Đức Hồng Y Parolin cho hay: “Thỏa thuận Tòa thánh / Trung Quốc, tất cả đều suôn sẻ”
Thỏa thuận giữa Tòa thánh và Trung Quốc và tình hình ở Syria là một trong những chủ đề được Quốc vụ khanh Tòa Thánh đề cập đến trong buổi lễ trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho Đức Thương phụ Bartholomew I, hôm thứ Hai (19/10/2020) tại Đại học Giáo hoàng ở Rome.
(Tin Vatican - Amedeo Lomonaco)
Liên hệ liên tục giữa Tòa Thánh và Trung quốc
Đức Hồng Y Parolin khẳng định nội dung thỏa thuận giữa Trung Quốc và Tòa thánh vẫn còn trong vòng bí mật. Nhưng đó là một "bí mật tương đối", vì "nhiều nội dung đã được biết đến" như quyết định gia hạn Thỏa thuận đã được đưa ra trong những ngày qua.
Vì đại dịch Covid-19 có nhiều phức tạp giới hạn của việc đi lại, tuy nhiên đôi bên vẫn tiếp tục thảo luận cùng nhau.
Đức Hồng Y cho hay ngài hài lòng về kết quả của những thỏa thuận: "Có thể nói chúng tôi rất hài lòng. Chúng tôi hy vọng sẽ có những cải tiến liên quan đến hoạt động của các điều khoản của Thỏa thuận."
Tất nhiên, ĐHY cho biết thêm, cũng có nhiều vấn đề mà thỏa thuận không bao giờ có ý định giải quyết.
Trên thực tế, ĐHY Parolin nhấn mạnh, "Chúng tôi không nghĩ rằng Thỏa thuận có thể giải quyết tất cả các vấn đề ở Trung Quốc".
Ngài nói: “Có những quy định được áp đặt và liên quan đến các tôn giáo, và chắc chắn cũng liên quan đến Giáo Hội Công Giáo.
Thỏa thuận liên quan đến tình hình của Giáo hội
Đối với câu hỏi liên quan đến việc liệu Thỏa thuận có “dự đoán một tương lai tái lập quan hệ ngoại giao hay không”, Ngoại trưởng Vatican nói rằng “hiện tại không có cuộc nói chuyện nào liên quan ngoại giao. Chúng tôi đang tập trung vào Giáo hội.”
Ngài nhắc lại Hiệp định chưa giải quyết được tất cả các vấn đề và những khó khăn; nhưng ngài hy vọng rằng thông qua đối thoại, đôi bên sẽ đối diện “vì Hiệp định không liên quan đến những quan hệ ngoại giao cũng như không đề cập tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao. Thỏa thuận chỉ đề cập tới những liên quan đến tình hình của Giáo hội, đặc biệt tới một vấn đề cụ thể như việc bổ nhiệm các giám mục”.
“Mục đích là sự hợp nhất của Giáo hội, mà trên thực tế đã có những thành quả là tất cả các giám mục ở Trung Quốc đều hiệp thông với Đức Thánh Cha. Không còn giám mục nào bất hợp pháp nữa, đối với tôi đây là một bước tiến đáng chú ý. Và từ đây, bắt đầu lại từng bước, tạo điều kiện cho việc bình thường hóa Giáo hội ở Trung Quốc. "
Syria
Đức Hồng Y Parolin cũng cho hay tình hình chiến tranh ở Syria đang tàn phá đất nước và ngài nhắc lại lời mời gọi của Đức Hồng Y Mario Zenari, Sứ thần Tòa Thánh tại Damascus, kêu gọi ngày 15 tháng 10 tại Vatican.
Trong dịp đó, ĐHY Zenari yêu cầu tất cả các đại sứ đã liên đới với Tòa thánh hãy hoạt động cho đất nước Syria, nơi mà bạo lực đang hoành hành ở nhiều khu vực
Đức Hồng Y Zenari cảnh báo rằng còn có một quả bom khác sắp phát nổ và quả bom đó là sự nghèo đói cùng cực.
“Trước hết chúng ta phải giải quyết vấn đề này,” Đức Hồng Y Parolin nói, hy vọng lời kêu gọi của ĐHY Zenari sẽ được các vị đại sứ có mặt tại Tòa thánh lắng nghe và hành động, thông báo đến các chính phủ của họ và tìm ra điểm chung mà cộng đồng quốc tế nhắm tới.
