Đức Thánh Cha tiếp tân Đại sứ của Úc
Ngày 27 tháng 8 năm 2020 tân Đại sứ của Australia tại Tòa thánh đã đệ trình thư ủy nhiệm lên ĐTC Phanxicô. Cô đã phát biểu với Đài phát thanh Vatican về niềm hy vọng và tầm nhìn của cô về vai trò này.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Cô Chiara Porro, tân đại sứ là một người trẻ linh hoạt, năm nay cô mới 36 tuổi, cô vui mừng được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến, một cuộc tiếp kiến riêng sau nhiều tháng cách ly vì đại dịch coronavirus.
Khi được hỏi đâu là những ưu tiên của cô trong nhiệm vụ nuôi dưỡng và củng cố mối quan hệ song phương giữa Tòa thánh và Australia, cô cho hay: “Thật khó để đặt ra bất kỳ ưu tiên nào mà không nghĩ đến bối cảnh của cơn đại dịch đã và đang ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta”.
Đại sứ Porro, được đào tạo chuyên ngành ngoại giao và đã nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như đại sứ thường trú duy nhất của khu vực Thái Bình Dương tại Tòa thánh. Cô tin rằng nước Úc có nhiều đóng góp trong việc chống lại coronavirus toàn cầu, và cô nói, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của cô, khi cô bắt đầu “đảm nhận trọng trách làm việc cạnh Tòa Thánh”.
Cô cũng đề cập đến những khủng hoảng mà Australia đã nhanh chóng đáp ứng lại những nhu cầu cấp bách cho những người nghèo khổ qua các chương trình nhân đạo...
Cô chia sẻ: “Bạn có thể tưởng tượng, các đảo quốc nhỏ bé ở Thái Bình Dương phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp từ bên ngoài, và với các hoạt động du lịch, nhu cầu thực phẩm, thuốc men thực sự là rất lớn, chính phủ Úc đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào lãnh vực này, như cung cấp và đào tạo các nhân viên y tế, cũng như làm việc với tất cả các quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng vì bị hạn chế đi lại.
Di cư
Một lĩnh vực khác mà tân đại sứ tin rằng đất nước của cô có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ những quan ngại về các chương trình di cư cụ thể đối với những người di cư, một lĩnh vực nhân đạo mà Đức Thánh Cha Phanxicô rất quan tâm tới.
“Chương trình ngắn hạn từng giai đoạn và chương trình dài hạn nhiều năm, làm sao thích ứng được với thời kỳ đại dịch, vì lúc nào chúng ta cũng phải đối diện với công tác chăm lo cho người cao niên và các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khác."
Nhờ những kinh nghiệm này, cô cho biết người lao động có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong khi hướng những nguồn lực đó đến nơi nào cần thiết nhất, do đó mọi người đều có lợi. Cô nói thêm: Đường lối ấy cũng cho người dân địa phương thấy nhu cầu cần có người di cư đến để hỗ trợ nền kinh tế...
Nạn buôn người
Đại sứ Porro cho biết trong số các cuộc gặp gỡ và tiếp xúc với các văn phòng khác nhau của Vatican cho đến nay, cô đã làm việc với Ủy ban Covid-19 do Đức Thánh Cha thành lập và qua những chia sẻ thích thú, đặc biệt với Thánh Bộ Thúc đẩy Phát triển Toàn diện Con người, nơi cô tham dự vào các cuộc đại hội bàn về những nỗi thống khổ của người di cư và tị nạn.
Cô nói: Cuộc chiến chống lại nạn buôn người, một lĩnh vực mà Tòa Thánh và Úc có thể phối hợp hoạt động cho hiệu quả, vì “Úc đã nỗ lực rất nhiều để ngăn chặn nạn buôn người”, cô nói, các phương pháp này đã được bàn cãi nhiều hầu đưa tới những giải pháp tốt đẹp nhất!”
Nhưng trước hết, tân đại sứ cho biết, cô rất vui khi được làm việc cạnh Tòa thánh và mạng lưới ngoại giao toàn cầu của Tòa thánh, nơi có nhiều lãnh vực hoạt động nhằm thúc đẩy các giá trị công ích và tình huynh đệ đại đồng.
