Chấp Nhận Lội Ngược Dòng
(Ga 15, 18-21)
Với cuộc thăm viếng các nước Hy Lạp, Siri và Malta (từ ngày 4 đến 5/05/2001), Ðức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã muốn đi lại cuộc hành trình của thánh Phaolô tông đồ. Ðặc biệt tại Siri, Ðức Thánh Cha đã sống lại một trong những cảnh sống động nhất trong lịch sử Giáo Hội là cuộc trở lại của thánh Phaolô. Sách Tông Ðồ Công Vụ thuật lại rằng: "Lúc ấy, Saolô vẫn còn hằm hằm giết các môn đệ của Chúa, nên đã tới gặp thượng tế xin thư giới thiệu đến các hội đường ở Damasco để, nếu thấy những người theo đạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem. Vậy, đang khi ông đi đường đến gần Damasco, thì bỗng nhiên có một luồng sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: "Saolô, Saolô, tại sao ngươi bách hại ta?" Ông hỏi: "Thưa Ngài, Ngài là ai?" Người đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bách hại". Kinh nghiệm này cho thánh Phaolô xác tín lại chính vì Chúa Kitô mà các tín hữu Kitô bị bách hại. "Nếu thế gian có ghét các con, thì hãy biết ra họ đã ghét Thầy trước". Nếu Chúa Giêsu là đối tượng của những chống đối, loại trừ, và cuối cùng là thập giá, thì bị bách hại là phần số tất yếu của các tín hữu Kitô. Những hình thức và cường độ bách hại có khác nhau qua những thời đại và xã hội, nhưng lý do bị bách hại vẫn không thay đổi. Chính vì Chúa Kitô mà các tín hữu bị bách hại. Nơi họ, mầu nhiệm bách hại của Chúa Kitô vẫn tiếp tục tái diễn. Nếu các thủ lãnh Do Thái Giáo nhân danh đạo giáo và cấu kết quyền lực của đế quốc để loại trừ Chúa Giêsu, thì qua các thời đại và ở bất cứ nơi đâu Giáo Hội có mặt, bản án dành cho Giáo Hội vẫn luôn mang tính tôn giáo. Hoàng đế Nêron của đế quốc Lamã đã ra lệnh tàn sát các tín hữu Kitô bởi vì niềm tin của họ là một đối đầu và thách thức cho thứ tôn giáo đang được áp đặt trên toàn đế quốc.
Nếu giáo huấn và cuộc sống của Chúa Giêsu là một đe dọa cho trật tự mà Do Thái Giáo đã thiết lập, thì niềm tin của các tín hữu tiên khởi cũng là một đe dọa không kém cho quốc giáo của đế quốc Lamã. Nhìn vào lịch sử của Giáo Hội tại Việt Nam, người ta thấy rằng lý do của những cuộc bách hại cũng tương tự. Những vua chúa Việt Nam cũng ban hành các dấu chỉ cấm đạo và bách hại các tín hữu Kitô, là bởi vì họ xem Kitô giáo như một tà đạo, nguy hại cho đạo giáo vốn đang được thực hành trên đất nước.
Tựu trung, nếu các tín hữu Kitô có bị bách hại là bởi vì niềm tin Kitô luôn là thách đố và tra vấn cho lương tâm con người. Nhìn lại các cuộc bách hại đã và đang diễn ra trong các chế độ toàn trị, người ta cũng thấy rằng chính vì chủ trương duy vật vô thần mà các chế độ độc tài bách hại Giáo Hội. Chính vì đến để làm chứng và nói lên sự thật mà Chúa Giêsu đã bị chống đối, khước từ và loại trừ. Ngày nay, bất cứ ai sống cho sứ mạng ấy, dù đang sống trong xã hội nào cũng đều bị bách hại cách này hay cách khác. Năm 1968, khi Ðức Phaolô VI công bố thông điệp Sự Sống Con Người, trong đó ngài lên án não trạng chống lại sự sống của con ngườ thời đại, người ta đã có lý để gọi ngài là một người dám chống lại cả thế giới.
Sống cho sự thật, làm chứng cho sự thật, dám nói lên sự thật là chấp nhận bị tẩy chay, bị loại trừ, bị bách hại. Một số phận như thế lại càng rõ nét hơn trong một chế độ xây dựng trên dối trá, lừa bịp. Trong một chế độ như thế, những ai trung thành với Chúa Giêsu, Ðấng đã bị bách hại vì sự thật, chắc chắn không thể không bị bách hại.
Xét cho cùng, sống đạo, dù trong xã hội và hoàn cảnh nào cũng đều chấp nhận lội ngược dòng. Và lội ngược dòng có nghĩa là sẵn sàng mất tất cả, ngay cả mạng sống của mình để không đánh mất chính bản thân.
