Dưới ánh sáng của các tài liệu mới trong tàng thư của các quốc gia cựu cộng sản, Tiến sĩ George Weigel, người viết tiểu sử vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan, vừa có một bài viết đăng trên First Things ngày 17 tháng Bẩy, 2019 liên quan đến vụ mưu sát Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây “The Quiet Hours of Leonid Brezhnev” – “Những giờ yên lặng của Leonid Brezhnev”. The Quiet Hours of Leonid Brezhnev
Những giờ yên lặng của Leonid Brezhnev.
Lần đầu tiên gặp Tiến sĩ Andrzej Grajewski, có lẽ bạn sẽ không nhận ra nhà sử học người Ba Lan có phong cách ôn hòa này lại là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về Bóng tối phủ lên Giáo hội trong thời Chiến tranh Lạnh: đó là cuộc tấn công không ngừng của cộng sản vào Giáo Hội Công Giáo. Nhưng anh ấy đúng là như vậy, và chuyên môn của anh ấy chủ yếu đến từ nhiều năm kiên nhẫn tìm kiếm thông qua các tập tin tình báo bí mật của Mật Vụ cộng sản. Một số những tập tin đó đã bị đốt vào năm 1989 (hoặc vẫn bị khóa ở Mạc Tư Khoa), nhưng nhiều tài liệu vẫn còn giữ được đến nay cho các học giả có thể tra cứu. Những nghiên cứu của Grajewski gần đây trong thế giới mật vụ thường bẩn thỉu này đặt ra một số câu hỏi thú vị về vụ ám sát Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 13 tháng 5 năm 1981.
Những gì chúng ta biết chắc chắn về vụ này?
Chúng ta biết rằng vào mùa thu năm 1979, Yuri Andropov, người đứng đầu cơ quan tình báo cao nhất, và tàn nhẫn nhất là KGB (cơ quan tình báo bí mật của Liên Sô) đã kết luận rằng Đức Gioan Phaolô II là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống Sô viết, cả trong và ngoài đế chế Liên Sô. Và chúng ta biết rằng Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Sô đã ban hành một nghị định vào ngày 13 tháng 11 năm 1979, cho phép sử dụng “tất cả các phương tiện hiện có”, để khống chế các tác động mà chính sách của Đức Gioan Phaolô II đang đe dọa khối Sô viết.
Chúng ta biết tên thực hiện vụ ám sát, Mehmet Ali Agca, là một kẻ giết người chuyên nghiệp, bằng cách nào đó đã trốn thoát khỏi một nhà tù quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau khi sắc lệnh năm 1979 nêu trên được ban hành. Y được đào tạo thêm trong một trại ở Syria do các cơ quan tình báo khối Sô viết điều hành. Chúng ta biết rằng, sau khi gặp một sĩ quan tình báo Liên Sô ở Tehran, Agca đã đến Bảo Gia Lợi với sự giúp đỡ của các cơ quan an ninh nước này và sống hai tháng trong một khách sạn sang trọng ở Sofia. Chúng ta cũng biết rằng vấn đề tài chính của Agca đã được quản lý bởi một người Thổ Nhĩ Kỳ, có liên quan đến các cơ quan tình báo cộng sản, là người sau đó đã chết trong một hoàn cảnh lạ thường không giải thích được.
Những gì chúng tôi không có là bằng chứng trên giấy tờ là phải chăng vụ ám sát Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được thực hiện theo lệnh trực tiếp của Andropov, hoặc nhà lãnh đạo Liên Sô Leonid Brezhnev, hoặc cả hai. Nhưng chúng tôi biết rằng, mật vụ Bảo Gia Lợi vốn trung thành và lệ thuộc vào Mạc Tư Khoa đến mức đã ngần ngại không muốn thay đổi nhãn hiệu xà phòng trong các phòng vệ sinh của họ mà chưa có sự cho phép của Mạc Tư Khoa, chắc chắn không dám tự mình thực hiện một chiến dịch chống lại Đức Gioan Phaolô II.
Và bây giờ chúng ta biết thêm một số điều nữa, nhờ vào một cuốn lịch sử ba tập cực kỳ buồn tẻ về lịch trình hàng ngày của Leonid Brezhnev, được xuất bản ba năm trước ở Nga. Andrzej Grajewski đã cày xới những tài liệu này, tập trung vào các hoạt động của Brezhnev vào tháng 4 và tháng 5 năm 1981 (tức là ngay sau khi Agca, lúc đó đang ở Zurich, đã gặp một số nhân vật mờ ám để hoàn thành các thỏa thuận hậu cần và tài chính cho vụ ám sát, được ấn định vào ngày 13 tháng 5, 1981). Trong suốt thời gian trị vì của mình với tư cách là người đứng đầu thực tế của Liên Sô từ năm 1964 đến 1982, Brezhnev thường không tiếp xúc với Andropov, tên cầm đầu KGB. Nhưng mức độ dày đặc các cuộc họp của họ tăng lên đáng kể vào tháng Tư và tháng Năm năm 1981, cũng như tần suất các cuộc trò chuyện qua điện thoại của họ. Tại sao lại có sự tăng cường liên lạc đột ngột giữa thủ lĩnh Liên Sô và Andropov, vào thời điểm chính xác đó? Một người có đầu óc tỉnh táo và hiếu kỳ sẽ tự hỏi.
