X.hành 34: 4b-6, 8-9; Danien 3: 52-55; 2 Cor 13: 11-13; Gioan 3: 16-18
Tôi rất hồi hộp khi phải giảng trong những "lễ trọng" này. Anh em có muốn tôi "giải thích" chủ đề của lễ hay không? Nhất là lễ hôm nay. Tôi có cần phải giải thích về Chúa Ba Ngôi hay không? Có người nói, sách của thánh Augustinô nói về "Chúa Ba Ngôi" là sách tuyệt vời của ông ta. Thánh Augustinô nói ông đã dành ra nhiều năm để viết 15 quyển sách về Chúa Ba Ngôi. Giỏi như thánh Augustinô; trong bao nhiêu năm sưu khảo vẫn không thể giải thích về Chúa Ba Ngôi trong 15 quyển sách!
Việc tôi nói đến các lễ lớn như lễ hôm nay là cách tiếp cận của tôi như thường ngày về các bài giảng ngày Chúa Nhật, chú trọng về Kinh Thánh đọc trong ngày hôm đó và những khung cảnh phụng vụ xung quanh lễ. Chúng tôi không thường chú trọng đến lời của thánh vịnh. Bài thánh vịnh là lời ca đáp lại bài đọc thứ nhất. Hôm nay bài ca đó là một điểm đặc biệt, vì đó không phải là một thánh vịnh, nhưng là bài bởi sách của ngôn sứ Danien: "Lạy Chúa, chúc tụng Ngài là Thiên Chúa tổ tiên chúng con. Xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời". Lời của 3 thanh niên Shahrach, Meschach, và Abednego bị quăng vào lò lửa đang cháy bừng bởi vua Nebuchadezzar vì họ không chịu thờ phượng tượng vàng mà vua đã cho làm ra. Ba thanh niên đó sẵn sàng chịu chết hơn là từ chối Thiên Chúa của họ. Trong lò lửa vua thấy ba người đó đi qua lại và ca ngợi Thiên Chúa. Bài thánh ca hôm nay là một phần của bài ca vịnh của ba thanh niên đó.
Đôi khi chúng ta có một hình ảnh cứng rắn về "Thiên Chúa trong Cựu Ước" là Thiên Chúa trừng phạt. Nhưng, vì sao 3 thanh niên đó lại chọn lửa cháy bừng chứ không chịu từ chối thờ phượng Thiên Chúa, nếu Thiên chúa của họ là một Thiên Chúa cứng rắn và trừng phạt như thế? . Trong ngày lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay, lời chúc tụng của 3 thanh niên đang cầu xin trong ngọn lửa bừng cháy đó nhắc chúng ta nhớ về Thiên Chúa mà chúng ta đang tôn thờ: "Chúc tụng Chúa. Xin dâng lời ca tụng suy tôn muôn đời". Đây là lời đáp lại bài trích sách Xuất Hành, chúng ta cùng với ông Môsê lên núi Sinai khi Thiên Chúa triệu tập ông. Thiên Chúa, tự ý Ngài gọi ông Môsê. Đó là cách Thiên Chúa gọi chúng ta. Mỗi khi chúng ta cầu nguyện, hay đến nhà thờ tham dự thánh lễ hay cầu nguyện. Cũng như Ngài đã gọi Môsê, Thiên Chúa gọi chúng ta lên nhiều "đỉnh núi" để Ngài gặp chúng ta. Ngài gọi từng người một trong chúng ta hay gọi cả cộng đoàn phụng vụ.
Đấng kêu gọi đó là ai? Trong lúc gặp ông Môsê Ngài tự xưng tên Ngài là "Đức Chúa, Đức Chúa nhân hậu và từ bi, thường chậm bất bình, giàu lòng nhân hậu và thành tín". Thuật ngữ của tiếng Do thái nói về Thiên Chúa có nhiều ý nghĩa hơn khi dịch ra bằng từ tiếng Anh của chúng ta. Kinh Thánh không định nghĩa Thiên Chúa, nhưng tái hiện hình ảnh cao cả và mạnh mẽ về Thiên Chúa cho chúng ta. Thí dụ như "Đấng nhân hậu" có nghĩa là Đấng "có lòng trắc ẩn" và trong từ ngử Do thái có liên quan đến lòng dạ một phụ nữ. Đấng "giàu nhân nghĩa" có nghĩa thể hiện sự ưu ái đối với con người, và Đấng "chậm giận" có nghĩa là Đấng kiên nhẫn và chịu đau khổ lâu dài.(Sách bài tập năm 2020 dành cho học viên học lời Chúa trang 104).