Đặc biệt trong bối cảnh hậu đại dịch, cô nói, vào thời điểm mà chúng ta thấy căng thẳng và chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng, thì “việc duy trì những nguyên tắc và giá trị cơ bản là điều tối căn bản”.
Tòa thánh và Úc châu
Mặt khác, Tòa thánh, cô nói, rất quan tâm đến việc theo dõi cách Australia quản lý các mối quan hệ và vai trò của nước Úc trong khu vực.
Đại sứ Porro lưu ý vị trí chiến lược và sự dấn thân của Australia với các đối tác Thái Bình Dương hiện đang nằm “ở ngay trọng tâm của các tranh chấp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ” và cô giải thích rằng Úc có một vai trò phức tạp, vì Úc được coi là nắm giữ vai trò trọng tâm chính trị thế giới.
Cô cũng cho biết cô được đặc ân làm việc với Đức Thánh Cha Phanxicô, trong nhiều lãnh vực toàn cầu, cũng như những vấn đề và lĩnh vực nhạy cảm mà chính phủ Úc và Tòa thánh không có cùng quan điểm cần phải được đả thông.
Một sứ mệnh quan trọng của Úc
Và ở một góc độ khác, tân Đại sứ tin rằng chính phủ của cô rất quan tâm và chú ý tới, cô hé lộ đó là một phần trong vai trò của cô mong được đóng góp với Tòa thánh qua những truyền đạt của Đức Thánh Cha Phanxicô và các thông điệp của ngài cho toàn thế giới và khu vực Thái Bình Dương.
Cô ấy nửa đùa nửa thật phát biểu “trọng trách và sự hoài mong mà số người Công Giáo đông đảo ở Úc và trong khu vực Thái Bình Dương, mong đợi nơi cô thể hiện chung với Tòa thánh."
“Vì vậy, vai trò và mục đích của cô tại Tòa Thánh là cùng nhau làm việc phát huy và làm gia tăng các giá trị chung cho nhân loại”.
Ngày 27 tháng 8 năm 2020 tân Đại sứ của Australia tại Tòa thánh đã đệ trình thư ủy nhiệm lên ĐTC Phanxicô. Cô đã phát biểu với Đài phát thanh Vatican về niềm hy vọng và tầm nhìn của cô về vai trò này.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Cô Chiara Porro, tân đại sứ là một người trẻ linh hoạt, năm nay cô mới 36 tuổi, cô vui mừng được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến, một cuộc tiếp kiến riêng sau nhiều tháng cách ly vì đại dịch coronavirus.
Khi được hỏi đâu là những ưu tiên của cô trong nhiệm vụ nuôi dưỡng và củng cố mối quan hệ song phương giữa Tòa thánh và Australia, cô cho hay: “Thật khó để đặt ra bất kỳ ưu tiên nào mà không nghĩ đến bối cảnh của cơn đại dịch đã và đang ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta”.
Đại sứ Porro, được đào tạo chuyên ngành ngoại giao và đã nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như đại sứ thường trú duy nhất của khu vực Thái Bình Dương tại Tòa thánh. Cô tin rằng nước Úc có nhiều đóng góp trong việc chống lại coronavirus toàn cầu, và cô nói, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của cô, khi cô bắt đầu “đảm nhận trọng trách làm việc cạnh Tòa Thánh”.
Cô cũng đề cập đến những khủng hoảng mà Australia đã nhanh chóng đáp ứng lại những nhu cầu cấp bách cho những người nghèo khổ qua các chương trình nhân đạo...
Cô chia sẻ: “Bạn có thể tưởng tượng, các đảo quốc nhỏ bé ở Thái Bình Dương phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp từ bên ngoài, và với các hoạt động du lịch, nhu cầu thực phẩm, thuốc men thực sự là rất lớn, chính phủ Úc đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào lãnh vực này, như cung cấp và đào tạo các nhân viên y tế, cũng như làm việc với tất cả các quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng vì bị hạn chế đi lại.
