Chiến dịch được đặt một cái tên hết sức sống sương là “Chỉnh đốn đền thờ Hồi giáo” (“Mosque Rectification”), đã bắt đầu vào năm 2016 và đã hàng loạt và hàng loạt nhắm vào những nơi thờ phượng của người Hồi giáo.
RFA cho biết, việc xây dựng một nhà vệ sinh trong khuôn viên nhà thờ Hồi giáo Tokul cuả làng Suntagh, thị trấn Atush, diễn ra sau khi nhà chức trách đã phá bỏ xong nhiều nhà thờ Hồi giáo ở trong khu vực.
Một trưởng ủy ban khu phố người Duy Ngô Nhĩ cuả làng Suntagh nói với RFA rằng nhà thờ Hồi giáo Tokul đã bị phá bỏ vào năm 2018 và ngay tại đó, một nhà vệ sinh được xây dựng bởi các đồng chí người “Hán.”
“Đó là một nhà vệ sinh công cộng… họ vẫn chưa mở, nhưng nó đã được xây, ” ông ta nói.
Khi được hỏi liệu ở đó có cần một nhà vệ sinh công cộng như vậy không, ông nói: "Mọi người đều có nhà vệ sinh ở nhà rồi, vì vậy không có bất kỳ nhu cầu nào như vậy cả." Khu vực này có ít khách du lịch, ông nói thêm.
Một cư dân khác của Suntagh nói với RFA rằng hai đền thờ Hồi giáo trong làng cũng đã bị phá bỏ vào năm 2019. Đền thờ Hồi giáo Azna được thay thế bằng một cửa tiệm bán rượu và thuốc lá, là những thứ hàng hoá vốn bị coi là đồ cấm nghiêm trọng trong đạo Hồi.
Một quan chức khác ở thị trấn Ilchi của thành phố Hotan còn cho biết, một nhà thờ Hồi giáo sẽ được chuyển đổi thành một nhà máy sản xuất đồ lót.
Một cuộc điều tra của RFA về chiến dịch “Chỉnh đốn đền thờ Hồi giáo” cho thấy chính quyền đã phá bỏ gần 70% các nơi thờ phượng Hồi giáo trong khu Tự Trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương XUAR (Xinjiang Uyghur Autonomous Region.)
Một cuộc điều tra khác của Agence France-Presse tiết lộ rằng ít nhất 45 nghĩa trang ở XUAR đã bị phá hủy kể từ năm 2014 cho đến tháng 10 năm 2019. Những địa điểm này sau đó được chuyển đổi thành công viên và bãi đậu xe.
Năm ngoái, Dự án Nhân quyền cho người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur Human Rights Project UHRP) có trụ sở tại Washington DC đã công bố một bản báo cáo tên là “Phá bỏ đức tin: Sự hủy diệt và khinh miệt các thánh đường và đền thờ của người Duy Ngô Nhĩ” (“Demolishing Faith: The Destruction and Desecration of Uyghurs Mosques and Shrines, ”) trong đó họ cho biết có tới 15.000 nhà thờ Hồi giáo và đền thờ trong khu vực đã bị phá bỏ từ năm 2016 đến Năm 2019.
Theo Qahar Barat, một nhà sử học người Duy Ngô Nhĩ, thì việc xúc phạm đến những địa điểm linh thiêng là nhằm mục đích “phá vỡ tinh thần”.
Trung Quốc là nơi sinh sống của hơn 22 triệu tín đồ Hồi giáo, trong đó có gần 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ.
Vào tháng 8 năm 2018, một ủy ban của Liên Hợp Quốc thông báo rằng có tới một triệu người Hồi giáo gốc Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ ở Tân Cương để được "cải tạo".
Các nhóm nhân quyền và chính phủ phương Tây đã liệt kê ra một danh sách các cuộc đàn áp, trong đó có việc cưỡng bức triệt sản, nhằm vào người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Trung Quốc vẫn bác bỏ mọi cáo buộc.
Vì những vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Mỹ đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc ở đó vào tháng Bảy vừa qua.