Các cuộc điều tra tư pháp ở Vatican
Đức Hồng Y Parolin cũng trả lời một câu hỏi về các cuộc điều tra tư pháp gần đây tại Vatican. "Cá nhân tôi, tôi chấp nhận tất cả những điều này với một nỗi đau," ĐHY nói và bày tỏ quan điểm rằng ngoài trách nhiệm thiết lập các cuộc điều tra, các sự kiện đó có nguy cơ tạo ra nỗi đau nhức nhối và làm giảm uy tín của các tín hữu.
“Nhưng tôi cũng muốn nói thêm,” ngài trích dẫn một ngạn ngữ Trung Hoa: “Đối với tôi, dường như một cây đổ, gây ra nhiều âm hưởng hơn là một khu rừng đang vươn lên. Rừng đang phát triển trong Giáo hội là có rất nhiều điều tốt mà Giáo hội đang thể hiện cho con người. Vì vậy, chúng ta không nên chỉ tập trung vào một điều đang gây “xì can đan” hiếm có, mà quên đi những thực tại, đã là con người, ai cũng có thể vấp ngã!"
Đức Thương phụ Bartholomew I và sinh thái tích phân
Đức Hồng Y Parolin có mặt tại Đại học Giáo hoàng Antonianum để chủ tọa buổi lễ trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho Đức Thượng phụ Bartholomew I, thành Constantinople.
Phát biểu về Đức Thượng phụ trong buổi lễ, ĐHY Parolin mô tả ngài là “một nhân vật tiêu biểu cho sự bảo tồn môi trường, cho hệ sinh thái toàn diện, một ưu tiên hàng đầu của các Đại học Giáo hoàng ở Rome.”
Nhắc lại cuộc đời, sự hình thành và giảng dạy của Đức Thượng Phụ, Đức Hồng Y cho hay ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất, Đức Thượng phụ luôn khuyến khích và tích cực theo đuổi sự hiệp nhất và hiệp thông trọn vẹn Kitô giáo. "Đối với Đức Bartholomew I, đức tin vào sự sáng tạo là lời mời gọi tới tiến trình đại kết. Đó là một yếu tố chung cộng với những yếu tố tín điều."
Thỏa thuận giữa Tòa thánh và Trung Quốc và tình hình ở Syria là một trong những chủ đề được Quốc vụ khanh Tòa Thánh đề cập đến trong buổi lễ trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho Đức Thương phụ Bartholomew I, hôm thứ Hai (19/10/2020) tại Đại học Giáo hoàng ở Rome.
(Tin Vatican - Amedeo Lomonaco)
Liên hệ liên tục giữa Tòa Thánh và Trung quốc
Đức Hồng Y Parolin khẳng định nội dung thỏa thuận giữa Trung Quốc và Tòa thánh vẫn còn trong vòng bí mật. Nhưng đó là một "bí mật tương đối", vì "nhiều nội dung đã được biết đến" như quyết định gia hạn Thỏa thuận đã được đưa ra trong những ngày qua.
Vì đại dịch Covid-19 có nhiều phức tạp giới hạn của việc đi lại, tuy nhiên đôi bên vẫn tiếp tục thảo luận cùng nhau.
Đức Hồng Y cho hay ngài hài lòng về kết quả của những thỏa thuận: "Có thể nói chúng tôi rất hài lòng. Chúng tôi hy vọng sẽ có những cải tiến liên quan đến hoạt động của các điều khoản của Thỏa thuận."
Tất nhiên, ĐHY cho biết thêm, cũng có nhiều vấn đề mà thỏa thuận không bao giờ có ý định giải quyết.
Trên thực tế, ĐHY Parolin nhấn mạnh, "Chúng tôi không nghĩ rằng Thỏa thuận có thể giải quyết tất cả các vấn đề ở Trung Quốc".
Ngài nói: “Có những quy định được áp đặt và liên quan đến các tôn giáo, và chắc chắn cũng liên quan đến Giáo Hội Công Giáo.
Thỏa thuận liên quan đến tình hình của Giáo hội
Đối với câu hỏi liên quan đến việc liệu Thỏa thuận có “dự đoán một tương lai tái lập quan hệ ngoại giao hay không”, Ngoại trưởng Vatican nói rằng “hiện tại không có cuộc nói chuyện nào liên quan ngoại giao. Chúng tôi đang tập trung vào Giáo hội.”