Di cư
Một lĩnh vực khác mà tân đại sứ tin rằng đất nước của cô có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ những quan ngại về các chương trình di cư cụ thể đối với những người di cư, một lĩnh vực nhân đạo mà Đức Thánh Cha Phanxicô rất quan tâm tới.
“Chương trình ngắn hạn từng giai đoạn và chương trình dài hạn nhiều năm, làm sao thích ứng được với thời kỳ đại dịch, vì lúc nào chúng ta cũng phải đối diện với công tác chăm lo cho người cao niên và các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khác."
Nhờ những kinh nghiệm này, cô cho biết người lao động có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong khi hướng những nguồn lực đó đến nơi nào cần thiết nhất, do đó mọi người đều có lợi. Cô nói thêm: Đường lối ấy cũng cho người dân địa phương thấy nhu cầu cần có người di cư đến để hỗ trợ nền kinh tế...
Nạn buôn người
Đại sứ Porro cho biết trong số các cuộc gặp gỡ và tiếp xúc với các văn phòng khác nhau của Vatican cho đến nay, cô đã làm việc với Ủy ban Covid-19 do Đức Thánh Cha thành lập và qua những chia sẻ thích thú, đặc biệt với Thánh Bộ Thúc đẩy Phát triển Toàn diện Con người, nơi cô tham dự vào các cuộc đại hội bàn về những nỗi thống khổ của người di cư và tị nạn.
Cô nói: Cuộc chiến chống lại nạn buôn người, một lĩnh vực mà Tòa Thánh và Úc có thể phối hợp hoạt động cho hiệu quả, vì “Úc đã nỗ lực rất nhiều để ngăn chặn nạn buôn người”, cô nói, các phương pháp này đã được bàn cãi nhiều hầu đưa tới những giải pháp tốt đẹp nhất!”
Nhưng trước hết, tân đại sứ cho biết, cô rất vui khi được làm việc cạnh Tòa thánh và mạng lưới ngoại giao toàn cầu của Tòa thánh, nơi có nhiều lãnh vực hoạt động nhằm thúc đẩy các giá trị công ích và tình huynh đệ đại đồng.
Đặc biệt trong bối cảnh hậu đại dịch, cô nói, vào thời điểm mà chúng ta thấy căng thẳng và chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng, thì “việc duy trì những nguyên tắc và giá trị cơ bản là điều tối căn bản”.
Tòa thánh và Úc châu
Mặt khác, Tòa thánh, cô nói, rất quan tâm đến việc theo dõi cách Australia quản lý các mối quan hệ và vai trò của nước Úc trong khu vực.
Đại sứ Porro lưu ý vị trí chiến lược và sự dấn thân của Australia với các đối tác Thái Bình Dương hiện đang nằm “ở ngay trọng tâm của các tranh chấp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ” và cô giải thích rằng Úc có một vai trò phức tạp, vì Úc được coi là nắm giữ vai trò trọng tâm chính trị thế giới.
Cô cũng cho biết cô được đặc ân làm việc với Đức Thánh Cha Phanxicô, trong nhiều lãnh vực toàn cầu, cũng như những vấn đề và lĩnh vực nhạy cảm mà chính phủ Úc và Tòa thánh không có cùng quan điểm cần phải được đả thông.
Một sứ mệnh quan trọng của Úc
Và ở một góc độ khác, tân Đại sứ tin rằng chính phủ của cô rất quan tâm và chú ý tới, cô hé lộ đó là một phần trong vai trò của cô mong được đóng góp với Tòa thánh qua những truyền đạt của Đức Thánh Cha Phanxicô và các thông điệp của ngài cho toàn thế giới và khu vực Thái Bình Dương.
Cô ấy nửa đùa nửa thật phát biểu “trọng trách và sự hoài mong mà số người Công Giáo đông đảo ở Úc và trong khu vực Thái Bình Dương, mong đợi nơi cô thể hiện chung với Tòa thánh."
“Vì vậy, vai trò và mục đích của cô tại Tòa Thánh là cùng nhau làm việc phát huy và làm gia tăng các giá trị chung cho nhân loại”.