Cá nhân vui mừng khi đạt được thành quả tốt đẹp sau bao năm tháng khổ tâm luyện tập. Niềm vui này được thân nhân, thân hữu và ngay cả các công dân khác mừng vui chung. Là thành viên của cộng đoàn Dân Chúa, Kitô hữu cùng đồng hành với các thành viên khác trong mọi vui buồn của cuộc sống. Đức Kitô là đầu, là thủ lãnh của cộng đoàn Dân Chúa. Ngài là nguồn sống, nguồn vui vô tận chung cho tất cả các Kitô hữu. Ngài tự nguyện gánh vác mọi tội lỗi và chết thay cho tha nhân. Qua Ngài, tha nhân nhận ơn trường sinh do Ngài ban. Kitô hữu cũng vui mừng đón nhận ơn đặc biệt Ngài ban, ơn lạ đó chính là Thánh Thần Chúa. Nếu Đức Kitô không hướng dẫn, Kitô hữu không thể biết có Thánh Thần Chúa. Kitô hữu vui mừng vì chính Đức Kitô xin Chúa Cha ban Thánh Thần Chúa cho các Kitô hữu. Điều Đức Kitô xin, Chúa Cha không bao giờ từ chối. Đức Kitô cho biết, Thánh Thần Chúa ngự trị thế giới nhưng thế giới không biết Ngài (Gn 14, 17). Không biết bởi không nghe giáo huấn của Đức Kitô. Thánh Thần Chúa là nguồn tình yêu. Bởi từ chối thờ kính, yêu mến Đức Kitô, và không thương tha nhân nên không nhận biết Thánh Thần Chúa. Ơn đặc biệt Đức Kitô ban dành riêng cho những ai thành tâm yêu mến và tuân giữ giới răn yêu thương của Đức Kitô.

Trên thập giá, khi Đức Kitô lên tiếng 'Lậy Cha, Con phó linh hồn Con tay Cha'( Lk 23, 46). Người ta hiểu câu trên chính là câu nói cuối đời của Đức Kitô. Câu nói chấp nhận đầu hàng, chịu chết trước sức mạnh của quân La Mã. Kitô hữu hiểu Đức Kitô nói câu trên không mang í nghĩa đầu hàng, chấp nhận thất bại mà chính là tuyên ngôn của toàn thắng. Thứ nhất Đức Kitô chiến thắng sức mạnh của ma quỷ xuất hiện dưới hình thức cám dỗ, tội lỗi, để con người trở thành nô lệ cho cha quỷ. Thứ hai, Đức Kitô tiêu diệt sự sợ hãi do thần chết mang lại. Thần chết không còn độc quyền thống trị con người, nó bị Đức Kitô tiêu diệt khi Ngài sống lại từ cõi chết. Thứ ba, trước mặt quân lính La Mã và kẻ chống đối Đức Kitô, Ngài công khai tuyên bố họ có thể đóng đinh thân xác Ngài vào thập giá, nhưng hoàn toàn bất lực trước linh hồn Đức Kitô. Linh hồn Ngài thuộc về Chúa Cha và linh hồn đó tự do đi về cùng Chúa Cha. Quân lính và sức mạnh quân La mã không có khả năng kiểm soát, kiềm chế. Hiểu theo í nghĩa trên thì cái chết của Đức Kitô không phải là đầu hàng, không phải là kết thúc mà chính là khởi đầu cuộc sống mới. Cuộc sống toàn thiện, toàn mĩ trong nước Chúa. Xin phó linh hồn trong tay Chúa Cha chính là tuyên ngôn của sự sống mới, khởi đầu từ thập giá. Quả thực, Đức Kitô đã sống lại sau ba ngày an táng trong mộ. Ngài sống lại từ cõi chết, hiện ra và ở với các tông đồ một thời gian trước khi Thăng Thiên, về cùng Chúa Cha.

Đức Kitô về trời và ban Thánh Thần Chúa xuống trên các tông đồ, các Kitô hữu. Trái đất đầy ơn Thánh Thần Chúa. Ngoài Thánh Thần, a/ Đấng tác tạo, chúng ta biết ở chương đầu của sách Sáng Thế Kí; b/ còn có Thánh Thần Đức Kitô, trở về cùng Chúa Cha. c/ Kitô hữu còn biết thêm về Thánh Thần của Đức Kitô Phục Sinh sau khi Ngài sống lại từ cõi chết. d/ Cuối cùng Kitô hữu còn có Đấng Bảo Trợ Đức Kitô ban. Đấng Bảo Trợ không thay thế Đức Kitô nhưng làm công việc Đức Kitô khơi mào nơi trần thế. Đấng Bảo Trợ cùng đồng hành với các Kitô hữu để hướng dẫn, đào sâu và khai sáng những điều Đức Kitô hướng dẫn. Đấng Bảo Trợ làm sống lại giáo huấn của Đức Kitô trong tâm hồn các Kitô hữu. Đấng Bảo Trợ ban sức sống mãnh liệt sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội Chúa nơi trần gian. Đấng Bảo Trợ tiếp tục đổi mới sức sống của Kitô hữu nơi trần thế. Đức Kitô về cùng Chúa Cha là tin vui cho Kitô hữu. Thứ nhất, Đức Kitô làm trọn lời Hứa ban Đấng Bảo Trợ ở cùng Kitô hữu cho đến tận thế. Thứ hai, Kitô hữu sống đời sống mới, đời sống được hướng dẫn và bảo trợ bởi Đấng Bảo Trợ. Thứ ba, Đấng Bảo Trợ cùng đồng hành, ban sức mạnh, giúp kitô hữu trên đường lữ hành về nhà Cha. Thế hệ Kitô hữu tin theo Đức Kitô sau ngày Ngài về trời không thua thiệt thế hệ Kitô hữu tiên khởi bởi Kitô hữu của các thế hệ sau được Đấng Bảo Trợ hướng dẫn, chị dậy như chính Đức Kitô dậy. Qua Đấng Bảo Trợ Kitô hữu nhận biết Đức Kitô và Chúa Cha.