(Ga 15, 18-21)
Với cuộc thăm viếng các nước Hy Lạp, Siri và Malta (từ ngày 4 đến 5/05/2001), Ðức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã muốn đi lại cuộc hành trình của thánh Phaolô tông đồ. Ðặc biệt tại Siri, Ðức Thánh Cha đã sống lại một trong những cảnh sống động nhất trong lịch sử Giáo Hội là cuộc trở lại của thánh Phaolô. Sách Tông Ðồ Công Vụ thuật lại rằng: "Lúc ấy, Saolô vẫn còn hằm hằm giết các môn đệ của Chúa, nên đã tới gặp thượng tế xin thư giới thiệu đến các hội đường ở Damasco để, nếu thấy những người theo đạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem. Vậy, đang khi ông đi đường đến gần Damasco, thì bỗng nhiên có một luồng sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: "Saolô, Saolô, tại sao ngươi bách hại ta?" Ông hỏi: "Thưa Ngài, Ngài là ai?" Người đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bách hại". Kinh nghiệm này cho thánh Phaolô xác tín lại chính vì Chúa Kitô mà các tín hữu Kitô bị bách hại. "Nếu thế gian có ghét các con, thì hãy biết ra họ đã ghét Thầy trước". Nếu Chúa Giêsu là đối tượng của những chống đối, loại trừ, và cuối cùng là thập giá, thì bị bách hại là phần số tất yếu của các tín hữu Kitô. Những hình thức và cường độ bách hại có khác nhau qua những thời đại và xã hội, nhưng lý do bị bách hại vẫn không thay đổi. Chính vì Chúa Kitô mà các tín hữu bị bách hại. Nơi họ, mầu nhiệm bách hại của Chúa Kitô vẫn tiếp tục tái diễn. Nếu các thủ lãnh Do Thái Giáo nhân danh đạo giáo và cấu kết quyền lực của đế quốc để loại trừ Chúa Giêsu, thì qua các thời đại và ở bất cứ nơi đâu Giáo Hội có mặt, bản án dành cho Giáo Hội vẫn luôn mang tính tôn giáo. Hoàng đế Nêron của đế quốc Lamã đã ra lệnh tàn sát các tín hữu Kitô bởi vì niềm tin của họ là một đối đầu và thách thức cho thứ tôn giáo đang được áp đặt trên toàn đế quốc.
Nếu giáo huấn và cuộc sống của Chúa Giêsu là một đe dọa cho trật tự mà Do Thái Giáo đã thiết lập, thì niềm tin của các tín hữu tiên khởi cũng là một đe dọa không kém cho quốc giáo của đế quốc Lamã. Nhìn vào lịch sử của Giáo Hội tại Việt Nam, người ta thấy rằng lý do của những cuộc bách hại cũng tương tự. Những vua chúa Việt Nam cũng ban hành các dấu chỉ cấm đạo và bách hại các tín hữu Kitô, là bởi vì họ xem Kitô giáo như một tà đạo, nguy hại cho đạo giáo vốn đang được thực hành trên đất nước.
Tựu trung, nếu các tín hữu Kitô có bị bách hại là bởi vì niềm tin Kitô luôn là thách đố và tra vấn cho lương tâm con người. Nhìn lại các cuộc bách hại đã và đang diễn ra trong các chế độ toàn trị, người ta cũng thấy rằng chính vì chủ trương duy vật vô thần mà các chế độ độc tài bách hại Giáo Hội. Chính vì đến để làm chứng và nói lên sự thật mà Chúa Giêsu đã bị chống đối, khước từ và loại trừ. Ngày nay, bất cứ ai sống cho sứ mạng ấy, dù đang sống trong xã hội nào cũng đều bị bách hại cách này hay cách khác. Năm 1968, khi Ðức Phaolô VI công bố thông điệp Sự Sống Con Người, trong đó ngài lên án não trạng chống lại sự sống của con ngườ thời đại, người ta đã có lý để gọi ngài là một người dám chống lại cả thế giới.
Sống cho sự thật, làm chứng cho sự thật, dám nói lên sự thật là chấp nhận bị tẩy chay, bị loại trừ, bị bách hại. Một số phận như thế lại càng rõ nét hơn trong một chế độ xây dựng trên dối trá, lừa bịp. Trong một chế độ như thế, những ai trung thành với Chúa Giêsu, Ðấng đã bị bách hại vì sự thật, chắc chắn không thể không bị bách hại.
Xét cho cùng, sống đạo, dù trong xã hội và hoàn cảnh nào cũng đều chấp nhận lội ngược dòng. Và lội ngược dòng có nghĩa là sẵn sàng mất tất cả, ngay cả mạng sống của mình để không đánh mất chính bản thân.