1. Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố: Rửa tội theo công thức tự ý thay đổi là vô hiệu.

Điều 865, triệt 2 quy định rằng: Trong trường hợp nguy tử, người thành niên có thể đượcRửa Tội, nếu sau khi đã có một vài nhận thức về những chân lý chính yếu của đức tin, họ tỏ ý muốn lãnh nhận bí tích Rửa Tội bằng bất cứ cách nào, và hứa sẽ tuân giữ các giới răn của Kitô giáo.

Riêng đối với các trẻ nhỏ, Điều 867, triệt 2 cho biết nếu trẻ nhỏ đang lâm cơn nguy tử, thì được Rửa Tội ngay không chút trì hoãn.

Thừa tác viên thông thường của bí tích Thánh Tẩy là Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế. Trong trường hợp khẩn cấp và nguy tử thì mọi người, kể cả người ngoại giáo, đều có quyền ban bí tích Thánh Tẩy miễn là có ý ngay lành muốn làm theo ý Hội Thánh và làm đúng công thức Rửa Tội. Công thức ấy là: “Cha rửa con nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Trong trường hợp người cử hành không phải là linh mục thì có thể xưng là “Tôi”. Thí dụ: “Tôi rửa anh nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.

Trong thời đại dịch, do không chuẩn bị trước, nhiều y tá được tường trình đã rửa tội cho những bệnh nhân nguy tử theo một công thức khác. “Chúng tôi rửa ông nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.”

Bộ Giáo Lý Đức Tin, với sự chấp thuận của Ðức Thánh Cha Phanxicô, xác quyết rằng rửa tội với công thức tự ý thay đổi là điều vô hiệu lực và ai đã được rửa tội theo công thức như thế thì cần phải rửa tội lại nếu còn sống.

Trên đây là nội dung câu trả lời của Bộ Giáo Lý Đức Tin, công bố hôm 6 tháng 8 cho hai vấn nạn được nêu lên trong thời gần đây:

- Vấn nạn thứ nhất: “Phép rửa tội được cử hành với công thức: “Chúng ta rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần có hiệu lực hay không? ”. Bộ trả lời: “Bất thành”.

- Vấn nạn thứ hai: “Những người đã được chịu phép rửa tội theo công thức như thế, có phải rửa tội lại theo công thức tuyệt đối hay không? ”. Bộ trả lời: Cần phải rửa tội lại theo các qui luật phụng vụ đã được Giáo hội thiết định nếu người ấy còn sống.

Ðức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi tiếp kiến dành cho Ðức Hồng Y Luis Ladaria Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã phê chuẩn các câu trả lời trên đây, và truyền công bố.

Giải thích của Bộ Giáo Lý Đức Tin

Trong thông cáo giải thích, Bộ Giáo Lý Đức Tin nhắc đến hiện tượng gần đây có những người sáng chế ra công thức rửa tội như: “Nhân danh ba và má, cha mẹ đỡ đầu, ông bà, thân nhân, bạn hữu, nhân danh cộng đoàn, chúng ta rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.

Người ta tự ý thay đổi công thức rửa tội theo qui luật của Hội thánh, vì muốn nhấn mạnh giá trị cộng đoàn của Bí tích rửa tội, để biểu lộ sự tham gia của gia đình và những người hiện diện và để tránh ý tưởng tập trung quyền lực thánh thiêng nơi vị linh mục, mà làm thương tổn cha mẹ và cộng đoàn.

Thông cáo giải thích của Bộ Giáo Lý Đức Tin nhắc lại Hiến chế “Thánh Công Ðồng” (Sacrosanctum Concilium) khẳng định rằng: “Khi một người làm phép rửa thì chính Chúa Kitô rửa tội”, chính Chúa là “người giữ vai chính trong biến cố được cử hành”. Dĩ nhiên, trong nghi lễ rửa tội, “cha mẹ, người đỡ đầu và toàn thể cộng đoàn được kêu gọi giữ một vai trò tích cực, một nghi lễ phụng vụ đích thực”, nhưng điều này bao hàm “mỗi người, thừa tác viên hoặc tín hữu, chu toàn vai trò của mình, chỉ làm và làm tất cả những gì thuộc thẩm quyền của mình, theo bản chất của nghi lễ và các qui luật phụng vụ” (S.C. n.28).

