Nhân dịp Chúa nhật lễ Chúa thánh Thần Hiện Xuống, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi đi Thông điệp hàng năm cho Chúa nhật Truyền giáo nhấn mạnh tới sứ mệnh trong bối cảnh đại dịch coronavirus hiện tại.
(Tin Vatican - Sr Bernadette Mary Reis, fsp)
Vào Chủ nhật lễ Hiện xuống, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi Thông điệp hàng năm cho ngày Chúa nhật Truyền giáo của năm 2020. Chủ đề được rút từ sách Tiên tri Isai: “Lạy Chúa, con đây, xin hãy sai con” (Is 6: 8). Chủ nhật Truyền giáo sẽ được mừng vào ngày 18 tháng 10 năm 2020.
Lời mời gọi dấn thân truyền giáo trong cuộc khủng hoảng hiện nay
Thánh Cha bắt đầu sứ điệp của mình với những lời ngài đã dùng để cầu nguyện trong dịp cầu nguyện bất thường được tổ chức vào ngày 27 tháng 3. Ngay cả trong sự mất phương hướng và trong nỗi sợ bị kích động bởi cuộc khủng hoảng toàn thế giới hiện nay, Thánh Cha Phanxicô nói Chúa vẫn tiếp tục hỏi “Ta sẽ sai ai? ” Ngay dù khi chúng ta cảm nghiệm được sự yếu hèn của mình trong nỗi đau và cái chết mà chúng ta đang trải nghiệm, chúng ta cũng được nhắc nhở về nỗi khát vọng sâu thẳm của chúng ta đối với cuộc sống và sự giải thoát khỏi ách quỷ ma! Từ đó lời mời gọi truyền giáo được dấy lên như một lời mời gọi ra khỏi chính mình trước tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, qua hành động và cầu nguyện.
Những người Truyền giáo với sứ mạng của Chúa Giêsu
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Giống như Chúa Giêsu đã hoàn tất sứ mệnh của mình bằng cách chết trên thập giá, chúng ta cũng được mời gọi trao hiến cho người khác. Nhiệm vụ của chúng ta, lời mời gọi của chúng ta, sự sẵn lòng của chúng ta được bắt nguồn từ ơn gọi của Chúa Giêsu là sứ giả của Chúa Cha. Ơn gọi cá nhân của chúng ta, cũng được khởi nguồn từ sự kiện chúng ta là con cái của Chúa trong Giáo hội.
Một Giáo hội truyền giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng: Giáo hội tiếp tục sứ mệnh của Chúa Giêsu trong lịch sử. Do đó, các thành viên được thanh tảy trong Giáo hội cũng được sai đi nhân danh Giáo hội. Qua những chứng tá và loan báo Tin Mừng của chúng ta mà Thiên Chúa tiếp tục thể hiện tình yêu của Ngài. Đây là cách mà Ngài có thể đụng chạm và biến đổi trái tim, tâm trí, thể xác, xã hội và văn hóa ở mọi nơi và mọi thời.
Đáp lại lời mời gọi tâm giao
Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta: Sứ mệnh truyền giáo là một lời mời gọi tự do và ý thức trước tiếng gọi mời của Thiên Chúa. Một lời mời gọi truyền giáo chỉ có thể được nhận ra khi chúng ta có một mối tương giao thân tình với Chúa Giêsu hiện diện trong Giáo hội. Điều đó dẫn đến câu hỏi là chúng ta có sẵn sàng để đón nhận Chúa Thánh Thần hiện diện và hành động trong cuộc sống của chúng ta. Lời mời gọi đó được rộng mở cho các cặp vợ chồng, cho các tu sĩ nam nữ cũng như cho các thừa tác viên được truyền chức cho các phận vụ này trong cuộc sống.
Một câu hỏi khác mà Đức Thánh Cha đề cập đến: Chúng ta nên tự hỏi mình liệu chúng ta có sẵn sàng để được sai đi bất cứ nơi nào và lúc nào để loan truyền đức tin và tình yêu của Thiên Chúa Ba ngôi: Cha, Con và Thánh Thần không? Và câu hỏi cuối cùng là nếu chúng ta sẵn sàng đáp lại lời mời gọi như Đức Maria hằng luôn mở rộng tâm lòng trước tôn ý của Thiên Chúa không?
