Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Những Lý Do Khả Dĩ Sau Một Phán Quyết Mới Đây Của Một Thánh Bộ
Ngày 20/4/2020, chúng tôi đã viết một bài về việc sử dụng những cục bông để xức dầu trong cơn đại dịch Covid.
Trong phần trả lời của chúng tôi, sau đó đã được nhiều nhà thần học bí tích chia sẻ, chúng tôi nói rằng ý kiến thần học cho rằng việc dùng công cụ để xức dầu dẫn đến vô hiệu vì tầm quan trọng của việc đặt tay trong khi xức dầu, cũng như những cấm đoán rõ ràng việc dùng công cụ trong các sách phụng vụ chính thức.
Chúng tôi cũng chỉ ra rằng có một số nhà thần học lập luận rằng có thể sử dụng công cụ.
Sau đó, vào ngày 8/6, trong một thư nội bộ gởi tất cả các giám mục Hoa Kỳ, vị chủ tịch Ủy Ban Phụng Vụ của Hội Đồng Giám Mục thông báo với các ngài rằng Thánh Bộ Phụng Tự Và Bí Tích đã trả lời một nghi vấn về vấn đề có thể dùng một công cụ trong việc xức dầu, vốn là thành phần cơ bản của bí tích thêm sức không, trong bức thư đề ngày 2/6. Thánh bộ đã trả lời như sau: “Việc thừa tác viên sử dụng một công cụ (găng tay, cục bông …) không ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bí tích ấy.”
Câu trả lời này rõ ràng đã gây ra ngạc nhiên nơi các nhà thần học bí tích, và chúng tôi đã nhận được nhiều thắc mắc về câu trả lời ấy.
Tôi nghĩ rằng không thể có việc nghi ngờ câu trả lời đúng hay không. Thánh Bộ Phụng Tự không trả lời liều lĩnh để gây nguy hại cho tính thành hiệu của bí tích. Cũng phải giả định rằng các ngài đã tham vấn Thánh bộ Đức tin vì Thánh bộ Đức tin thường trả lời những câu hõi tổng quát về tính thành hiệu của các bí tích, như ghi nhận mới đây tuyên bố tính không thành hiệu của việc thay đổi công thức rửa tội thành “chúng tôi rửa tội cho anh/chị nhân danh Cha …”
Nếu tôi được chất vấn các đấng có thẩm quyền, hẳn là tôi nghĩ rằng, vì có nhiều ý kiến khác nhau, câu trả lời xứng đáng được phát triển đầy đủ hơn về lý do đàng sau nó chứ không phải chỉ có một dòng chữ mà thôi.
Quả thực một số nhà thần học đã công khai yêu cầu nghiên cứu thêm về vấn đề và thậm chí là xem xét lại.
Mặc dù tôi không biết đến những bàn luận nội bộ của Thánh bộ Phụng tự, tôi sẽ cố gắng diễn dịch cái lập luận thần học ở đàng sau vì lợi ích của những độc giả đã yêu cầu.
Trước tiên tôi sẽ chỉ ra rằng câu trả lời ở dạng phủ định. Nó nói rằng việc dùng các công cụ này không ảnh hưởng đến tính thành hiệu của bí tích. Do đó nó không phải là ủng hộ việc sử dụng công cụ mà chỉ là chấp nhận rằng bí tích có hiệu lực nếu chúng được sử dụng.
Như đã nói trong bài viết tháng tư, các sách phụng vụ được dùng trước cuộc cải cách phụng vụ (và vẫn còn hiện hữu dưới hình thức ngoại thường) chứa đựng những cấm đoán rõ ràng việc dùng công cụ để thêm sức.
Tuy nhiên sự cấm đoán này không nói rõ việc không thành hiệu khi sử dụng công cụ. Tính không thành hiệu này được các nhà thần học sau này suy diễn và nói rõ trong nhiều sổ tay thần học. Việc suy diễn tính không thành hiệu này không phải là vô lý nhưng cũng không phải là kết luận duy nhất có thể.
Lập luận chính cho việc không thành hiệu của các công cụ phát xuất từ việc nó ngăn cản dấu chỉ đặt tay khi xức dầu trong bí tích thêm sức.
Do đó chúng ta phải hỏi xem việc tiếp xúc thể lý có là thiết yếu cho dấu chỉ đặt tay không. Ít nhất là đối với bí tích truyền chức thánh, có những lập luận vững chắc chứng tỏ rằng sự tiếp xức này không phải là thiết yếu cho tính thành hiệu của bí tích.
Ví dụ như trong nhiều thế kỷ, và ngay cả ngày nay trong hình thức ngoại thường, vị giám mục thường đeo găng tay nghi lễ của giám mục trong phần nghi lễ này.
Hơn nữa, khi long trọng ấn định trong tông huấn “Sacramentum Ordinis” năm 1947 rằng việc đặt tay hình thành chất thể duy nhất của bí tích truyền chức, Giáo hoàng Pi-ô XII đã nói:
“Để không thể có trường hợp hoài nghi, Chúng tôi truyền rằng trong việc ban bí tích truyền chức việc đặt tay được thực hiện bằng việc chạm tay thể lý lên đầu người được thụ phong, mặc dù việc tiếp xúc tượng trưng cũng là đủ để ban bí tích thành hiệu.”