Chắc chắn người ta sẽ thắc mắc về lịch trình của Brezhnev vào ngày 13 tháng 5 năm 1981. Sáng hôm đó, Brezhnev đã gặp một phái đoàn từ Congo để ký một số thỏa thuận. Khoảng 1 giờ chiều, ông ta đến văn phòng của mình ở điện Cẩm Linh và làm việc một mình trên các tài liệu. Lịch trình cho thấy ông ta không gặp bất cứ ai trong suốt buổi chiều, và cũng không gọi điện cho ai. Ông ta đang chờ đợi điều gì? Chờ một tin tức đã được dự đoán trước? Sau 6 giờ chiều [giờ địa phương Mạc Tư Khoa], ngay sau khi Agca nổ súng tại quảng trường Thánh Phêrô, Brezhnev đã [hí hửng] rời điện Cẩm Linh để đến biệt điện của mình ở một vùng ngoại ô của Mạc Tư Khoa. Ngày hôm sau, ông ta gặp ngoại trưởng Liên Sô Andrei Gromyko tại điện Cẩm Linh, và vào ngày 15 tháng 5, có cuộc gặp gỡ với Yuri Andropov.
Kết luận cẩn thận nhưng rất gợi ý của Andrzej Grajewski:
Liệu một chuỗi các sự kiện như vậy có chứng tỏ rằng Brezhnev đã được thông báo về cuộc tấn công? Chúng ta không biết. Giả sử rằng ý tưởng ám sát vị Thánh Giáo Hoàng đã được nảy sinh trong giới lãnh đạo Liên Sô, Brezhnev chắc chắn phải biết khi nào nó sẽ xảy ra. Tất nhiên, hồ sơ về lịch trình làm việc của ông ta tại điện Cẩm Linh không phải là một bằng chứng không thể chối cãi trong vấn đề này. Tuy nhiên, lịch trình này chỉ ra rằng ngày 13 tháng 5 năm 1981 không phải là một ngày thường lệ đối với Brezhnev. Lịch trình của ông cho thấy, trong gần 18 năm ở đỉnh cao quyền lực, chỉ có một ngày, là ngày 13 tháng 5 năm 1981, là ngày mà sự chú ý của Brezhnev không bị thu hút bởi các hành động, những chỉ đạo, và công việc quản lý - nhưng có lẽ đang chờ đợi điều gì đó sắp xảy ra.
Source:First ThingsThe Quiet Hours of Leonid Brezhnev
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây “The Quiet Hours of Leonid Brezhnev” – “Những giờ yên lặng của Leonid Brezhnev”. The Quiet Hours of Leonid Brezhnev
Những giờ yên lặng của Leonid Brezhnev.
Lần đầu tiên gặp Tiến sĩ Andrzej Grajewski, có lẽ bạn sẽ không nhận ra nhà sử học người Ba Lan có phong cách ôn hòa này lại là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về Bóng tối phủ lên Giáo hội trong thời Chiến tranh Lạnh: đó là cuộc tấn công không ngừng của cộng sản vào Giáo Hội Công Giáo. Nhưng anh ấy đúng là như vậy, và chuyên môn của anh ấy chủ yếu đến từ nhiều năm kiên nhẫn tìm kiếm thông qua các tập tin tình báo bí mật của Mật Vụ cộng sản. Một số những tập tin đó đã bị đốt vào năm 1989 (hoặc vẫn bị khóa ở Mạc Tư Khoa), nhưng nhiều tài liệu vẫn còn giữ được đến nay cho các học giả có thể tra cứu. Những nghiên cứu của Grajewski gần đây trong thế giới mật vụ thường bẩn thỉu này đặt ra một số câu hỏi thú vị về vụ ám sát Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 13 tháng 5 năm 1981.
Những gì chúng ta biết chắc chắn về vụ này?
Chúng ta biết rằng vào mùa thu năm 1979, Yuri Andropov, người đứng đầu cơ quan tình báo cao nhất, và tàn nhẫn nhất là KGB (cơ quan tình báo bí mật của Liên Sô) đã kết luận rằng Đức Gioan Phaolô II là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống Sô viết, cả trong và ngoài đế chế Liên Sô. Và chúng ta biết rằng Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Sô đã ban hành một nghị định vào ngày 13 tháng 11 năm 1979, cho phép sử dụng “tất cả các phương tiện hiện có”, để khống chế các tác động mà chính sách của Đức Gioan Phaolô II đang đe dọa khối Sô viết.
