được kiểm tra y tế.
Năm 1994, Uỷ ban Giáo sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Phi-luật-tân (CBCPCC) liên kết với Địa phận Ma-ni-la phổ biến thực thi chương trình toàn quốc. Do phân bổ thời lượng tương tác cá nhân tối ưu cũng như muốn có sự kết nối giữa các linh mục với nhau, nên tham dự viện bị hạn chế. Trong mười năm đầu hoạt động, gần 300 linh mục được chọn lọc hầu hết từ các giáo phận tại Phi-luật-tân để tham dự chương trình canh tân tập trung kéo dài năm tuần lễ.
Cuối những năm 1990, nhờ lời mời gọi canh tân của PCP-II và được Hội dòng Tôi tớ Đấng Bầu Cử (nhà mẹ tại Hoa Kỳ, chuyên về mục vụ canh tân cho các linh mục) trợ giúp, mà CBCPCC đưa ra một số khoá học ngắn hạn giúp các linh mục Phi-luật-tân canh tân. Dựa vào hạng tuổi mục vụ, các linh mục được phân chia thành nhiều nhóm: Giáo sĩ Trẻ (1-5 năm), Giáo sĩ Sơ đẳng (6-10 năm), Giáo sĩ Trung niên (11-24 năm), và Giáo sĩ Thâm niên (25 năm trở lên). Nhiều giáo phận đã điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh của mình, ngõ hầu tham dự các khoá học ngắn hạn này.
Chương trình dành cho các Giáo sĩ Trẻ bao gồm chương trình nội trú trong suốt thời kỳ chuyển tiếp từ chủng viện sang mục vụ giáo xứ. Cha Linh hướng sẽ “đồng hành” với họ. Các linh mục trẻ sẽ được hướng dẫn suốt một năm với chủ đề về việc Linh hướng định kỳ. Phần thứ hai của chương trình thì tập trung vào “ Đào luyện Kỹ năng trong Thừa tác mục vụ”
Chương trình dành cho Giáo sĩ Sơ đẳng đề xuất tiến trình gạn lọc các giá trị, vì từ những năm đầu tiên của thừa tác mục vụ là thời kỳ các giá trị dần được hấp thụ và bắt đầu thẩm thấu. Họ phải kiểm chứng những giá trị này dựa trên giá trị Phúc âm và hồng ân của sứ vụ Linh mục. Qua việc chia sẻ nhóm và tư vấn chung sẽ làm sáng tỏ các giá trị và họ là chủ thể kiểm nghiệm cũng như xác minh nếu muốn. Trong quá trình này, cảm thức trách nhiệm và cương vị quản lý lẫn nhau được triển nở.
Một số chủ đề cho việc gạn lọc/phân loại giá trị: sự Hiệp thông Linh mục, Sở hữu Vật chất, tính Thân mật, Sứ mệnh, Đời sống cầu nguyện trong Sứ vụ. Và vị Linh mục đại diện sẽ hỗ trợ điều phối tiến trình này.
Đối với nhóm Giáo sĩ Trung niên, Chương trình Canh tân Tập trung kéo dài năm tuần lễ tại Ma-ni-la đã được trình bày ở trên. Một khoá học canh tân cũng như cập nhật bổ sung được đề ra, mang lại cách tiếp cận toàn vẹn cho nhu cầu của các linh mục.
Riêng nhóm Giáo sĩ Thâm niên được chia thành 2 nhóm theo tuổi đời mục vụ: nhóm 1 (25-33 năm và còn sống), nhóm 2 (36 năm trở lên, mà còn năng nổ hoạt động và vẫn sẵn sàng mục vụ)
Nhóm 1 các thành viên được mời gọi nhìn lại đời sống linh mục, các ân sủng được lãnh nhận, đặc tính của hồng ân linh mục cũng như những món quà tự hiến trong mục vụ, các thử thách đã trải nghiệm, và sứ vụ linh mục tác động đến bản thân họ thế nào. Cũng hướng tới việc chuẩn bị cho giai đoạn mục vụ tiếp theo khi thuộc nhóm giáo sĩ thâm niên: ôm trọn mầu nhiệm Thập giá, nuôi dưỡng đời sống linh mục, thắp lên ngọn lửa cam kết nên người lãnh đạo-tôi tớ, và trở thành người liêm chính trong ánh sáng của niềm vui cũng như ưu tư khi mục vụ.
Cứ cách một năm, khoá học 5 ngày được tổ chức cho giáo sĩ thâm niên, với vô số diễn giả và các cha linh hướng.
Nhóm 2 yêu cầu mọi thành viên xác minh mới mẻ và cảm thức thích đáng dựa trên ánh sáng của ân sủng mà họ cảm nhận trong đời. Các tham dự viên tập trung vào sự tăng trưởng của giáo xứ hoặc giáo phận mà họ đã từng đóng góp. Phần “tính trọn vẹn nơi bậc sống” mà khoá học ngắn hạn sẽ giúp họ thắt chặt những liên hệ lỏng lẻo, cũng như xác định các lĩnh vực cần được chữa lành và củng cố. Chương trình hỗ trợ tham dự viên định hình lại những đặc điểm vẫn còn hữu ích khi đối diện thời kỳ nghỉ hưu. Đây là khoá học 3 ngày rất năng động, chủ yếu chia sẻ và giải bày suy nghĩ cũng như cảm xúc.