Bộ Giáo Lý Đức Tin tố giác cám dỗ muốn thay thế công thức rửa tội theo truyền thống, bằng những văn bản khác mà người ta coi là thích hợp hơn, nhưng hành động đó che đậy một sự sai trệch chủ quan và một ý muốn lèo lái.

Công đồng chung Vatican II, theo hướng của Công đồng Trento, tuyên bố Giáo hội không thể tùy ý thay đổi bảy bí tích và qui định rằng: “không một ai, dù là linh mục, được tự ý mình thêm thắt, cắt bỏ hoặc thay đổi điều gì trong vấn đề phụng vụ”. Thực vậy, “tự ý thay đổi công thức cử hành một bí tích, không những là một sự lạm dụng phụng vụ, một sự xâm phạm một qui luật tích cực, nhưng còn là một vết thương gây ra cho sự hiệp thông Giáo hội và đặc tính có thể nhận diện hoạt động của Chúa Kitô, và trong những trường hợp trầm trọng hơn, làm cho chính bí tích bị vô hiệu, vì bản chất hoạt động thừa tác đòi phải trung thành thông truyền điều đã được nhận lãnh”.

Kết luận

Thông cáo của Bộ Giáo Lý Đức Tin kết luận rằng: “Thay đổi công thức bí tích có nghĩa là không hiểu chính bản chất của thừa tác vụ Giáo hội, luôn luôn là một sự phục vụ Thiên Chúa và dân của Ngài, chứ không phải là thực thi một quyền bính đến độ lèo lái điều đã được ủy thác cho Giáo hội, do một hành vi thuộc về Truyền thống. Vì thế, mỗi thừa tác viên cử hành Bí tích rửa tội, không những phải ý thức mình phải hành động trong sự hiệp thông với Giáo hội nhưng còn phải có cùng xác tín mà thánh Augustino đã nói về thánh Tiền Hô, là người “đã hiểu rằng nơi Chúa Kitô có một đặc tính mà, dù có nhiều thừa tác viên, thánh thiện hay tội lỗi, làm phép rửa, sự thánh thiêng của Bí tích rửa tội phải được dành cho Ðấng có chim bồ câu đậu trên và là vị được gọi là “Chính Ngài là vị làm phép rửa trong Thánh Linh” (Ga 1, 33). Vì thế, thánh Augustino giải thích: “Dù là Phêrô rửa, cũng chính là Chúa Kitô làm phép rửa; dù là Phaolô rửa, cũng chính là Chúa Kitô rửa; và cả khi Giuda làm phép rửa, thì cũng là Chúa Kitô làm phép rửa”.


Source:Catholic News Agency

2. Hoa Kỳ công bố các biện pháp trừng phạt đối với Carrie Lam về Luật An ninh Quốc gia

Hôm thứ Sáu 7 tháng 8, Hoa Kỳ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với Carrie Lam, lãnh đạo chính quyền Hương Cảng, cũng như các quan chức khác ở Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt được đưa ra nhằm đáp lại các hành động gần đây của chính phủ Trung Quốc nhằm hạn chế quyền tự do dân sự ở Hương Cảng.

“Hoa Kỳ đứng về phía người dân Hương Cảng và chúng tôi sẽ sử dụng các công cụ và thẩm quyền của mình để nhắm mục tiêu vào những kẻ phá hoại quyền tự chủ của họ, ” Bộ trưởng Tài chính Steven T. Mnuchin cho biết trong một tuyên bố của Bộ Tài chính hôm thứ Sáu.

“Đặc khu trưởng Hương Cảng là Carrie Lam, hay còn được gọi là Lâm Trịnh Nguyệt Nga, đã bị trừng phạt vì các nỗ lực muốn thông qua luật dẫn độ gây tranh cãi vào năm 2019, ” ông Mnuchin nói, và nhấn mạnh rằng mưu toan của bà ta đã gây ra “một loạt các cuộc biểu tình phản đối lớn ở Hương Cảng” vào năm ngoái. Ông cũng đề cập đến vai trò của bà Lam trong việc “phát triển, thông qua, và thực hiện Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa liên quan đến An ninh Quốc gia tại Đặc khu Hành chính Hương Cảng.”

Hôm 1 tháng 7, một Luật An ninh Quốc gia mới đã có hiệu lực tại Hương Cảng. Đạo luật này đã bị các chính trị gia của cả hai đảng lớn ở Hoa Kỳ chỉ trích gay gắt là vi phạm rõ ràng các quyền tự do dân sự được bảo đảm cho Hương Cảng theo chính sách “một quốc gia, hai hệ thống” được đồng ý tại thời điểm bàn giao lãnh thổ từ tay người Anh.