Thiên Chúa đã tự Ngài mời gọi mọi người, và chính Ngài tự mặc khải bản tính thiên chúa và ý nghĩa đó cho ông Môsê trên đỉnh núi Sinai. Các bạn có cảm thấy lời mời gọi của ông Môsê về một Thiên Chúa toàn năng và nhân hậu dễ mến yêu không? "Lạy Chúa, nếu chúng con được Ngài bênh vực, xin Ngài hãy đến với chúng con". Đó cũng có thể là lời cầu nguyện của chúng ta được dùng trong thời buổi đại dịch Covid này. Cũng như ông Môsê và dân Isael lúc đi qua hoang địa khắc nghiệt để đến một nơi mà họ chưa biết, chúng ta cũng vậy, chúng ta đang đi trên một chặng đường đời đầy nguy hiểm mà chúng ta không biết nơi nào và khi nào mới kết thúc.
Chúng ta cũng dùng chung lời cầu nguyện của ông Môsê cho chúng ta "Lạy Chúa, nếu quả thật chúng con được ơn nghĩa với Chúa. Thì xin Chúa đồng hành với chúng con". Nhân ngày lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay chúng ta thử hỏi "Thiên Chúa mà chúng ta thờ phượng là ai? " Như sách Xuất Hành hướng dẫn, chúng ta thưa "Lạy Chúa, Chúa là Đấng đồng hành với chúng con" Suốt đời sống chúng con, Và tôi thêm vào, nếu chúng con được nghĩa với Thiên Chúa hay không, Thiên Chúa vẫn có đó và luôn ở bên chúng ta và cùng ở với chúng ta.
Thánh Gioan nói rõ hơn về Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ hôm nay. tình thương yêu của Thiên Chúa vô giá và vô lượng. Các ngôn sứ liên tục loan báo điều đó trong suốt lịch sử dân Israel. Thánh Gioan nói với chúng ta là tình yêu thương Chúa luôn lan rộng và sâu đậm cho mọi người vì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta tất cả mọi sự để chứng minh lòng yêu thương của Ngài ngay cả Con Một của Thiên Chúa. Thiên Chúa Tình yêu là như thế nào? Chúa Giêsu trên cây thánh giá hiển thị tình yêu thương đó cho chúng ta. Một Thiên Chúa chịu đóng đinh và chết trên cây thập giá, nhưng Thiên Chúa đã để sự tận cùng đau khổ xãy ra cho Chúa Giêsu để chứng tỏ Thiên Chúa yêu thương chúng ta như thế nào. Chúng ta cần phải nhận sự chữa lành Thiên Chúa ban cho chúng ta qua sự chết của Con Ngài. Chúng ta nhìn trên cây thánh giá, dấu chỉ mạnh mẻ về tình yêu thương và tin tưởng vào lòng tha thứ và chữa lành của Thiên Chúa đem đến cho chúng ta.
Trong Phúc âm thánh Gioan có một khoản cách phân biệt sâu đậm giữa ánh sáng và bóng tối (Ga 1:4-5). Chúng ta có thể chấp nhận và đến với ánh sáng bằng cách tin tưởng vào Chúa Giêsu là Đấng Tạo Dựng mới của Thiên Chúa. Hay chúng ta có thể chịu ở trong bóng tối âm u "hể ai không tin thì bị lên án rối vì người đó không tin vào danh thánh Con Một Thiên Chúa" Sự lên án đến không phải vì người đó đã phá lề luật. Nhưng, vì khi chúng ta chọn ở trong chúng ta, sự dữ sẽ chà đạp và thóa mạ chúng ta, không những chỉ về cá nhân, nhưng là tất cả mọi vật tạo dựng, chà đạp vì tham lam và không biết để ý đến.
Thiên Chúa của chúng ta vượt quá định nghĩa và hiểu biết của chúng ta. Nhưng Ngài vẫn luôn tìm đến chúng ta để cứu chúng ta. Kinh Thánh luôn luôn nói lên diều này, và nói trắng ra. Và chúng ta nhận được ơn thánh Phaolô hôm nay "Cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần".