Ngài nhắc lại Hiệp định chưa giải quyết được tất cả các vấn đề và những khó khăn; nhưng ngài hy vọng rằng thông qua đối thoại, đôi bên sẽ đối diện “vì Hiệp định không liên quan đến những quan hệ ngoại giao cũng như không đề cập tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao. Thỏa thuận chỉ đề cập tới những liên quan đến tình hình của Giáo hội, đặc biệt tới một vấn đề cụ thể như việc bổ nhiệm các giám mục”.
“Mục đích là sự hợp nhất của Giáo hội, mà trên thực tế đã có những thành quả là tất cả các giám mục ở Trung Quốc đều hiệp thông với Đức Thánh Cha. Không còn giám mục nào bất hợp pháp nữa, đối với tôi đây là một bước tiến đáng chú ý. Và từ đây, bắt đầu lại từng bước, tạo điều kiện cho việc bình thường hóa Giáo hội ở Trung Quốc. "
Syria
Đức Hồng Y Parolin cũng cho hay tình hình chiến tranh ở Syria đang tàn phá đất nước và ngài nhắc lại lời mời gọi của Đức Hồng Y Mario Zenari, Sứ thần Tòa Thánh tại Damascus, kêu gọi ngày 15 tháng 10 tại Vatican.
Trong dịp đó, ĐHY Zenari yêu cầu tất cả các đại sứ đã liên đới với Tòa thánh hãy hoạt động cho đất nước Syria, nơi mà bạo lực đang hoành hành ở nhiều khu vực
Đức Hồng Y Zenari cảnh báo rằng còn có một quả bom khác sắp phát nổ và quả bom đó là sự nghèo đói cùng cực.
“Trước hết chúng ta phải giải quyết vấn đề này,” Đức Hồng Y Parolin nói, hy vọng lời kêu gọi của ĐHY Zenari sẽ được các vị đại sứ có mặt tại Tòa thánh lắng nghe và hành động, thông báo đến các chính phủ của họ và tìm ra điểm chung mà cộng đồng quốc tế nhắm tới.
Các cuộc điều tra tư pháp ở Vatican
Đức Hồng Y Parolin cũng trả lời một câu hỏi về các cuộc điều tra tư pháp gần đây tại Vatican. "Cá nhân tôi, tôi chấp nhận tất cả những điều này với một nỗi đau," ĐHY nói và bày tỏ quan điểm rằng ngoài trách nhiệm thiết lập các cuộc điều tra, các sự kiện đó có nguy cơ tạo ra nỗi đau nhức nhối và làm giảm uy tín của các tín hữu.
“Nhưng tôi cũng muốn nói thêm,” ngài trích dẫn một ngạn ngữ Trung Hoa: “Đối với tôi, dường như một cây đổ, gây ra nhiều âm hưởng hơn là một khu rừng đang vươn lên. Rừng đang phát triển trong Giáo hội là có rất nhiều điều tốt mà Giáo hội đang thể hiện cho con người. Vì vậy, chúng ta không nên chỉ tập trung vào một điều đang gây “xì can đan” hiếm có, mà quên đi những thực tại, đã là con người, ai cũng có thể vấp ngã!"
Đức Thương phụ Bartholomew I và sinh thái tích phân
Đức Hồng Y Parolin có mặt tại Đại học Giáo hoàng Antonianum để chủ tọa buổi lễ trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho Đức Thượng phụ Bartholomew I, thành Constantinople.
Phát biểu về Đức Thượng phụ trong buổi lễ, ĐHY Parolin mô tả ngài là “một nhân vật tiêu biểu cho sự bảo tồn môi trường, cho hệ sinh thái toàn diện, một ưu tiên hàng đầu của các Đại học Giáo hoàng ở Rome.”
Nhắc lại cuộc đời, sự hình thành và giảng dạy của Đức Thượng Phụ, Đức Hồng Y cho hay ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất, Đức Thượng phụ luôn khuyến khích và tích cực theo đuổi sự hiệp nhất và hiệp thông trọn vẹn Kitô giáo. "Đối với Đức Bartholomew I, đức tin vào sự sáng tạo là lời mời gọi tới tiến trình đại kết. Đó là một yếu tố chung cộng với những yếu tố tín điều."