Chi tiết về các hành động cụ thể của Mỹ không được tiết lộ trong thông báo. Tuy nhiên, quyết định này có lẽ cũng giống như các biện pháp trước đó của chính quyền đối với các quan chức của bọn cầm quyền Trung Quốc, là những kẻ đã góp phần vào việc giam giữ hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Nói cách khác, các biện pháp sẽ là cấm Carrie Lam không được vào Mỹ và tịch thu tài sản trên đất Mỹ, cũng như cấm người Hoa Kỳ thực hiện các giao dịch kinh tế với bà ta.

Bọn cầm quyền Trung Quốc đã đáp trả bằng cách áp đặt lệnh trừng phạt một số chính trị gia nổi tiếng của Hoa Kỳ, là những người đã lên tiếng phản đối cách đối xử của Trung Quốc với các dân tộc thiểu số, bao gồm cả Đại sứ Tự do Tôn giáo Sam Brownback.

“Khi Bắc Kinh công bố ý định thông qua Luật An ninh Quốc gia, chúng tôi đã lo ngại. Điều đó thật đáng sợ”, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết tại phiên điều trần ngày 1 tháng 7 với tiêu đề “ Sự kết thúc của một quốc gia, hai hệ thống. Hệ quả của Luật An ninh Quốc gia của Bắc Kinh ở Hương Cảng.”

Đảng Dân chủ California cho biết: “Luật này không gì khác hơn là một nỗ lực tổng lu65c nhằm phủ nhận các quyền của người dân Hương Cảng vì nó vi phạm mọi thỏa thuận trong cam kết ‘Một quốc gia, hai hệ thống’”.

Bà Pelosi nói rằng Quốc hội từ lâu đã lo ngại về hình thức cuối cùng của luật này, nhưng văn bản của luật hiện nay “thậm chí còn vượt quá những điều kinh hoàng đó.”


Source:Catholic News Agency

3. Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh cấm ứng dụng nổi tiếng TikTok

Các biện pháp trừng phạt đối với Carrie Lam và các quan chức Trung Quốc khác đã được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh cấm ứng dụng nổi tiếng TikTok. TikTok thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc, là công ty ByteDance. Sắc lệnh hành pháp cấm bất kỳ giao dịch nào giữa các công ty Mỹ và ByteDance.

TikTok đã bị chỉ trích vì thu thập dữ liệu cá nhân quá nhiều, kiểm duyệt video liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hương Cảng và việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cũng như quảng bá các thuyết âm mưu liên quan đến COVID-19.

“TikTok tự động tóm lấy những mảng lớn các thông tin từ người sử dụng, bao gồm cả các thông tin liên quan đến các hoạt động mạng khác trên Internet, cũng như các dữ liệu về vị trí và thông tin liên quan đến các chương trình duyệt Internet và lịch sử các tìm kiếm, ” sắc lệnh nói. “Việc thu thập dữ liệu này cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp cận thông tin cá nhân và những thông tin độc quyền của người Mỹ - và có khả năng cho phép Trung Quốc theo dõi vị trí của các nhân viên và các nhà thầu Liên bang, xây dựng hồ sơ thông tin cá nhân để tống tiền và thực hiện các hoạt động gián điệp thương mại.”

TikTok cũng bị chỉ trích vì thiếu các tính năng bảo vệ trẻ em. Ứng dụng này không có tùy chọn đặt hồ sơ ở chế độ riêng tư và các hạn chế an toàn khác nhau trên ứng dụng sẽ tự động tắt sau khoảng thời gian 30 ngày.

Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Về Tệ Nạn Khai Thác Tình Dục cho rằng TikTok không có một hệ thống giám sát các phát biểu thù hận và quá khích. Trong báo cáo thường niên “Dirty Dozen” đã liên tục liệt kê TikTok vào số những công ty tồi tệ nhất không những không bảo vệ trẻ em mà còn làm cho chúng bị khai thác tình dục.

Trước đại dịch coronavirus, TikTok được báo cáo là có khoảng 800 triệu người sử dụng, trong đó 40% là người Ấn Độ. Trong thời gian đại dịch khi nhiều người bị khóa tại nhà, con số này được tin là đã lên đến 1.1 tỷ.

