Tàu bệnh viện "Giáo hoàng Phanxicô" tham chiến với Covid-19
Bệnh viện Giáo hoàng chuyển tải những thiết bị y tế và đồ trợ giúp cho các cộng đồng bị nhiễm coronavirus dọc theo con sông Amazon.
(Tin Vatican)
Thầy Joel Sousa, một thành viên của nhóm điều phối tàu cho biết: Con tàu này đã thể hiện các phép lạ, mang lại sự chữa lành và hy vọng cho dân cư sinh sống ven sông.
Con tàu bệnh viện Giáo hoàng đã di chuyển trên sông Amazon trong cả năm nay, nhằm cung cấp lương thực và trợ giúp y tế cho khoảng 700.000 cư dân ven sông - nhiều người trong số họ thuộc về các cộng đồng bản địa của Brazil, sống trong các khu rừng nhiệt đới Amazon.
Các chuyên gia cảnh báo rằng nạn phá rừng ở các khu rừng nhiệt đới Amazon vẫn tiếp diễn, thì cuộc sống của những người dân bản địa sẽ có nguy cơ tỷ lệ tử vong cao hơn gấp đôi ở Brazil, vì nguy cơ bị nhiễm coronavirus.
Tình hình của họ trở nên trầm trọng hơn vì không có các dịch vụ chăm sóc y tế đàng hoàng và các đơn vị chăm sóc đặc biệt thì quá hiếm hoi và xa xôi...
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên trang web của Hội đồng Giám mục Mỹ Châu Latinh (CELAM), Thầy Sousa cho hay đội ngũ y tế và hậu cần trên tàu đã được tái cấu trúc, để đối phó với cơn đại dịch.
Thầy cho biết phái đoàn hiện được học hỏi nâng cao kiến thức để có thể cung cấp những thông tin đầy đủ cho dân chúng bản địa và giúp điều trị cho những người có dấu hiệu bị nhiểm trong giai đoạn đầu ngay tại chỗ.
Thầy cho hay: "Chúng tôi đang tập trung chủ yếu vào các triệu chứng như cúm và các trường hợp chớm nhiễm Covid-19", "các bác sĩ khám cho các bệnh nhân và chúng tôi phân phát thuốc cho họ.
"Đức Giáo Hoàng Phanxicô"
Trong số thủy thủ đoàn của chiếc thuyền dài 32 mét, có 23 chuyên gia y tế. Con tàu có các phòng khám bệnh, phòng mổ, phòng xét nghiệm và chẩn đoán, nhà thuốc và trung tâm để tiêm chủng. Con tầu cũng được trang bị máy chụp quang tuyến ngực, siêu âm tim, khám răng và các dịch vụ nhãn khoa và nha khoa.
Sáng kiến này được Đức cha Bernardo Bahlmann của Giáo phận Obidos thành lập, thuộc tiểu bang Pará, nằm về phía bắc nước Brazil, phối hợp cùng Tỉnh Dòng “Chúa Quan Phòng” của Dòng Phanxicô, điều hành một bệnh viện khác ở tỉnh Rio de Janeiro.
Con tầu “Giáo hoàng Phanxicô” đã hoạt động từ tháng 7 năm 2019, nhằm giúp đỡ và chăm sóc cho dân chúng trong nhiều thành phố và các cộng đồng sống dọc theo sông Amazon.
Việc hiến tặng một máy siêu âm, nói lên một bằng chứng hiển nhiên cho thấy sự ủng hộ của ĐTC đối với sáng kiến mà ngài đã đón nhận với niềm vui và tình hiệp thông, khích lệ khi con tầu bắt đầu cuộc hành trình đầu tiên của nó.
Trong một lá thư gửi cho thuyền trưởng và thủy thủ đoàn, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở cho họ hay: Giáo hội được mời gọi "trở thành một "bệnh viện dã chiến", chào đón mọi người, không phân biệt giầu nghèo, chủng tộc ngôn ngữ…, và với sáng kiến này, Giáo hội giờ đây cũng là một bệnh viện trên sông nước biển khơi....
"Giống như Chúa Giêsu, người đã xuất hiện đi trên nước, làm cho sóng gió yên lặng và củng cố đức tin của các môn đệ, chiếc thuyền này sẽ mang lại sự thoải mái và thanh thản về tinh thần cho những âu lo của những người nghèo khổ, bị bỏ rơi như Đức Giáo Hoàng đã viết.
