Ngày cầu nguyện cho Giáo hội Trung Hoa – Ba Giám mục hầm trú đã tạ thế
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tín hữu khắp nơi cầu nguyện cho các tín hữu Công Giáo tại Trung Hoa, khi họ mừng lễ Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu, quan thầy của đất nước Trung Hoa, tại Đền thờ Đức Mẹ Sầm Sơn (Sheshan) ở Thượng Hải.
Đức Thánh Cha nói lên tâm tình gần gũi và cầu nguyện chia sẻ nỗi niềm hy vọng cậy trông với họ trong cơn thử thách và bách hại hiện nay.
Ngày cầu nguyện cho Giáo hội Trung Quốc
Vào năm 2007, Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI đã viết một thư gửi người Công Giáo Trung Quốc, và công bố ngày cầu nguyện cho Giáo hội Trung Quốc, được tổ chức hàng năm vào ngày 24 tháng 5.
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã dọn một lời nguyện xin cùng Đức Trinh Nữ, xin Mẹ hướng dẫn Dân Chúa "đi theo con đường của sự thật và yêu thương" hầu tiến đạt một cuộc sống chung hài hòa với tất cả mọi người, ngay cả với những người Cộng sản… Đức Thánh Cha Bênêđictô cũng cầu khẩn Mẹ Thiên Chúa "giúp người Công Giáo Trung quốc luôn là nhân chứng của niềm tin yêu hy vọng vào Chúa, luôn hợp nhất với nền đá tảng Thánh Phêrô là nền móng của Giáo hội được xây dựng.
Một thời điểm quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã diễn ra vào ngày 22 tháng 9 năm 2018, với việc ký kết Thỏa thuận lâm thời.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin mô tả hiệp ước này là "một thành quả của một đường dài và đây là điểm khởi đầu" cho "một giai đoạn hợp tác mới vì lợi ích của cộng đồng Công Giáo Trung Quốc và sự hòa hợp của toàn thể xã hội Trung quốc."
Tuy nhiên sau Thỏa thuận ấy rất nhiều sóng gió, bắt bớ cấm đoán dành cho Giáo hội hầm trú và cả Giáo hội Trung quốc như bắt tháo gỡ thánh giá xuống khỏi các thánh đường, ngăn cản hành hương về các trung tâm của Giáo hội tại Trung Hoa v.v… Ngay cả vấn đề bổ nhiệm các Giám mục vẫn là những nan đề khó giải quyết…
Hành trình đối thoại và thông cảm lẫn nhau vẫn là hai con đường không có những điểm giao thoa hai bên...
Trong lúc đó, một thời gian ngắn gần đây ba Giám mục hầm trú rất kiên cường tín trung cùng Giáo hội hoàn vũ đã lần lượt ra đi, chắc chắn đã để lại những hụt hẫng và chao đảo thách đố lớn cho các tín hữu và Giáo hội tại Trung quốc trong hiện tại cũng như những ngày tháng sắp tới.
Ba vị giám mục hầm trú đã hoàn tất cuộc hành trình dương thế là:
1. Vào tối ngày 20 tháng 11 năm 2019 Đức cha Anrê Đào Duy Tín (Andrea Jin Daoyuan), Giám mục Giáo phận Changzhi tại Sơn Tây, đã qua đời. Hưởng thọ 90.
2. Vào chiều ngày 23 tháng 3 năm 2020, Đức cha Giuse Mã Thống (Joseph Ma Zhongmu), Giám mục của Giáo phận Yinchuan / Ningxia, qua đời ở tuổi 101. Ngài là Giám mục duy nhất gốc người Mông Cổ.
3. Vào sáng ngày 7 tháng 5 năm 2020, Đức cha Giuse Vũ Bảo (Joseph Zhu Baoyu), Giám mục của Giáo phận Nanyang, ở Hà Nam, qua đời ở tuổi 99.
Cả ba vị đều là các Giám mục hầm trú, không được chính quyền Trung Hoa thừa nhận và bị giam lỏng không được phép thi hành chức vụ Giám mục… Tuy thế các ngài lại là những cột trụ vững mạnh cho các tín hữu tựa nương và là sức mạnh gìn giữ Giáo hội Trung Hoa kết hợp chặt chẽ với Giáo hội hoàn vũ Roma.