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ: Quan tâm đến các Linh mục đang gặp Khó khăn Đặc biệt
Cuối những năm 1990, một chương trình canh tân tập trung lần 2 được giới thiệu dựa trên sự chuyên môn của các Cha dòng Tôi tớ Đấng Bầu Cử, với tên gọi: Chương trình Canh Tân Tập trung Hỗ trợ (Chương trình AIR) hoặc đơn giản là Chương trình Hỗ trợ.
Đối tượng chủ yếu gồm các linh mục, tu sĩ có nhu cầu hoặc gặp nan giải về nhân bản, cảm xúc, đời sống thiêng liêng và ơn gọi, cũng như rơi vào những tình trạng như: chán nản, lo âu, giận dữ, khó khăn trong tính cách và ơn gọi. Ngoài ra, bao gồm kể cả các vận nạn về tâm sinh lý có thể liên quan hoặc không liên quan tới việc lạm dụng cũng như bạo hành biên độ. Đối với những đối tượng dính đến bạo hành biên độ, thì chương trình cung cấp phương thức khôi phục đặc thù theo các tiêu chuẩn chuyên môn được hoàn toàn chấp nhận và tương thích với những giáo huấn Công Giáo chân chính về tính dục cũng như đời sống độc thân.
Chương trình Hỗ trợ có 3 giai đoạn:
Đánh giá: kéo dài 3 ngày, nhờ vào công dụng của mọi đánh giá trên các bình diện phân tâm, y tế, tâm lý và tu đức. Giai đoạn này giúp từng cá nhân đưa ra quyết định có tiếp tục tham gia vào giai đoạn 2 của chương trình hay không.
Lưu trú: chương trình lưu trú tập trung kéo dài 3 tháng, hỗ trợ tham dự viên tìm hiểu hoạt động về các vấn đề bản thân trong khung cảnh của một cộng đoàn tin tưởng, an toàn và quan tâm. Các tham dự viên sẽ trải qua 3 thời kỳ:
nhận thức và chấp nhận bắt đầu xử lý các vấn đề;
khám phá sâu sắc (các) vấn đề;
thực hiện hoặc đưa ra kế hoạch để khôi phục.
Trước khi kết thúc chương trình lưu trú, Giám mục hoặc Bề trên dòng hoặc cha Đại diện sẽ tham gia buổi họp hoạch định. Một đối tác hữu trách được tham dự viên chọn hoặc được Giám mục hay Bề trên dòng chuẩn thuận, cũng được tham dự buổi họp hoạch định.
Cấu thành của Giai đoạn Lưu trú bao gồm:
Tư vấn cá nhân: hai lần/1 tuần, thông thường kéo dài từ 45-60p cho một người;
Tư vấn nhóm: 3 lần/1 tuần, kéo dài từ 2-2,5 giờ/ 1 buổi;
Linh hướng cá nhân: 2 lần/1 tuần, từ 45-60p/1 người;
Linh hướng nhóm: 2 lần/1 tuần, từ 2-2,5 giờ/1 buổi;
Hội nghị, hội thảo và các buổi đọc sách liệu pháp chữa trị;
Linh thao và cử hành Phụng vụ chung;
Lượng giá kết quả kiểm tra y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác.
Những sinh hoạt cộng đoàn và các buổi kết nối.
Đối với những tham dự viên cần quan tâm lâu dài, thì có chương trình Chăm sóc Mở rộng.
Chăm sóc diễn tiến: giai đoạn này gồm thực hiện kế hoạch đã được quyết định ở cuối giai đoạn Lưu trú. Những đề xuất tiêu biểu cho việc chăm sóc diễn tiến: tư vấn cá nhân và/hoặc linh hướng, hỗ trợ của nhóm, thành viên tổ chức chương trình Hỗ trợ thăm viếng sau khi tham dự viên trở lại công việc mục vụ, các hội thảo hoà nhập, tư vấn phân tâm diễn tiến. Những đề xuất khác phụ thuộc vào nhu cầu của cá nhân. Giai đoạn chăm sóc diễn tiến này thông thường kéo dài 2 năm.
Thành công của Chương trình phụ thuộc nhiều vào sự cởi mở và hợp tác của tham dự viên, đặc tính của đời sống cộng đoàn và các nhóm hỗ trợ được thiết lập, đời sống canh tân cầu nguyện của tham dự viên, chất lượng tư vấn, giúp đỡ về mặt phân tâm học, linh hướng, và hình thức chắm sóc diễn tiến được đối tác hữu trách điều phối và hướng dẫn.