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
THE M0ST HOLY TRINITY (A)
Exodus 34: 4b-6, 8-9; Daniel 3: 52-55; 2 Cor 13: 11-13; John 3: 16-18
I am intimidated by these "big feasts" when I preach. Do people expect me to "explain" the subject of the feast? Especially today: am I expected to explain the Trinity? Some called St. Augustine’s book "The Trinity" his masterpiece. He said he spent years writing 15 books concerning the Trinity. Not even the great Augustine could thoroughly explain the Trinity, even in 15 books!
My approach on grand feasts like today is to do what I do on ordinary days and Sunday: focus on the Scriptures for the day and their liturgical context. We don’t usually focus on the Responsorial Psalm. It is what its title suggests, a response to the first reading. Today’s Response is and exception, it is not a Psalm, but a selection from the Book of Daniel. "Blessed are you, O Lord, the God of our fathers, praiseworthy and exalted above all forever." These are the words of the three young men Shadrach, Meschach and Abednego who were thrown into a fiery furnace by Nebuchadnezzar for not worshiping the golden statue he had made. They were willing to die rather than betray their God. In the furnace they could be seen walking around and heard praising God. Today’s Responsorial is part of the young men’s Canticle.
We sometimes paint a harsh picture of the so-called "Old Testament God." But why would the men choose the fire instead of betraying God, if their God was harsh and punishing? On the feast of our triune God the blessings the three men pray from the midst of the flames remind us of the God we worship: "Blessed are you O Lord.. Praiseworthy and exalted above all forever." This is the response to our reading from Exodus. We go with Moses up Mount Sinai where God had summoned him. In calling Moses God had taken the initiative, which is how God treats us as well. Each time we pray, go to church or, as we do these days, live stream Mass, we acknowledge, the God of Moses and the God of Jesus Christ. God calls us to many "mountaintop" encounters, either by ourselves, or with a worshiping community.
Who is this God-of-summons? In the encounter with Moses God declares God’s name, "The Lord, the Lord, a merciful and gracious God slow to anger and rich in kindness and fidelity." The Hebrew terms for God convey more than our English translation. The Bible does not define God, but renders powerful images of God for us. For example: "merciful" means "compassion, " and in Hebrew is associated with a pregnant woman’s womb. "Gracious" means to show favor towards a person and "slow to anger" suggests patience and long-suffering. ("2020 Workbook for Lectors, Gospel Readers and Proclaimers of the Word." Chicago: Liturgy Training Publications, page 194)
God has taken the initiative to call people and it is God who reveals the divine nature and its meaning to Moses on Mount Sinai. Don’t you find Moses’ invitation to the all-powerful and merciful God charming? "If I find favor with you, O Lord, do come along in our company." That could be our prayer as well during these pandemic days. Like Moses and the Israelites crossing the harsh desert to an unknown destination, we too are on a perilous journey and we don’t know where, or when it will end.
We make Moses’ prayer ours too: "If I find favor with you, O Lord, do come along in our company." On Trinity Sunday we ask, "Who is this God we worship? " Guided by our Exodus account we say, "Our God is the one who "comes along in our company" throughout our lives. And I would add, whether we find "favor" with God or not, God is always there for and with us.
John spells out more about the God we worship today. Divine love is very expensive and persistent. The prophets continually proclaimed that throughout Israel’s history. John tells us that God’s love extends to the whole world. How much? God’s love is so expansive and intense for us that God has given everything to prove it – even God’s only Son. What does God’s love look like? Jesus on the cross displays that love for us. God didn’t cause the crucifixion, but God let the worst happen to Jesus to show us how much God loves us. But we need to accept the healing God offers us through the Son’s death. We look upon the cross and by that powerful sign of love trust the forgiveness and healing God is reaching out to give us.
In John’s Gospel there is that chasm between light and darkness (1:4-5). We can accept and come into the light by believing in Jesus, God’s new creation. Or, we can choose to remain in the darkness. "Whoever does not believe has already been condemned because that one has not believed in the name of the only Son of God." The condemnation comes, not because any laws have been broken, but because when we choose to remain on our own evil has its way with us and destroys and defaces – not just us as individuals, but all of the created world, trampled down by greed and indifference.
Our God is beyond our definition and comprehension and still has reached out to save us. Our Scriptures proclaim this consistently and quite plainly and we receive the blessing Paul gives us today, "The grace of the Lord Jesus Christ and the fellowship of the Holy Spirit be with all of you."