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tín hữu khắp nơi cầu nguyện cho các tín hữu Công Giáo tại Trung Hoa, khi họ mừng lễ Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu, quan thầy của đất nước Trung Hoa, tại Đền thờ Đức Mẹ Sầm Sơn (Sheshan) ở Thượng Hải.
Đức Thánh Cha nói lên tâm tình gần gũi và cầu nguyện chia sẻ nỗi niềm hy vọng cậy trông với họ trong cơn thử thách và bách hại hiện nay.
Ngày cầu nguyện cho Giáo hội Trung Quốc
Vào năm 2007, Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI đã viết một thư gửi người Công Giáo Trung Quốc, và công bố ngày cầu nguyện cho Giáo hội Trung Quốc, được tổ chức hàng năm vào ngày 24 tháng 5.
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã dọn một lời nguyện xin cùng Đức Trinh Nữ, xin Mẹ hướng dẫn Dân Chúa "đi theo con đường của sự thật và yêu thương" hầu tiến đạt một cuộc sống chung hài hòa với tất cả mọi người, ngay cả với những người Cộng sản… Đức Thánh Cha Bênêđictô cũng cầu khẩn Mẹ Thiên Chúa "giúp người Công Giáo Trung quốc luôn là nhân chứng của niềm tin yêu hy vọng vào Chúa, luôn hợp nhất với nền đá tảng Thánh Phêrô là nền móng của Giáo hội được xây dựng.
Một thời điểm quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã diễn ra vào ngày 22 tháng 9 năm 2018, với việc ký kết Thỏa thuận lâm thời.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin mô tả hiệp ước này là "một thành quả của một đường dài và đây là điểm khởi đầu" cho "một giai đoạn hợp tác mới vì lợi ích của cộng đồng Công Giáo Trung Quốc và sự hòa hợp của toàn thể xã hội Trung quốc."
Tuy nhiên sau Thỏa thuận ấy rất nhiều sóng gió, bắt bớ cấm đoán dành cho Giáo hội hầm trú và cả Giáo hội Trung quốc như bắt tháo gỡ thánh giá xuống khỏi các thánh đường, ngăn cản hành hương về các trung tâm của Giáo hội tại Trung Hoa v.v… Ngay cả vấn đề bổ nhiệm các Giám mục vẫn là những nan đề khó giải quyết…
Hành trình đối thoại và thông cảm lẫn nhau vẫn là hai con đường không có những điểm giao thoa hai bên...
Trong lúc đó, một thời gian ngắn gần đây ba Giám mục hầm trú rất kiên cường tín trung cùng Giáo hội hoàn vũ đã lần lượt ra đi, chắc chắn đã để lại những hụt hẫng và chao đảo thách đố lớn cho các tín hữu và Giáo hội tại Trung quốc trong hiện tại cũng như những ngày tháng sắp tới.
Ba vị giám mục hầm trú đã hoàn tất cuộc hành trình dương thế là:
1. Vào tối ngày 20 tháng 11 năm 2019 Đức cha Anrê Đào Duy Tín (Andrea Jin Daoyuan), Giám mục Giáo phận Changzhi tại Sơn Tây, đã qua đời. Hưởng thọ 90.
Đức cha Anrê Đào Duy Tín (Andrea Jin Daoyuan) |
2. Vào chiều ngày 23 tháng 3 năm 2020, Đức cha Giuse Mã Thống (Joseph Ma Zhongmu), Giám mục của Giáo phận Yinchuan / Ningxia, qua đời ở tuổi 101. Ngài là Giám mục duy nhất gốc người Mông Cổ.
Đức cha Giuse Mã Thống (Joseph Ma Zhongmu)
3. Vào sáng ngày 7 tháng 5 năm 2020, Đức cha Giuse Vũ Bảo (Joseph Zhu Baoyu), Giám mục của Giáo phận Nanyang, ở Hà Nam, qua đời ở tuổi 99.
Đức cha Giuse Vũ Bảo (Joseph Zhu Baoyu)
Cả ba vị đều là các Giám mục hầm trú, không được chính quyền Trung Hoa thừa nhận và bị giam lỏng không được phép thi hành chức vụ Giám mục… Tuy thế các ngài lại là những cột trụ vững mạnh cho các tín hữu tựa nương và là sức mạnh gìn giữ Giáo hội Trung Hoa kết hợp chặt chẽ với Giáo hội hoàn vũ Roma.