Chúng ta biết tên thực hiện vụ ám sát, Mehmet Ali Agca, là một kẻ giết người chuyên nghiệp, bằng cách nào đó đã trốn thoát khỏi một nhà tù quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau khi sắc lệnh năm 1979 nêu trên được ban hành. Y được đào tạo thêm trong một trại ở Syria do các cơ quan tình báo khối Sô viết điều hành. Chúng ta biết rằng, sau khi gặp một sĩ quan tình báo Liên Sô ở Tehran, Agca đã đến Bảo Gia Lợi với sự giúp đỡ của các cơ quan an ninh nước này và sống hai tháng trong một khách sạn sang trọng ở Sofia. Chúng ta cũng biết rằng vấn đề tài chính của Agca đã được quản lý bởi một người Thổ Nhĩ Kỳ, có liên quan đến các cơ quan tình báo cộng sản, là người sau đó đã chết trong một hoàn cảnh lạ thường không giải thích được.
Những gì chúng tôi không có là bằng chứng trên giấy tờ là phải chăng vụ ám sát Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được thực hiện theo lệnh trực tiếp của Andropov, hoặc nhà lãnh đạo Liên Sô Leonid Brezhnev, hoặc cả hai. Nhưng chúng tôi biết rằng, mật vụ Bảo Gia Lợi vốn trung thành và lệ thuộc vào Mạc Tư Khoa đến mức đã ngần ngại không muốn thay đổi nhãn hiệu xà phòng trong các phòng vệ sinh của họ mà chưa có sự cho phép của Mạc Tư Khoa, chắc chắn không dám tự mình thực hiện một chiến dịch chống lại Đức Gioan Phaolô II.
Và bây giờ chúng ta biết thêm một số điều nữa, nhờ vào một cuốn lịch sử ba tập cực kỳ buồn tẻ về lịch trình hàng ngày của Leonid Brezhnev, được xuất bản ba năm trước ở Nga. Andrzej Grajewski đã cày xới những tài liệu này, tập trung vào các hoạt động của Brezhnev vào tháng 4 và tháng 5 năm 1981 (tức là ngay sau khi Agca, lúc đó đang ở Zurich, đã gặp một số nhân vật mờ ám để hoàn thành các thỏa thuận hậu cần và tài chính cho vụ ám sát, được ấn định vào ngày 13 tháng 5, 1981). Trong suốt thời gian trị vì của mình với tư cách là người đứng đầu thực tế của Liên Sô từ năm 1964 đến 1982, Brezhnev thường không tiếp xúc với Andropov, tên cầm đầu KGB. Nhưng mức độ dày đặc các cuộc họp của họ tăng lên đáng kể vào tháng Tư và tháng Năm năm 1981, cũng như tần suất các cuộc trò chuyện qua điện thoại của họ. Tại sao lại có sự tăng cường liên lạc đột ngột giữa thủ lĩnh Liên Sô và Andropov, vào thời điểm chính xác đó? Một người có đầu óc tỉnh táo và hiếu kỳ sẽ tự hỏi.
Chắc chắn người ta sẽ thắc mắc về lịch trình của Brezhnev vào ngày 13 tháng 5 năm 1981. Sáng hôm đó, Brezhnev đã gặp một phái đoàn từ Congo để ký một số thỏa thuận. Khoảng 1 giờ chiều, ông ta đến văn phòng của mình ở điện Cẩm Linh và làm việc một mình trên các tài liệu. Lịch trình cho thấy ông ta không gặp bất cứ ai trong suốt buổi chiều, và cũng không gọi điện cho ai. Ông ta đang chờ đợi điều gì? Chờ một tin tức đã được dự đoán trước? Sau 6 giờ chiều [giờ địa phương Mạc Tư Khoa], ngay sau khi Agca nổ súng tại quảng trường Thánh Phêrô, Brezhnev đã [hí hửng] rời điện Cẩm Linh để đến biệt điện của mình ở một vùng ngoại ô của Mạc Tư Khoa. Ngày hôm sau, ông ta gặp ngoại trưởng Liên Sô Andrei Gromyko tại điện Cẩm Linh, và vào ngày 15 tháng 5, có cuộc gặp gỡ với Yuri Andropov.
Kết luận cẩn thận nhưng rất gợi ý của Andrzej Grajewski:
Liệu một chuỗi các sự kiện như vậy có chứng tỏ rằng Brezhnev đã được thông báo về cuộc tấn công? Chúng ta không biết. Giả sử rằng ý tưởng ám sát vị Thánh Giáo Hoàng đã được nảy sinh trong giới lãnh đạo Liên Sô, Brezhnev chắc chắn phải biết khi nào nó sẽ xảy ra. Tất nhiên, hồ sơ về lịch trình làm việc của ông ta tại điện Cẩm Linh không phải là một bằng chứng không thể chối cãi trong vấn đề này. Tuy nhiên, lịch trình này chỉ ra rằng ngày 13 tháng 5 năm 1981 không phải là một ngày thường lệ đối với Brezhnev. Lịch trình của ông cho thấy, trong gần 18 năm ở đỉnh cao quyền lực, chỉ có một ngày, là ngày 13 tháng 5 năm 1981, là ngày mà sự chú ý của Brezhnev không bị thu hút bởi các hành động, những chỉ đạo, và công việc quản lý - nhưng có lẽ đang chờ đợi điều gì đó sắp xảy ra.
Source:First Things