Anh chàng người Ấn này cho rằng upload lên TikTok dễ hơn lên YouTube và dễ nhanh chóng trở thành nhân vật nổi tiếng. Anh nói để upload lên YouTube bạn phải edit video trên laptop rồi mới upload lên YouTube được. Đó là chi tiết sai lầm có lẽ xuất phát từ các tuyên truyền sai lạc. Những người thường upload lên YouTube đều dễ nhận ra không hẳn là như thế.

Bangladesh đã cấm TikTok như một phần trong chiến dịch bài trừ các hình ảnh khiêu dâm. Ấn Độ cũng đã cấm TikTok sau các cuộc giao tranh với Trung Quốc dọc theo biên giới.

Tuy nhiên, nhiều người Ấn vẫn mê man với TikTok. Anh chàng người Ấn này là một ví dụ. Gia đình anh ta bảo anh đi kiếm việc làm nhưng anh ta không muốn làm gì khác hơn là dành thời gian cho TikTok. Còn chị người Mỹ này, bất kể an ninh quốc gia, đang càm ràm Tổng thống Trump vì cấm TikTok.

Microsoft được tường trình là đang trong quá trình thương thảo để mua lại công ty này. Với sắc lệnh này của Tổng thống Trump hàng trăm triệu Mỹ Kim đã được chận đứng trước khi rơi vào tay Tầu Cộng.

Tại Úc, thủ tướng Scott Morrison cho biết chính quyền Úc đang theo dõi sát các hoạt động của TikTok và không loại trừ khả năng cấm ứng dụng này trên không gian điện toán của Úc.


Source:Catholic News Agency

4. Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ 'đàn áp chính trị' đối với TikTok và WeChat

Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố lệnh cấm TikTok và WeChat, Bắc Kinh đã cáo buộc Hoa Kỳ “đàn áp chính trị” bằng các lệnh hạn chế sâu rộng đối với những công ty khổng lồ về truyền thông xã hội của Trung Quốc là TikTok và WeChat.

Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Vương Văn Bân (Wang Wenbin - 王文斌), nói trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh rằng động thái này của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các công ty Mỹ.

Các lệnh hành pháp của ông Trump, có hiệu lực sau 45 ngày, cấm bất kỳ ai dưới quyền tài phán của Hoa Kỳ làm ăn với chủ sở hữu của TikTok hoặc WeChat.

Các lệnh hành pháp này xảy ra khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang xung đột với nhau về một loạt các vấn đề từ coronavirus, Hương Cảng cho đến gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei.

Các sắc lệnh của tổng thống Trump, được đưa ra khi tổng thống tìm cách kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu, nói rằng các gã khổng lồ truyền thông xã hội của Trung Quốc là mối đe dọa đối với “an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và kinh tế” của Hoa Kỳ,

Vương Văn Bân nói “ Hoa Kỳ thường xuyên lạm dụng sức mạnh quốc gia của mình và đàn áp một cách vô cớ các công ty không phải của Hoa Kỳ”.

“Quyền lợi của của người tiêu dùng Mỹ và lợi nhuận của các công ty Mỹ đang phải trả giá cho các thao tác chính trị độc đoán và đàn áp, ” ông ta nói.

Hôm 7 tháng 8, một tòa án Trung Quốc tại tỉnh Quảng Đông đã kết án tử hình Diệp Kiến Huy (Ye Jianhui, 叶建辉) về tội buôn bán và tàng trữ ma túy. Huy là người Hoa có quốc tịch Canada. Một ngày trước đó, tòa án Trung Quốc cũng tại tỉnh Quảng Đông đã kết án tử hình một người Hoa có quốc tịch Canada khác là Từ Vĩ Hoành (Xu Weihong, 徐伟宏) với cùng một tội danh.

Khi được hỏi về hai bản án này, Bân từ chối trả lời nhưng nói rằng Canada nên sửa chữa những sai lầm của mình và đưa quan hệ song phương trở lại đúng hướng bằng cách thả bà Mạnh Vạn Châu (Meng Wanzhou - 孟万洲).

Mạnh Vạn Châu là giám đốc tài chính của Huawei, và cũng là con gái của người sáng lập công ty - đã bị bắt vào ngày 1 tháng 12 năm 2018 tại Vancouver.

Bộ tư pháp Hoa Kỳ yêu cầu bắt giữ bà với cáo buộc bà vi phạm các lệnh trừng phạt đối với Iran. Hoa Kỳ đã yêu cầu Canada dẫn độ bị can sang Mỹ.


Source:Reuters