Sứ mệnh truyền giáo trong cuộc sống
Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận thách đố của sứ mệnh mệnh truyền giáo của Giáo hội ngày nay là “Chúa muốn gì nơi chúng ta trong thời điểm xảy đại dịch này? ” Khi nhiều người chết đơn độc hay bị bỏ rơi, khi nhiều người bị mất việc, với sự giãn cách xã hội, phải bó chân ở nhà, Đức Thánh Cha nói chúng ta được mời để khám phá lại rằng chúng ta cần các mối quan hệ xã hội cũng như tương quan cộng đoàn và mối tâm giao với Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha cho hay: Tình huống này có thể làm tăng thêm nhận thức của chúng ta trước nhu cầu liên đới với tha nhân. Thiên Chúa sẽ chạm đến trái tim của chúng ta thông qua những tiếng kêu thống thiết trước những nhu cầu của tha nhân. Những người trong cộng đoàn của chúng ta, những người không được tham dự các nghi lễ phụng vụ của giáo xứ, giờ đã thấm thía cảm nghiệm của cộng đoàn Kitô hữu không được tham dự các Thánh lễ mỗi Chủ nhật!
Ta sẽ sai ai?
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc sứ điệp của mình bằng câu hỏi mà Tiên tri Isai đã viết “Ta sẽ sai ai? ” một lần nữa lại được vang vọng nơi chúng ta và đợi chờ chúng ta đáp trả một cách quảng đại: “Lạy Chúa con đây, xin hãy sai con!” (Is 6: 8).
Sứ điệp Ngày Chúa nhật Truyền giáo sẽ là một ngày mà chúng ta sẽ tái xác quyết lại thông qua tâm tình cầu nguyện, suy tư và cống hiến vật chất một các tích cực vào sứ mệnh của Chúa Giêsu trong Giáo hội của Ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô xác định rằng sự quyên góp được thực hiện vào ngày 18 tháng 10 sẽ hỗ trợ các công cuộc truyền giáo được thực hiện dưới danh hiệu Hội Truyền giáo Tòa thánh, đáp ứng những nhu cầu tinh thần và vật chất cho nhiều dân tộc và nhiều Giáo hội trên khắp thế giới, hầu cứu rỗi các linh hồn.
(Tin Vatican - Sr Bernadette Mary Reis, fsp)
Vào Chủ nhật lễ Hiện xuống, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi Thông điệp hàng năm cho ngày Chúa nhật Truyền giáo của năm 2020. Chủ đề được rút từ sách Tiên tri Isai: “Lạy Chúa, con đây, xin hãy sai con” (Is 6: 8). Chủ nhật Truyền giáo sẽ được mừng vào ngày 18 tháng 10 năm 2020.
Lời mời gọi dấn thân truyền giáo trong cuộc khủng hoảng hiện nay
Thánh Cha bắt đầu sứ điệp của mình với những lời ngài đã dùng để cầu nguyện trong dịp cầu nguyện bất thường được tổ chức vào ngày 27 tháng 3. Ngay cả trong sự mất phương hướng và trong nỗi sợ bị kích động bởi cuộc khủng hoảng toàn thế giới hiện nay, Thánh Cha Phanxicô nói Chúa vẫn tiếp tục hỏi “Ta sẽ sai ai? ” Ngay dù khi chúng ta cảm nghiệm được sự yếu hèn của mình trong nỗi đau và cái chết mà chúng ta đang trải nghiệm, chúng ta cũng được nhắc nhở về nỗi khát vọng sâu thẳm của chúng ta đối với cuộc sống và sự giải thoát khỏi ách quỷ ma! Từ đó lời mời gọi truyền giáo được dấy lên như một lời mời gọi ra khỏi chính mình trước tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, qua hành động và cầu nguyện.
Những người Truyền giáo với sứ mạng của Chúa Giêsu
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Giống như Chúa Giêsu đã hoàn tất sứ mệnh của mình bằng cách chết trên thập giá, chúng ta cũng được mời gọi trao hiến cho người khác. Nhiệm vụ của chúng ta, lời mời gọi của chúng ta, sự sẵn lòng của chúng ta được bắt nguồn từ ơn gọi của Chúa Giêsu là sứ giả của Chúa Cha. Ơn gọi cá nhân của chúng ta, cũng được khởi nguồn từ sự kiện chúng ta là con cái của Chúa trong Giáo hội.
