Chúa Nhật XXIII Thường Niên Năm - A
(Mt 18, 15 - 20)
"Bác ái huynh đệ trong cộng đoàn tín hữu" là chủ để nổi bật hơn cả của Chúa nhật tuần này. Quả thật, "hiệp nhất nhân danh Chúa Giêsu", bác ái, tha thứ cho nhau và giúp nhau thăng tiến là điều ai cũng muốn và cần làm. Đây không đơn giản chỉ là tương quan xã hội trong cuộc sống hằng ngày. Việc sửa lỗi huynh đệ đã có trong sách Lêvi: "Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó " (Lv 19, 17). Vì bác ái với dân Israel, Chúa đã làm cho Êdêkiel "trở nên người lính canh nhà Israel", và truyền ông phải nói cho "kẻ gian ác bỏ đường lối mình", để được sống, nếu không "thì chính kẻ gian ác sẽ chết" (x. Ed 33, 7-9).
Thánh Phaolô nói: "Anh em chớ mắc nợ ai ngoài việc phải yêu mến nhau" (Rm 13, 8). Thì ra chúng ta phải mắc nợ nhau về tình mến. Cùng một thân thể mầu nhiệm Đức Kitô, thánh Phaolô mời gọi ta mặc lấy tâm tình của Đức Kitô, sống hiền lành, từ bi, nhân hậu và liên đới với nhau. Bởi tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, được Đức Giêsu Kitô cứu chuộc, chúng ta là anh em với nhau trong Chúa, nên hãy đối xử với nhau bằng tình yêu và lòng mến, vì toàn bộ luật của Thiên Chúa được nên trọn trong tình yêu, kể cả Mười Điều Răn "và nếu có điều luật nào khác, thì cũng tóm lại trong lời này là: Ngươi hãy yêu mến kẻ khác như chính mình" (x. Rm 13, 8-10).
Lời thánh Phaolô trong bài ca đức ái: " Lòng yêu thương không làm hại kẻ khác " (1Cr, 9), cho thấy Giáo hội được qui tụ làm thành Thân Thể Chúa Kitô, lãnh nhận sứ mạng bày tỏ Thân Thể này theo ý muốn của Thiên Chúa. Chúng ta là những chi thể của cùng một Thân Thể, tuy khác nhau, nhưng cùng qui về Giáo hội, liên đới với nhau như một bản giao hưởng tình bác ái. Nên ai phạm lỗi, người ấy thiếu tình bác ái không chỉ với một người, mà con đối với toàn thân thể.
Cứ sự thường ai xúc phạm đến ta, ta không can thiệp gì hết. Viện cớ: nó đã xúc phạm đến tôi! Tôi sẽ không nói gì hết, dứt khoát là không. Vậy làm gì bây giờ? Nó đã xúc phạm đến tôi: Mắt đền mắt, răng đền răng ư? Đây không phải là giải pháp, làm thế sự xấu sẽ xấu hơn. Tôi sẽ đi gặp anh em và nói: Anh đã làm tổn thương tôi, không được! Anh được Thiên Chúa tạo dựng, vì tình bác ái, tôi phải kéo anh về. Chúng ta không loại trừ vì lỗi cá nhân họ, nhưng giúp họ sửa mình để trở nên xứng đáng trong cộng đoàn mà họ là thành viên.
Sửa lỗi, cụ thể hơn là phê bình hiệu quả hay góp ý xây dựng là những cụm từ, từ lâu đã trở nên quen thuộc trong nghệ thuật giao tiếp. Bị người khác phê bình, cho dù đó là góp ý hay chỉ trích, cũng đều cho chúng ta thấy bản thân mình có khiếm khuyết. Đã là người thì chắng mấy ai muốn thật lòng thừa nhận điều đó. Cho dù ta thuộc mẫu người nào đi chăng nữa thì lời phê bình cũng là thứ mà chẳng ai muốn nghe. Làm được điều đó không phải là chuyện dễ bởi chúng ta cần có cả sự tự tin lẫn đức khiêm tốn để thừa nhận chúng ta đã lầm lỗi. Đồng thời, phải nhìn nhận mặt sáng trong mỗi người. Phê bình là vì chính lợi ích của chúng ta, chứng tỏ tình yêu huynh đệ chất chứa trách nhiệm hỗ tương.
Chúa Giêsu đưa ra các cấp độ hành xử với anh em trong cộng đoàn, dựa trên sự tôn trọng và yêu thương lẫn nhau miễn sao lợi được người anh em. Tin Mừng (Mt 18, 15-20) cho thấy nếu anh em có lỗi, tôi phải thể hiện tình yêu với họ, trước hết, nói chuyện riêng với anh về sai lầm mà anh đã nói hay làm là không tốt. Hành vi này được gọi là sửa lỗi huynh đệ: đây không phải là phản ứng đối với hành vi người phạm lỗi, nhưng là cử chỉ yêu thương dành cho người anh em.