Các Chương trình Hỗ trợ
Hai chương trình được hình thành nhằm bổ trợ Đào tạo Trường kỳ Tổng quát và Chương trình Hỗ trợ.
Đầu tiên là chương trình đào luyện tập trung cho hàng loạt nhân sự, mà họ là những người hỗ trợ sơ khởi cho các linh mục đang gặp khó khăn, cũng như đóng vai trò của đối tác hữu trách. Và nay, chúng tôi đào tạo linh mục ở mỗi vùng tại Phi-luật-tân.
Vào năm 1998, Uỷ ban Giáo sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Phi-luật-tân, nhờ các cha dòng Tôi tớ Đấng Bầu Cử trợ giúp, đã tổ chức buổi Hội thảo/Thường huấn Hỗ trợ trong quy mô nhỏ dành riêng cho Giám mục Phi-luật-tân. Chương trình này giúp các ngài làm quen không chỉ về mặt chuyên môn mà còn tích cực hỗ trợ cũng như quan tâm sâu sắc đến vấn đề canh tân đời sống linh mục nói chung và mối tương quan với linh mục đang gặp khó khăn nói riêng.
Những chủ đề được phát triển xuyên suốt trong hội thảo/thường huấn:
Đào sâu tính nhạy cảm đối với Nạn nhân thất bại trong Đời sống Tận hiến Độc thân;
Những Tiểu tiết Khác biệt trong Nỗ lực Sống Đời độc thân Tận hiến;
Trình bày một Hình mẫu sống động đích thật cho Tính dục, Đức Khiết tịnh, và sự Thân mật đối với các Linh mục;
Phát triển Nhân bản như thể Nền tảng cho Đời sống Độc thân Tận hiến;
Phát triển Nhân bản cho Linh mục có Xu hướng Đồng tính;
Nạn nghiện rượu
Tình trạng can thiệp Mục vụ
Án lệ Dân sự và Giáo luật liên quan tới các Linh mục đang gặp khó khăn;
Những Giới hạn trong các Mối tương quan Thừa tác;
Nạn lạm dụng Trẻ em và Ấu dâm
Các Tính cách rối loạn Thần kinh trong các Hội dòng.
Mỗi ngày trong Hội thảo/Thường huấn đều có thời gian suy niệm riêng, chia sẻ và dành một giờ đồng hồ Chầu Thánh Thể.
Kết luận: Trong những năm từ 2000-2002, Giáo hội tại Phi-luật-tân đã bị tan nát do những vụ bê bối tình dục liên can đến nhiều linh mục và một số thành viên ở vị trí lãnh đạo. Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi-luật-tân (CBCP) đã phản ứng nhanh chóng nhằm chặn đứng mọi thiệt hại đến Giáo hội, cũng như đề xuất nhiều giải pháp hữu hiệu để xử lý vấn nạn.
Biện pháp trị liệu dài hạn cũng chính là nỗ lực nhanh chóng cập nhật Chương trình Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân. Bên cạnh đó, giải pháp ngắn hạn được đề ra nhằm biên soạn một nghị định thư về các hành vi tình dục không đứng đắn của linh mục. Đặc biệt, giải pháp này gặp khó khăn khi xem xét mọi yếu tố đặc thù trong văn hoá Phi-luật-tân, cũng như tất cả nỗ lực từ các Hội đồng Giám mục đề xuất nghị định thư tương tự khi phải đối diện với nhiều vụ bê bối không ngừng làm lung lay Giáo hội tại Hoa Kỳ. Cho đến nay, nghị định thư Phi-luật-tân này chưa được hoàn thành, nhưng phần khái quát và các chỉ thị đã được đặt ra tại nhiều Giáo phận.
Phần trình bày toàn bộ này nói đến nỗ lực từ phía các Giám mục ở cấp độ quốc gia, nhằm nêu ra yêu cầu mà Uỷ ban Giáo sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Phi-luật-tân đề xướng. Tuy nhiên, chúng tôi ý thức hơn rằng nhiều Giáo phận tại Phi-luật-tân đang cố gắng hướng tới chương trình đào tạo “vĩnh viễn” hiệu quả và các biện pháp hỗ trợ cho những linh mục khó khăn vẫn được tiếp diễn.
Đồng thời, ở cấp độ CBCP, chúng tôi thành lập Uỷ ban đặc biệt nhằm đào sâu Chương trình Đào tạo Trường kỳ của các Giám mục. Khá hữu ích nếu mỗi năm tổ chức được những hội luận cho Giám mục và tĩnh tâm năm dành cho Giám mục. Từ mọi hoạt động này, chúng tôi học hỏi và bổ trợ cho nhau.
Thư mục tham khảo:
Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi-luật-tân (CBCP), Chương trình Câp Nhật Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân, Uỷ ban Giám mục về các Chủng viện, 2006, tr. 108.
Mọi tài liệu tham khảo khác đều là bản văn được biên soạn hoặc viết tay từ Ban Mục vụ Chương trình Hỗ trợ, mà thời điểm soạn thảo không được ghi chú.