Một Giáo hội truyền giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng: Giáo hội tiếp tục sứ mệnh của Chúa Giêsu trong lịch sử. Do đó, các thành viên được thanh tảy trong Giáo hội cũng được sai đi nhân danh Giáo hội. Qua những chứng tá và loan báo Tin Mừng của chúng ta mà Thiên Chúa tiếp tục thể hiện tình yêu của Ngài. Đây là cách mà Ngài có thể đụng chạm và biến đổi trái tim, tâm trí, thể xác, xã hội và văn hóa ở mọi nơi và mọi thời.
Đáp lại lời mời gọi tâm giao
Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta: Sứ mệnh truyền giáo là một lời mời gọi tự do và ý thức trước tiếng gọi mời của Thiên Chúa. Một lời mời gọi truyền giáo chỉ có thể được nhận ra khi chúng ta có một mối tương giao thân tình với Chúa Giêsu hiện diện trong Giáo hội. Điều đó dẫn đến câu hỏi là chúng ta có sẵn sàng để đón nhận Chúa Thánh Thần hiện diện và hành động trong cuộc sống của chúng ta. Lời mời gọi đó được rộng mở cho các cặp vợ chồng, cho các tu sĩ nam nữ cũng như cho các thừa tác viên được truyền chức cho các phận vụ này trong cuộc sống.
Một câu hỏi khác mà Đức Thánh Cha đề cập đến: Chúng ta nên tự hỏi mình liệu chúng ta có sẵn sàng để được sai đi bất cứ nơi nào và lúc nào để loan truyền đức tin và tình yêu của Thiên Chúa Ba ngôi: Cha, Con và Thánh Thần không? Và câu hỏi cuối cùng là nếu chúng ta sẵn sàng đáp lại lời mời gọi như Đức Maria hằng luôn mở rộng tâm lòng trước tôn ý của Thiên Chúa không?
Sứ mệnh truyền giáo trong cuộc sống
Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận thách đố của sứ mệnh mệnh truyền giáo của Giáo hội ngày nay là “Chúa muốn gì nơi chúng ta trong thời điểm xảy đại dịch này? ” Khi nhiều người chết đơn độc hay bị bỏ rơi, khi nhiều người bị mất việc, với sự giãn cách xã hội, phải bó chân ở nhà, Đức Thánh Cha nói chúng ta được mời để khám phá lại rằng chúng ta cần các mối quan hệ xã hội cũng như tương quan cộng đoàn và mối tâm giao với Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha cho hay: Tình huống này có thể làm tăng thêm nhận thức của chúng ta trước nhu cầu liên đới với tha nhân. Thiên Chúa sẽ chạm đến trái tim của chúng ta thông qua những tiếng kêu thống thiết trước những nhu cầu của tha nhân. Những người trong cộng đoàn của chúng ta, những người không được tham dự các nghi lễ phụng vụ của giáo xứ, giờ đã thấm thía cảm nghiệm của cộng đoàn Kitô hữu không được tham dự các Thánh lễ mỗi Chủ nhật!
Ta sẽ sai ai?
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc sứ điệp của mình bằng câu hỏi mà Tiên tri Isai đã viết “Ta sẽ sai ai? ” một lần nữa lại được vang vọng nơi chúng ta và đợi chờ chúng ta đáp trả một cách quảng đại: “Lạy Chúa con đây, xin hãy sai con!” (Is 6: 8).
Sứ điệp Ngày Chúa nhật Truyền giáo sẽ là một ngày mà chúng ta sẽ tái xác quyết lại thông qua tâm tình cầu nguyện, suy tư và cống hiến vật chất một các tích cực vào sứ mệnh của Chúa Giêsu trong Giáo hội của Ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô xác định rằng sự quyên góp được thực hiện vào ngày 18 tháng 10 sẽ hỗ trợ các công cuộc truyền giáo được thực hiện dưới danh hiệu Hội Truyền giáo Tòa thánh, đáp ứng những nhu cầu tinh thần và vật chất cho nhiều dân tộc và nhiều Giáo hội trên khắp thế giới, hầu cứu rỗi các linh hồn.