Và nếu nó không chịu nghe ngươi? Cấp tiếp theo, hãy nói chuyện về anh ta với hai hoặc ba người để giúp anh ý thức hơn về những gì anh đã làm; nếu anh ta vẫn bỏ ngoài tai, bất chấp điều này, phải nói cho cộng đoàn; và nếu anh ta không nghe cộng đoàn, thì phải làm cho anh ta nhận ra rằng chính anh tự tách biệt khỏi cộng đoàn Hội Thánh. Đặt ra khỏi cộng đoàn thành viên không chịu hối cải, không có nghĩa là lên án. Chúng ta cần phải giữ liên hệ với nhau, vì đây là mối liên hệ do Thánh Thần thêu dệt. Chúng ta bước vào trong cộng đoàn và xây đắp bình an để mang lại cho sức sống cho cộng đoàn.Dù giới hạn cũng như khuyết điểm cá nhân ta, chúng ta vẫn được mời gọi đón nhận sửa lỗi nhau trong tình huynh đệ và giúp đỡ người khác qua việc sự tế nhị này. Đây trách nhiệm sống của chúng ta với nhau.
Khi áp dụng hết mọi cách, vẫn không có hiệu quả, chúng ta hãy phó thác người anh em cho lòng nhân hậu của Thiên Chúa: "Lòng yêu thương không làm hại kẻ khác. Vậy yêu thương là chu toàn cả lề luật " (Rm 13, 10).
Hoa quả của đức ái trong cộng đoàn là cầu nguyện: "Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy "(Mt 18, 19-20). Chúng ta quả quyết: Ở đâu có tình yêu, ở đó có Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần ngự trị. Cầu nguyện cá nhân là quan trọng, cần thiết, nhưng Chúa bảo đảm sự hiện diện của mình trong cộng đoàn, vì nó qui chiếu vào sự hiệp thông trọn vẹn của Thiên Chúa Ba Ngôi. Origen nói rằng "chúng ta phải thực hiện bản giao hưởng này" nghĩa là sự hòa hợp trong cộng đoàn tín hữu.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ hiển vinh, xin Chúa liên kết chúng con trong tình yêu Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 18, 15 - 20)
"Bác ái huynh đệ trong cộng đoàn tín hữu" là chủ để nổi bật hơn cả của Chúa nhật tuần này. Quả thật, "hiệp nhất nhân danh Chúa Giêsu", bác ái, tha thứ cho nhau và giúp nhau thăng tiến là điều ai cũng muốn và cần làm. Đây không đơn giản chỉ là tương quan xã hội trong cuộc sống hằng ngày. Việc sửa lỗi huynh đệ đã có trong sách Lêvi: "Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó " (Lv 19, 17). Vì bác ái với dân Israel, Chúa đã làm cho Êdêkiel "trở nên người lính canh nhà Israel", và truyền ông phải nói cho "kẻ gian ác bỏ đường lối mình", để được sống, nếu không "thì chính kẻ gian ác sẽ chết" (x. Ed 33, 7-9).
Thánh Phaolô nói: "Anh em chớ mắc nợ ai ngoài việc phải yêu mến nhau" (Rm 13, 8). Thì ra chúng ta phải mắc nợ nhau về tình mến. Cùng một thân thể mầu nhiệm Đức Kitô, thánh Phaolô mời gọi ta mặc lấy tâm tình của Đức Kitô, sống hiền lành, từ bi, nhân hậu và liên đới với nhau. Bởi tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, được Đức Giêsu Kitô cứu chuộc, chúng ta là anh em với nhau trong Chúa, nên hãy đối xử với nhau bằng tình yêu và lòng mến, vì toàn bộ luật của Thiên Chúa được nên trọn trong tình yêu, kể cả Mười Điều Răn "và nếu có điều luật nào khác, thì cũng tóm lại trong lời này là: Ngươi hãy yêu mến kẻ khác như chính mình" (x. Rm 13, 8-10).
Lời thánh Phaolô trong bài ca đức ái: " Lòng yêu thương không làm hại kẻ khác " (1Cr, 9), cho thấy Giáo hội được qui tụ làm thành Thân Thể Chúa Kitô, lãnh nhận sứ mạng bày tỏ Thân Thể này theo ý muốn của Thiên Chúa. Chúng ta là những chi thể của cùng một Thân Thể, tuy khác nhau, nhưng cùng qui về Giáo hội, liên đới với nhau như một bản giao hưởng tình bác ái. Nên ai phạm lỗi, người ấy thiếu tình bác ái không chỉ với một người, mà con đối với toàn thân thể.