'Ai giữ các điều răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến ngưới ấy và sẽ tỏ mình ra cho người ấy'. Gn 14, 21.
Đấng Bảo Trợ khai sáng tâm trí Kitô hữu để họ yêu mến Đức Kitô hết tâm tình, và do đó ở cùng Đức Kitô và Ngài ở trong họ. Kitô hữu tôn thờ Thiên Chúa, không phải từ xa. Thiên Chúa đó ở rất gần, ngay trong tâm hồn, ngay trong tim họ. Kitô hữu không tôn thờ Đức Kitô đã chết ghi trong sử sách, mà tôn thờ Đức Kitô Phục Sinh, Đức Kitô sống đời sống mới, uy nghi, danh dự, hiện đang ngự bên hữu Chúa Cha, hiện đang sống trong tâm hồn các kitô hữu. Qua hành động bác ái, yêu thương và tha thứ, người ta nhận biết chúng ta là môn Đệ Đức Kitô Phục Sinh. Đấng liên kết Kitô hữu với Chúa Cha và với Thánh Thần Chúa, Đấng Bảo Trợ. Đó là niềm tin của các Kitô hữu.

TiengChuong.org

Celebrating our Joy

(John 14, 15-21)
Personal achievement brings great joy. It comes, not before, but after years of training and discipline. Sometimes, we are proud of our relatives and friends, and countrymen for their achievements, and we share their joy. As a member of the faith community, we share and bear with one another in their successes and failures. Jesus is our head, our leader. He is the source of our joy. He alone suffered, and we all benefitted from his triumph over sin and death. We are grateful to have The Paraclete. Without Jesus we don't even know The paraclete exists. Jesus asked the Father to send us The Paraclete, the Advocate to be with us always. Interestingly, The Paraclete is in the world, and yet the world neither sees nor knows her, because it is the special gift, Jesus has given to those who love Him by keeping his commandment of love.

On the cross, before dying Jesus said 'Father into your hands I commit my Spirit'. At that time people interpreted his death as a sign of failure, of subjection to the Romans' power. Jesus publicly said to the Romans and his opponents, that he allowed them to nail his physical body to the cross; but they had no power over his Spirit. His Spirit was free, and now it returned to the Father. In that sense his death was not the sign of failure, but rather, Jesus' triumphant proclamation began at the cross. After the resurrection Jesus stayed with his apostles for forty days to strengthen their faith in him, before ascending to the Father. The earth is full of God's Spirit. Apart from the spirit at the creation, which hovered over the water, we knew the spirit which was with Jesus during his time on earth; we then have the spirit of his resurrection, and lastly the promise of the Spirit, The Paraclete to be with God's Church on earth till the end of time. After departing from this world, Jesus sent The Paraclete to be with the apostles and with us. The Paraclete would not take the place of Jesus, but She continues to deepen the work of Jesus. The Paraclete makes Jesus' teaching alive in the hearts of all believers. She keeps breathing the Church's mission and she continues renewing God's new creation. Jesus' departure from this earth was good news for us all. First, He fulfilled the promise to be with us in a new way. Second, The Paraclete will teach and remind us of Jesus' teaching; She becomes our strength and our guide on our pilgrimage to God's house. We have never seen Jesus, but are not as disadvantaged as the first generation of believers. Through The Paraclete we learn to love Jesus, and those who love Jesus will be loved by the Father. 'Those who love me will keep my word, and my Father will love them, and we will come to them and make our home with them' Jn 14, 21. The Paraclete helps us to love Jesus, and the Father who is in Jesus will come to us and make His home in us. The God whom we worship is not far away, out there, but He is close to our heart, at home in us. Our faith in Jesus is a living faith. His teaching is not a history book, but through The Paraclete, his teaching is alive in our heart, and it is manifested through acts of charity and acts of love, mercy and forgiveness. By doing these we are united with Jesus, with the Father and with The Paraclete.