Nếu một tiếp xức tượng trưng cũng là đủ để ban bí tích truyền chức thành hiệu, thì có thể hiểu rằng điều này áp dụng vào việc đặt tay trong bí tích thêm sức. Đó không phải là điều đáng mong đợi nhưng theo bản chất nó không làm cho bí tích vô hiệu.
Có thể đề nghị một lập luận xa hơn từ việc Giáo hội luôn công nhận tính thành hiệu của bí tích thêm sức nơi một số Giáo hội Đông phương vốn thường sử dụng công cụ khi xức dầu cho những phần khác nhau trên cơ thể: trán, mắt, lỗ mũi, miệng, tai, ngực, bàn tay, bàn chân, của người mới được rửa tội, hay hiếm có hơn là của người lớn đã rửa tội trước đó. Trong một số nghi lễ này, việc đặt tay theo sau việc xức dầu.
Cũng có bằng chứng gián tiếp nào đó của việc sử dụng công cụ tương tự trong Giáo hội Phương tây vào thời Trung cổ, như bức họa bàn thờ Bảy Bí Tích của Roger van der Weyden được vẽ vào năm 1445-1450.
Nếu chưa bao giờ có nghi ngờ về tính thành hiệu của các cử hành này, thì có thể suy diễn rằng việc luật cấm sử dụng công cụ trong nghi lễ Rô-ma nói trên không gây hậu quả bất thành hiệu.
Hơn nữa có thể gợi ý rằng việc cấm đoán này là tương tự như lệnh truyền của Đức Pi-ô XII về việc đặt tay thể lý cho bí tích truyền chức. Đây không phải là vấn đề về tính thành hiệu mà là một nỗ lực loại bỏ bất kỳ nguồn gốc lầm lẫn nào liên quan đến tầm quan trọng của cử chỉ đặt tay cho bí tích thêm sức.
Những lập luận này có thể hay không phải là nằm trong số những suy xét của Thánh bộ Phụng tự khi chuần bị câu trả lời vắn tắt này. Nhưng tôi nghĩ chúng cũng đủ cho thấy rằng câu trả lời ấy có nền tảng thần học vững chắc mặc dù quan điểm ban đầu của tôi là khác.
Lê Hải Nam
Nguồn : https://zenit.org/2020/08/11/using-instruments-during-anointings
Những Lý Do Khả Dĩ Sau Một Phán Quyết Mới Đây Của Một Thánh Bộ
Ngày 20/4/2020, chúng tôi đã viết một bài về việc sử dụng những cục bông để xức dầu trong cơn đại dịch Covid.
Trong phần trả lời của chúng tôi, sau đó đã được nhiều nhà thần học bí tích chia sẻ, chúng tôi nói rằng ý kiến thần học cho rằng việc dùng công cụ để xức dầu dẫn đến vô hiệu vì tầm quan trọng của việc đặt tay trong khi xức dầu, cũng như những cấm đoán rõ ràng việc dùng công cụ trong các sách phụng vụ chính thức.
Chúng tôi cũng chỉ ra rằng có một số nhà thần học lập luận rằng có thể sử dụng công cụ.
Sau đó, vào ngày 8/6, trong một thư nội bộ gởi tất cả các giám mục Hoa Kỳ, vị chủ tịch Ủy Ban Phụng Vụ của Hội Đồng Giám Mục thông báo với các ngài rằng Thánh Bộ Phụng Tự Và Bí Tích đã trả lời một nghi vấn về vấn đề có thể dùng một công cụ trong việc xức dầu, vốn là thành phần cơ bản của bí tích thêm sức không, trong bức thư đề ngày 2/6. Thánh bộ đã trả lời như sau: “Việc thừa tác viên sử dụng một công cụ (găng tay, cục bông …) không ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bí tích ấy.”
Câu trả lời này rõ ràng đã gây ra ngạc nhiên nơi các nhà thần học bí tích, và chúng tôi đã nhận được nhiều thắc mắc về câu trả lời ấy.
Tôi nghĩ rằng không thể có việc nghi ngờ câu trả lời đúng hay không. Thánh Bộ Phụng Tự không trả lời liều lĩnh để gây nguy hại cho tính thành hiệu của bí tích. Cũng phải giả định rằng các ngài đã tham vấn Thánh bộ Đức tin vì Thánh bộ Đức tin thường trả lời những câu hõi tổng quát về tính thành hiệu của các bí tích, như ghi nhận mới đây tuyên bố tính không thành hiệu của việc thay đổi công thức rửa tội thành “chúng tôi rửa tội cho anh/chị nhân danh Cha …”
Nếu tôi được chất vấn các đấng có thẩm quyền, hẳn là tôi nghĩ rằng, vì có nhiều ý kiến khác nhau, câu trả lời xứng đáng được phát triển đầy đủ hơn về lý do đàng sau nó chứ không phải chỉ có một dòng chữ mà thôi.