Cứ sự thường ai xúc phạm đến ta, ta không can thiệp gì hết. Viện cớ: nó đã xúc phạm đến tôi! Tôi sẽ không nói gì hết, dứt khoát là không. Vậy làm gì bây giờ? Nó đã xúc phạm đến tôi: Mắt đền mắt, răng đền răng ư? Đây không phải là giải pháp, làm thế sự xấu sẽ xấu hơn. Tôi sẽ đi gặp anh em và nói: Anh đã làm tổn thương tôi, không được! Anh được Thiên Chúa tạo dựng, vì tình bác ái, tôi phải kéo anh về. Chúng ta không loại trừ vì lỗi cá nhân họ, nhưng giúp họ sửa mình để trở nên xứng đáng trong cộng đoàn mà họ là thành viên.
Sửa lỗi, cụ thể hơn là phê bình hiệu quả hay góp ý xây dựng là những cụm từ, từ lâu đã trở nên quen thuộc trong nghệ thuật giao tiếp. Bị người khác phê bình, cho dù đó là góp ý hay chỉ trích, cũng đều cho chúng ta thấy bản thân mình có khiếm khuyết. Đã là người thì chắng mấy ai muốn thật lòng thừa nhận điều đó. Cho dù ta thuộc mẫu người nào đi chăng nữa thì lời phê bình cũng là thứ mà chẳng ai muốn nghe. Làm được điều đó không phải là chuyện dễ bởi chúng ta cần có cả sự tự tin lẫn đức khiêm tốn để thừa nhận chúng ta đã lầm lỗi. Đồng thời, phải nhìn nhận mặt sáng trong mỗi người. Phê bình là vì chính lợi ích của chúng ta, chứng tỏ tình yêu huynh đệ chất chứa trách nhiệm hỗ tương.
Chúa Giêsu đưa ra các cấp độ hành xử với anh em trong cộng đoàn, dựa trên sự tôn trọng và yêu thương lẫn nhau miễn sao lợi được người anh em. Tin Mừng (Mt 18, 15-20) cho thấy nếu anh em có lỗi, tôi phải thể hiện tình yêu với họ, trước hết, nói chuyện riêng với anh về sai lầm mà anh đã nói hay làm là không tốt. Hành vi này được gọi là sửa lỗi huynh đệ: đây không phải là phản ứng đối với hành vi người phạm lỗi, nhưng là cử chỉ yêu thương dành cho người anh em.
Và nếu nó không chịu nghe ngươi? Cấp tiếp theo, hãy nói chuyện về anh ta với hai hoặc ba người để giúp anh ý thức hơn về những gì anh đã làm; nếu anh ta vẫn bỏ ngoài tai, bất chấp điều này, phải nói cho cộng đoàn; và nếu anh ta không nghe cộng đoàn, thì phải làm cho anh ta nhận ra rằng chính anh tự tách biệt khỏi cộng đoàn Hội Thánh. Đặt ra khỏi cộng đoàn thành viên không chịu hối cải, không có nghĩa là lên án. Chúng ta cần phải giữ liên hệ với nhau, vì đây là mối liên hệ do Thánh Thần thêu dệt. Chúng ta bước vào trong cộng đoàn và xây đắp bình an để mang lại cho sức sống cho cộng đoàn.Dù giới hạn cũng như khuyết điểm cá nhân ta, chúng ta vẫn được mời gọi đón nhận sửa lỗi nhau trong tình huynh đệ và giúp đỡ người khác qua việc sự tế nhị này. Đây trách nhiệm sống của chúng ta với nhau.
Khi áp dụng hết mọi cách, vẫn không có hiệu quả, chúng ta hãy phó thác người anh em cho lòng nhân hậu của Thiên Chúa: "Lòng yêu thương không làm hại kẻ khác. Vậy yêu thương là chu toàn cả lề luật " (Rm 13, 10).
Hoa quả của đức ái trong cộng đoàn là cầu nguyện: "Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy "(Mt 18, 19-20). Chúng ta quả quyết: Ở đâu có tình yêu, ở đó có Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần ngự trị. Cầu nguyện cá nhân là quan trọng, cần thiết, nhưng Chúa bảo đảm sự hiện diện của mình trong cộng đoàn, vì nó qui chiếu vào sự hiệp thông trọn vẹn của Thiên Chúa Ba Ngôi. Origen nói rằng "chúng ta phải thực hiện bản giao hưởng này" nghĩa là sự hòa hợp trong cộng đoàn tín hữu.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ hiển vinh, xin Chúa liên kết chúng con trong tình yêu Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