Ngày 1 tháng 6 hôm qua, Tập san của Viện Luật Học ở Melbourne (https://www.liv.asn.au/Staying-Informed/LIJ/LIJ/June-2020/Inside-stories--Lawyers-on-the-trials-of-the-Pel) có đăng tải cuộc phỏng vấn của Karin Derkley với Luật sư Paul Galbally, một trong toán Galbally & O'Bryan Lawyers biện hộ cho Đức Hồng Y George Pell.
Luật sư Galbally cho hay vụ án chiếm của công ty ông phần lớn số thì giờ trong 3 năm qua, trong đó, có lúc có đến 5 luật sư cùng làm việc một lúc cho vụ án. Họ biết đây là nhiệm vụ lớn lao và có ý nghĩa. Tuy nhiên, họ không dự kiến sẽ có đến hai phiên sử mà kết thúc lại phải tới Tối Cao Pháp Viện.
Vụ án bao gồm số lượng khổng lồ các tài liệu, với nhiều nhân chứng ra làm chứng hơn hầu hết các vụ án do công ty đảm nhiệm biện hộ. Phải nắm vững bằng chứng và cung cấp tài liệu một cách chính xác xem ai nói gì và nói khi nào là một nhiệm vụ gay gắt, đòi nhiều chi tiết và năng lực. Theo ông, đây là một khoa học chính xác.
Luật sư Galbally đơn cử trường hợp của luật sư phụ tá Kartya Gracer, người đã làm việc “không biết mệt, gần suốt 3 năm không ngừng”. Nhưng ông cũng ca ngợi sự tập chú của toàn nhóm, trong đó có các luật sư Robert Richter QC, Ruth Shann và sau này Bret Walker SC. Ông bảo: “Có rất nhiều hỗ trợ trong toàn bộ công ty luật để bảo đảm nhóm phụ trách vụ Đức Hồng Y Pell có đủ các tài nguyên họ cần".
Cả các công ty bạn về hình luật cũng rất hào phóng trong việc khuyến khích công ty của ông trong các năm qua. “Họ hiểu toàn bộ sự việc nhóm luật sư của chúng tôi phải trải qua. Họ gọi cho chúng tôi, gửi tin nhắn, điện thư và tới gặp chúng tôi tại toà và chúc chúng tôi mọi sự may mắn”.
Ý thức được việc nhiều người trong cộng đồng có quan điểm riêng về vấn đề này, nên Luật sự Galbally ra qui luật này: không thảo luận vấn đề ở bên ngoài khung cảnh luật lệ. Nếu vấn đề được ai đó nêu lên trong các khung cảnh xã hội, ông bảo “mưu mẹo là không trả lời. Ai cũng có quyền có ý kiến riêng, nhưng bạn chỉ lắng nghe và cho họ hay bạn không ở vị thế để thảo luận nó”.
Dù biết tính cách nổi bật của vụ án, nhưng ông cho rằng mọi vụ án đều quan trọng như nhau. “Tôi nghĩ về phương diện chuyên nghiệp, bạn không bao giờ có thể đặt vụ này lên trên vụ khác vì đối với mọi khách hàng, vấn đề của họ luôn quan yếu đối với họ, điều này chính xác”.
Tuy nhiên vụ án Đức Hồng Y Pell làm ông củng cố quan điểm này: dù các bồi thẩm đoàn là một định chế cần thiết, một số vụ án, như vụ này chẳng hạn, đòi sự xem xét của một phiên toà chỉ có thẩm phán xét xử mà thôi. Ông nói: “bản chất bàng bạc của các phương tiện truyền thông xã hội đem đến nhiều thách thức mới mẻ và độc đáo cho các bồi thẩm đoàn mà cách nay một thập niên chưa từng có. Trong một số hoàn cảnh, hệ thống luật pháp ngày nay đòi một phương thức để bị cáo được quyền yêu cầu cho vụ của họ chỉ được xử bởi thẩm phán mà thôi”
Luật sư Galbally cho hay vụ án chiếm của công ty ông phần lớn số thì giờ trong 3 năm qua, trong đó, có lúc có đến 5 luật sư cùng làm việc một lúc cho vụ án. Họ biết đây là nhiệm vụ lớn lao và có ý nghĩa. Tuy nhiên, họ không dự kiến sẽ có đến hai phiên sử mà kết thúc lại phải tới Tối Cao Pháp Viện.
Vụ án bao gồm số lượng khổng lồ các tài liệu, với nhiều nhân chứng ra làm chứng hơn hầu hết các vụ án do công ty đảm nhiệm biện hộ. Phải nắm vững bằng chứng và cung cấp tài liệu một cách chính xác xem ai nói gì và nói khi nào là một nhiệm vụ gay gắt, đòi nhiều chi tiết và năng lực. Theo ông, đây là một khoa học chính xác.
Luật sư Galbally đơn cử trường hợp của luật sư phụ tá Kartya Gracer, người đã làm việc “không biết mệt, gần suốt 3 năm không ngừng”. Nhưng ông cũng ca ngợi sự tập chú của toàn nhóm, trong đó có các luật sư Robert Richter QC, Ruth Shann và sau này Bret Walker SC. Ông bảo: “Có rất nhiều hỗ trợ trong toàn bộ công ty luật để bảo đảm nhóm phụ trách vụ Đức Hồng Y Pell có đủ các tài nguyên họ cần".
Cả các công ty bạn về hình luật cũng rất hào phóng trong việc khuyến khích công ty của ông trong các năm qua. “Họ hiểu toàn bộ sự việc nhóm luật sư của chúng tôi phải trải qua. Họ gọi cho chúng tôi, gửi tin nhắn, điện thư và tới gặp chúng tôi tại toà và chúc chúng tôi mọi sự may mắn”.
Ý thức được việc nhiều người trong cộng đồng có quan điểm riêng về vấn đề này, nên Luật sự Galbally ra qui luật này: không thảo luận vấn đề ở bên ngoài khung cảnh luật lệ. Nếu vấn đề được ai đó nêu lên trong các khung cảnh xã hội, ông bảo “mưu mẹo là không trả lời. Ai cũng có quyền có ý kiến riêng, nhưng bạn chỉ lắng nghe và cho họ hay bạn không ở vị thế để thảo luận nó”.
Dù biết tính cách nổi bật của vụ án, nhưng ông cho rằng mọi vụ án đều quan trọng như nhau. “Tôi nghĩ về phương diện chuyên nghiệp, bạn không bao giờ có thể đặt vụ này lên trên vụ khác vì đối với mọi khách hàng, vấn đề của họ luôn quan yếu đối với họ, điều này chính xác”.
Tuy nhiên vụ án Đức Hồng Y Pell làm ông củng cố quan điểm này: dù các bồi thẩm đoàn là một định chế cần thiết, một số vụ án, như vụ này chẳng hạn, đòi sự xem xét của một phiên toà chỉ có thẩm phán xét xử mà thôi. Ông nói: “bản chất bàng bạc của các phương tiện truyền thông xã hội đem đến nhiều thách thức mới mẻ và độc đáo cho các bồi thẩm đoàn mà cách nay một thập niên chưa từng có. Trong một số hoàn cảnh, hệ thống luật pháp ngày nay đòi một phương thức để bị cáo được quyền yêu cầu cho vụ của họ chỉ được xử bởi thẩm phán mà thôi”