Quả thực một số nhà thần học đã công khai yêu cầu nghiên cứu thêm về vấn đề và thậm chí là xem xét lại.
Mặc dù tôi không biết đến những bàn luận nội bộ của Thánh bộ Phụng tự, tôi sẽ cố gắng diễn dịch cái lập luận thần học ở đàng sau vì lợi ích của những độc giả đã yêu cầu.
Trước tiên tôi sẽ chỉ ra rằng câu trả lời ở dạng phủ định. Nó nói rằng việc dùng các công cụ này không ảnh hưởng đến tính thành hiệu của bí tích. Do đó nó không phải là ủng hộ việc sử dụng công cụ mà chỉ là chấp nhận rằng bí tích có hiệu lực nếu chúng được sử dụng.
Như đã nói trong bài viết tháng tư, các sách phụng vụ được dùng trước cuộc cải cách phụng vụ (và vẫn còn hiện hữu dưới hình thức ngoại thường) chứa đựng những cấm đoán rõ ràng việc dùng công cụ để thêm sức.
Tuy nhiên sự cấm đoán này không nói rõ việc không thành hiệu khi sử dụng công cụ. Tính không thành hiệu này được các nhà thần học sau này suy diễn và nói rõ trong nhiều sổ tay thần học. Việc suy diễn tính không thành hiệu này không phải là vô lý nhưng cũng không phải là kết luận duy nhất có thể.
Lập luận chính cho việc không thành hiệu của các công cụ phát xuất từ việc nó ngăn cản dấu chỉ đặt tay khi xức dầu trong bí tích thêm sức.
Do đó chúng ta phải hỏi xem việc tiếp xúc thể lý có là thiết yếu cho dấu chỉ đặt tay không. Ít nhất là đối với bí tích truyền chức thánh, có những lập luận vững chắc chứng tỏ rằng sự tiếp xức này không phải là thiết yếu cho tính thành hiệu của bí tích.
Ví dụ như trong nhiều thế kỷ, và ngay cả ngày nay trong hình thức ngoại thường, vị giám mục thường đeo găng tay nghi lễ của giám mục trong phần nghi lễ này.
Hơn nữa, khi long trọng ấn định trong tông huấn “Sacramentum Ordinis” năm 1947 rằng việc đặt tay hình thành chất thể duy nhất của bí tích truyền chức, Giáo hoàng Pi-ô XII đã nói:
“Để không thể có trường hợp hoài nghi, Chúng tôi truyền rằng trong việc ban bí tích truyền chức việc đặt tay được thực hiện bằng việc chạm tay thể lý lên đầu người được thụ phong, mặc dù việc tiếp xúc tượng trưng cũng là đủ để ban bí tích thành hiệu.”
Nếu một tiếp xức tượng trưng cũng là đủ để ban bí tích truyền chức thành hiệu, thì có thể hiểu rằng điều này áp dụng vào việc đặt tay trong bí tích thêm sức. Đó không phải là điều đáng mong đợi nhưng theo bản chất nó không làm cho bí tích vô hiệu.
Có thể đề nghị một lập luận xa hơn từ việc Giáo hội luôn công nhận tính thành hiệu của bí tích thêm sức nơi một số Giáo hội Đông phương vốn thường sử dụng công cụ khi xức dầu cho những phần khác nhau trên cơ thể: trán, mắt, lỗ mũi, miệng, tai, ngực, bàn tay, bàn chân, của người mới được rửa tội, hay hiếm có hơn là của người lớn đã rửa tội trước đó. Trong một số nghi lễ này, việc đặt tay theo sau việc xức dầu.
Cũng có bằng chứng gián tiếp nào đó của việc sử dụng công cụ tương tự trong Giáo hội Phương tây vào thời Trung cổ, như bức họa bàn thờ Bảy Bí Tích của Roger van der Weyden được vẽ vào năm 1445-1450.
Nếu chưa bao giờ có nghi ngờ về tính thành hiệu của các cử hành này, thì có thể suy diễn rằng việc luật cấm sử dụng công cụ trong nghi lễ Rô-ma nói trên không gây hậu quả bất thành hiệu.
Hơn nữa có thể gợi ý rằng việc cấm đoán này là tương tự như lệnh truyền của Đức Pi-ô XII về việc đặt tay thể lý cho bí tích truyền chức. Đây không phải là vấn đề về tính thành hiệu mà là một nỗ lực loại bỏ bất kỳ nguồn gốc lầm lẫn nào liên quan đến tầm quan trọng của cử chỉ đặt tay cho bí tích thêm sức.
Những lập luận này có thể hay không phải là nằm trong số những suy xét của Thánh bộ Phụng tự khi chuần bị câu trả lời vắn tắt này. Nhưng tôi nghĩ chúng cũng đủ cho thấy rằng câu trả lời ấy có nền tảng thần học vững chắc mặc dù quan điểm ban đầu của tôi là khác.
Lê Hải Nam
Nguồn : https://zenit.org/2020/08/11/using-instruments-during-anointings