Kinh phí cho việc đóng con tàu đã được Nhà nước tài trợ cùng với tiền được công ty Shell Chimica và và BASF S.A. bồi thường, sau một tai nạn khiến 60 người thiệt mạng và gây ra nhiều tổn hại khác…
Bệnh viện Giáo hoàng chuyển tải những thiết bị y tế và đồ trợ giúp cho các cộng đồng bị nhiễm coronavirus dọc theo con sông Amazon.
(Tin Vatican)
Thầy Joel Sousa, một thành viên của nhóm điều phối tàu cho biết: Con tàu này đã thể hiện các phép lạ, mang lại sự chữa lành và hy vọng cho dân cư sinh sống ven sông.
Con tàu bệnh viện Giáo hoàng đã di chuyển trên sông Amazon trong cả năm nay, nhằm cung cấp lương thực và trợ giúp y tế cho khoảng 700.000 cư dân ven sông - nhiều người trong số họ thuộc về các cộng đồng bản địa của Brazil, sống trong các khu rừng nhiệt đới Amazon.
Các chuyên gia cảnh báo rằng nạn phá rừng ở các khu rừng nhiệt đới Amazon vẫn tiếp diễn, thì cuộc sống của những người dân bản địa sẽ có nguy cơ tỷ lệ tử vong cao hơn gấp đôi ở Brazil, vì nguy cơ bị nhiễm coronavirus.
Tình hình của họ trở nên trầm trọng hơn vì không có các dịch vụ chăm sóc y tế đàng hoàng và các đơn vị chăm sóc đặc biệt thì quá hiếm hoi và xa xôi...
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên trang web của Hội đồng Giám mục Mỹ Châu Latinh (CELAM), Thầy Sousa cho hay đội ngũ y tế và hậu cần trên tàu đã được tái cấu trúc, để đối phó với cơn đại dịch.
Thầy cho biết phái đoàn hiện được học hỏi nâng cao kiến thức để có thể cung cấp những thông tin đầy đủ cho dân chúng bản địa và giúp điều trị cho những người có dấu hiệu bị nhiểm trong giai đoạn đầu ngay tại chỗ.
Thầy cho hay: "Chúng tôi đang tập trung chủ yếu vào các triệu chứng như cúm và các trường hợp chớm nhiễm Covid-19", "các bác sĩ khám cho các bệnh nhân và chúng tôi phân phát thuốc cho họ.
"Đức Giáo Hoàng Phanxicô"
Trong số thủy thủ đoàn của chiếc thuyền dài 32 mét, có 23 chuyên gia y tế. Con tàu có các phòng khám bệnh, phòng mổ, phòng xét nghiệm và chẩn đoán, nhà thuốc và trung tâm để tiêm chủng. Con tầu cũng được trang bị máy chụp quang tuyến ngực, siêu âm tim, khám răng và các dịch vụ nhãn khoa và nha khoa.
Sáng kiến này được Đức cha Bernardo Bahlmann của Giáo phận Obidos thành lập, thuộc tiểu bang Pará, nằm về phía bắc nước Brazil, phối hợp cùng Tỉnh Dòng “Chúa Quan Phòng” của Dòng Phanxicô, điều hành một bệnh viện khác ở tỉnh Rio de Janeiro.
Con tầu “Giáo hoàng Phanxicô” đã hoạt động từ tháng 7 năm 2019, nhằm giúp đỡ và chăm sóc cho dân chúng trong nhiều thành phố và các cộng đồng sống dọc theo sông Amazon.
Việc hiến tặng một máy siêu âm, nói lên một bằng chứng hiển nhiên cho thấy sự ủng hộ của ĐTC đối với sáng kiến mà ngài đã đón nhận với niềm vui và tình hiệp thông, khích lệ khi con tầu bắt đầu cuộc hành trình đầu tiên của nó.
Trong một lá thư gửi cho thuyền trưởng và thủy thủ đoàn, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở cho họ hay: Giáo hội được mời gọi "trở thành một "bệnh viện dã chiến", chào đón mọi người, không phân biệt giầu nghèo, chủng tộc ngôn ngữ…, và với sáng kiến này, Giáo hội giờ đây cũng là một bệnh viện trên sông nước biển khơi....
"Giống như Chúa Giêsu, người đã xuất hiện đi trên nước, làm cho sóng gió yên lặng và củng cố đức tin của các môn đệ, chiếc thuyền này sẽ mang lại sự thoải mái và thanh thản về tinh thần cho những âu lo của những người nghèo khổ, bị bỏ rơi như Đức Giáo Hoàng đã viết.
Kinh phí cho việc đóng con tàu đã được Nhà nước tài trợ cùng với tiền được công ty Shell Chimica và và BASF S.A. bồi thường, sau một tai nạn khiến 60 người thiệt mạng và gây ra nhiều tổn hại khác…